CHỨNG “ẢO TƯỞNG VẤN ĐỀ - GIẢI PHÁP” CỦA MARKETER
“Ngày nay, thị trường ABC đang bị … .Do đó, Brand … được phát triển để giải quyết nhu cầu này.” - Đây là một mệnh đề phổ biến trong...
“Ngày nay, thị trường ABC đang bị … .Do đó, Brand … được phát triển để giải quyết nhu cầu này.” - Đây là một mệnh đề phổ biến trong việc thuyết trình kế hoạch Marketing. Tuy nhiên, vô tình mệnh đề này cũng gây ra một chứng ảo tưởng mà tôi thường gọi đùa là: “Ảo tưởng vấn đề - giải pháp”
Vấn đề “Ảo tưởng vấn đề - giải pháp ”
“Ngày nay, thị trường ABC đang bị … .Do đó, Brand … được phát triển để giải quyết nhu cầu này.” - Đây là một mệnh đề phổ biến trong việc thuyết trình kế hoạch Marketing. Tuy nhiên, vô tình mệnh đề này cũng gây ra một chứng ảo tưởng mà tôi thường gọi đùa là: “Ảo tưởng giải pháp”
Trên thực tế, việc xác định thị trường cần gì là rất quan trọng. Điều này càng trở nên quan trọng hơn với các doanh nghiệp - tổ chức có hoài bão lớn, vượt xa khỏi mong muốn kiếm tiền thuần túy. Tuy nhiên, nếu mắc lỗi từ quá trình xác định vấn đề ban đầu, marketer sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong tương lai.
Về ảo tưởng “Vấn Đề”
Quay trở lại với mệnh đề “Thị trường bị …, Brand … có giải pháp …”. Câu hỏi lần lượt được đặt ra là:
1. Tại sao ta biết thị trường đang thiếu, hoặc đang gặp vấn đề đó?
2. Nếu vấn đề đó đang tồn tại, liệu khách hàng có biết về vấn đề đó hay chưa? 2a. Nếu thị trường vẫn chưa biết nó gặp vấn đề đó, làm sao để ta biết rằng thị trường cần giải quyết vấn đề ấy?
3. Nếu khách hàng và thị trường đã biết về vấn đề đó, tại sao vẫn chưa có ai làm?
Một số câu hỏi mở rộng:
1. Nếu thị trường đang gặp vấn đề, mà thị trường cũng không nhận ra nó đang gặp vấn đề, có khi nào là do vấn đề ấy người ta chẳng quan tâm hay không?
Nếu chưa thể làm rõ được rằng liệu cái “problems” mà ta đang tìm cách giải quyết đó, nó có thực sự đáng để giải quyết hay không, doanh nghiệp hay marketer sẽ rất dễ rơi vào trạng thái “phê pha” do nghĩ rằng bản thân đã đi trước thời đại.
Về ảo tưởng “Giải pháp”
Trên thực tế, sau khi đã dựng lên một vấn đề ảo tưởng, người ta đương nhiên đã có một kế hoạch chuẩn chỉ chi tiết về giải pháp cho vấn đề ấy. Giống như một người tự ra một câu đố hóc búa và rồi tự đắc ý vì chỉ họ mới biết lời giải.
Các “giải pháp” được viết ra sau đó thực chất chỉ đóng vai trò là làm “nghiêm trọng hóa” các vấn đề đã được nêu ra từ trước. “Giải pháp” ở đây là những thứ được đo ni đóng giày cho các vấn đề tự nêu trên.

Shin: Đố mẹ biết, cái gì 3 mắt 1 chân?
Mẹ: Cái đèn giao thông chứ gì?
Shin: Sai bét! Con quái vật 3 mắt 1 chân
Vài lời kết
Marketing hay Content Marketing là giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Marketing đôi khi có thể lấn lướt sang cả vai trò của mảng vận hành và kinh doanh, nếu như phía kinh doanh - vