Mình không nhớ bắt đầu uống cà phê từ khi nào, chỉ nhớ là người Việt Nam thì cà phê dùng phổ biến nhất đầu tiên vẫn là Trung Nguyên - G7 loại có đường, dần dần khẩu vị nặng hơn không uống được ngọt nữa chuyển qua cũng cà phê Trung Nguyên hòa tan không đường. Cà phê của TN thì rất rẻ, nhưng có bất lợi là cà phê hòa tan không đường cũng được đóng gói trong các túi plastic nhỏ bằng một phần 2 túi dùng để đựng cà phê hòa tan có đường, mà khi uống hiếm khi mình dùng ít hơn 1 gói nên ... rác nhựa thải ra vô cùng nhiều.Lần mò lần mò đi siêu thị thì thấy cũng cà phê hòa tan đen không đường thì cả hai hãng của Thụy Sĩ như trong hình sẽ đóng gói trong lọ thủy tinh như trong hình.
Note: uống cà phê thì khó bỏ, pha phin lọc thì cách nhách lười, mà dùng Trung Nguyên thì thải rác nhựa gớm quá, mua thử mấy loại này để xem.
Đến lúc dùng mới thấy kỹ thuật chế biến thực phẩm của Việt Nam còn đi sau người Thái hay người Đức quá ... Cùng là cà phê hòa tan nhưng bột cà phê hòa tan của Trung Nguyên rất mịn, còn bột cà phê hòa tan của hai hãng kia hạt thường thô to hơn rất nhiều. 
Song đến điểm này mới là điểm thắc mắc nhất, mặc dù hạt cà phê của hai hãng kia thô hơn nhưng khi hòa tan trong nước bất kể pha với lượng nước là 500ml hay chỉ 50ml cà phê của người Việt cũng để lại rất nhiều cặn ... Còn với hai hãng kia thì ngược lại, cà phê của người Đức là không có ... thử nghiệm với hai kỹ thuật hòa tan khác nhau một là đổ bột vào nước hoặc đổ nước vào bột kết quả đều như vậy. 
Nghe vậy cũng đáng để thắc mắc nhỉ, sao mà hạt mịn hơn lại hòa tan kém và dư nhiều cặn hơn so với hạt thô.
Do đó giả định của mình rơi về mặt kỹ thuật sản xuất thiếu tinh tế hơn. Một là đối với công đoạn nấu thành dung dịch, kỹ thuật lọc của Trung Nguyên chưa hoàn thiện nên để lại lượng cặn tồn dư lớn trong dung dịch.
Gỉa định thứ hai là cả ba hãng sử dụng tương tự nhau công nghệ sấy Spray Drying Process. Đối với kỹ thuật sấy này dung dịch sau khi trưng cất sẽ được sấy nhanh bằng phương pháp phun dung dịch qua các đầu phun sương, các giọt dung dịch cà phê này sẽ tiếp xúc với khí nóng làm bốc hơi lượng nước dư trong cà phê trong thời gian nhanh nhất mà đảm bảo bột không bị nung quá nhiệt - theo mô hình như bên dưới. Nếu như vậy có thể đầu phun của Trung Nguyên có vấn đề hoặc kỹ thuật nung không hoàn thiện dẫn đến tỉ lệ quá nhiệt - cũng là cặn cà phê sau này thường cao hoặc do để tiết kiệm năng lượng TN để các giọt dung dịch nhỏ hơn so với hai hãng kia ... hoặc thế này hoặc thế kia... chả ai mà biết được.
😌😌😌😌😞😞😞😞