Vay tiền và thế chấp tài sản là 2 thứ đặc trưng khi vay ngân hàng.
Nhưng mọi thứ không chỉ đơn giản như thế
Vay tiền và thế chấp tài sản là 2 thứ đặc trưng khi vay ngân hàng. Nhưng mọi thứ không chỉ đơn giản như thế

TA GỬI TIỀN VÀ NGÂN HÀNG CHO VAY

Lãi suất tiết kiệm khoảng 5-6%, lãi suất vay ngân hàng đâu đó khoảng 9-11% (con số cụ thể tùy vào ngân hàng và gói vay). Nhưng cơ bản lãi suất cho vay > lãi suất tiết kiệm, và ngân hàng sẽ ăn chênh lệch. Nghe thì có vẻ ngân hàng đang đục khoét tiền của chúng ta, nhưng không, nó cực kỳ hợp lý. Nếu ví ngân hàng như một nhà sản xuất, thì sản phẩm họ cung cấp cho chúng ta là tiền (đúng hơn là các khoản vay và những thứ liên quan). Và chúng ta nhận các khoản vay nghĩa là chúng ta đang tiêu thụ sản phẩm của họ và trả tiền bằng cách gánh thêm phần trăm lãi suất. Rõ ràng, không phải dễ dàng mà ta có được liền trong tay một cọc tiền như thế, ta trả tiền cho việc ngân hàng gom về cho ta một cọc tiền để ta cầm là đương nhiên.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì không có gì để nói.
Ngân hàng sẽ lấy tiền bạn gửi đem cho vay với lãi suất cao hơn và ăn chênh lệch
Ngân hàng sẽ lấy tiền bạn gửi đem cho vay với lãi suất cao hơn và ăn chênh lệch
Số tiền gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng cho vay, kể cả số tiền để trong tài khoản mà không gửi tiết kiệm. Nhưng ngân hàng không được cho vay hết khoản tiền đó mà bắt buộc giữ lại một phần, gọi là tỉ lệ dự trữ bắt buộc, phòng trường hợp khách hàng rút tiền đồng loạt vẫn có tiền để trả. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc do nhà nước quy định, để làm rõ vấn đề ta sẽ giả sử ngân hàng có toàn quyền mà không phải quan tâm đến tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Chúng ta có mối quan hệ: chúng ta gửi tiền, ngân hàng đem tiền đó cho vay. Một cách theo lẽ thường, họ không thể cho vay quá số tiền mà họ đang dự trữ. Nhưng nếu họ vẫn bất chấp cho vay quá kho dự trữ thì sao? Họ không thể nói "tôi hết tiền cmnr" và cho vay lại hứa hẹn thu lại lãi suất khổng lồ thì dại gì mà không cho vay.
"Làm sao để tạo ra tiền từ không khí?" - ngân hàng said
"In tiền! Nhưng quyền in tiền nắm trong tay nhà nước rồi in kiểu đ gì được. Ước gì quyền in tiền không nằm trong tay nhà nước (có một nơi mà in tiền nằm trong tay tư nhân, đoán xem). Phải mua chuộc nhà nước để nó in tiền, không được nữa thì phải có cách nào đó để có thể cho vay được mà không cần đến tiền"
Một tờ ghi nhớ và ghi con số lên. Và thế là ta có khoản vay mà không có một cọc tiền nào. Việc này còn dễ dàng hơn với ngày nay với ngân hàng số. Vấn đề bắt đầu từ đây.
Họ tạo ra khoản vay từ không khí và ta phải trả lại họ bằng tiền "thật"
Họ tạo ra khoản vay từ không khí và ta phải trả lại họ bằng tiền "thật"

NGHĨA VỤ CHỨNG MINH

Đương nhiên là cũng không dễ gì mà chúng ta vay được. Người đi vay bị đòi hỏi phải chứng minh thu nhập, thậm chí là thế chấp tài sản, tất cả nhằm 1 mục đích - đảm bảo chúng ta đủ năng lực tài chính để trả nợ. Nếu không, ngân hàng sẽ mất luôn cọc tiền mà nó cho vay. Điều này là đúng, có kiểm chứng thì mới có lòng tin. Nhưng mối quan hệ này là không tương xứng. Chúng ta có nghĩa vụ phải chứng minh, nhưng lại không có một đòi hỏi tương ứng đối với ngân hàng. Đây là quan hệ một chiều, cán cân đã và đang nghiêng về phía họ.
Ta vẫn đang giả định rằng ngân hàng muốn cho vay bao nhiêu thì vay. Nhưng thực tế diễn ra cũng không khác gì mấy. Việc đảm bảo rằng ngân hàng tuân thủ tỉ lệ dự trữ bắt buộc là rất khó. Sự thật họ có thể vay lẫn nhau để nâng số tiền họ đang có khi đến mùa kiểm toán (kể cả việc phải đút lót), trong khi thực tế họ đã cho vay hết sạch số tiền của mình. Người thiệt là chính chúng ta. Chúng ta vay không khí và phải trả nợ bằng tài sản của chúng ta.

TÀI SẢN VÀ QUYỀN TÀI SẢN

Kể từ lần đầu tiên, hàng trăm nghìn năm trước, khi một người nhặt một hòn đá sáng bóng lên tay và quyết định rằng nó là của anh ta, trái đất đã có tài sản cá nhân. Kể từ lần đầu tiên, hàng chục nghìn năm trước, khi một nhóm những người đàn ông tuyên bố một cái hang là của riêng họ, và đồng ý sử dụng bạo lực để bảo vệ nó khỏi những người ngoài, chúng ta đã có tài sản nhóm.
Trong trường hợp của hòn đá sáng bóng, nó trở thành tài sản cá nhân khi một người quyết định nó là của anh ta, và anh ta sẽ không cho phép người khác tước đoạt nó khỏi anh ta. Trong trường hợp của cái hang, nó trở thành tài sản của nhóm khi những người đàn ông đã quyết định rằng nó là của họ và họ sẽ bảo vệ nó khỏi những người khác. Tất cả những trường hợp tương lai của tài sản tư hữu đều nảy sinh từ những phát hiện đầu tiên về tài sản này, mà ở đó tài sản trở thành tư hữu khi một người, hay một nhóm người, quyết định rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ nó.
Tài sản, vì thế, có thể được định nghĩa rõ ràng, đó là “Thứ mà một người hay một nhóm người sẽ sử dụng bạo lực để bảo vệ.”
Tài sản là thứ mà ta sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ, dù hữu hình hay vô hình
Tài sản là thứ mà ta sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ, dù hữu hình hay vô hình
Có rất nhiều dạng khác nhau của tài sản giản đơn, từ hòn đá một người nhặt lên, cho tới ngọn giáo anh ta làm ra bằng chính đôi bàn tay của mình. Những thứ này, ở trong đa số các nền văn hóa, là gần như không có gì phải bàn cãi. Có tài sản đất đai, mà rất dễ để tuyên bố [sở hữu], nhưng lại khó hơn để bảo vệ hay biểu diễn sự tuyên bố [sở hữu] nếu như diện tích của nó là quá lớn. Có tài sản cộng đồng, có thể ở dưới dạng một cái giếng, cái miếu hay tòa nhà hoặc địa điểm tôn giáo, hay miếng đất công cộng của làng.
Việc ngân hàng biến ra tiền từ hư không và đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo khả năng trả nợ bằng tài sản của mình đang vi phạm quyền tài sản, không chỉ cá nhân mà còn của cộng đồng. So sánh với các ngành sản xuất, rõ ràng không thể cho ra sản phẩm nếu không có đầu vào nguyên liệu và công sức lao động bỏ ra. Và ta bỏ tiền ra cho những thứ đó là trao đổi hữu ích và những đồng tiền bỏ ra đó là xứng đáng. Nhưng ngân hàng đang không đảm bảo được chất lượng sản phẩm họ cung cấp. Ta không thể biết được số tiền ta nhận được đó là tiền "thật" hay là từ không khí. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu số tiền cho vay ra vượt quá năng lực sản xuất của quốc gia, khối của cải chung của xã hội sẽ bị tổn hại có thể quan sát được. Đó là sự xâm phạm quyền tài sản không chỉ ở cá nhân, mà còn là cộng đồng.

NGĂN CHẶN VIỆC BIẾN RA TIỀN TỪ HƯ KHÔNG

Ta có thể sửa chữa sai lầm này, bằng việc bắt buộc ngân hàng phải có sự đảm bảo tương ứng, rằng họ phải có sự thế chấp như cách mà họ yêu cầu người đi vay, nhờ đó mà số tiền họ cho vay được đảm bảo bằng 1 tài sản ở thế giới thực. Mọi sự vi phạm mối quan hệ tương hỗ 2 chiều này đều phải bị trừng phạt. Và thứ quyền lực duy nhất có thể làm được, thứ quyền lực có thể đối trọng được quyền lực của các nhà tài phiệt, các ông trùm ngân hàng, là vũ lực có hệ thống. Đúng vậy, ta đang nói đến nhà nước. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhà nước. Đồng tiền mà ta đang dùng để trao đổi hàng ngày nó chỉ có ý nghĩa nếu được nhà nước đảm bảo. Tiền, ngân hàng, các hệ thống tài chính không thể tự nó hoạt động nếu không ai đứng ra bảo lãnh, tạo sân chơi, luật chơi và hơn hết, dùng vũ lực để ngăn chặn mọi sự xâm phạm, từ bên ngoài lẫn bên trong. An ninh đã luôn là vai trò tự nhiên của nhà nước. Và chúng ta phải thừa nhận hành vi cho vay của ngân hàng như đã nói đã đe dọa đến an ninh.
Bên cạnh đó, ta cũng phải trang bị khả năng đi tới tòa án cho mọi công dân để tố cáo mọi vi phạm sự tương hỗ. Từ đó trừng phạt mọi sự xâm phạm tài sản cũng như thưởng cho những người đã đưa ra những lời tố cáo. Đương nhiên, tố cáo là 1 tuyên bố dựa trên bằng chứng, và nó khác với vu khống. Nếu anh vu khống, anh cũng bị trừng phạt.
Nếu làm được như vậy, đây có thể là cuộc cách mạng quan trọng trong ngành tài chính. Ta bắt buộc ngân hàng phải cung cấp những đồng tiền đảm bảo chất lượng, như cách chúng ta vẫn luôn đòi hỏi ở các ngành sản xuất. Đó là sự trung thực đối với đồng tiền chúng ta đang sử dụng. Và làm như vậy là ta cũng đang phát ngôn trung thực với nhau.

XEM THÊM

1. Chỉ sự thật là đủ:
2. Luật tự nhiên:
3. Các video khác của Truth Victorious: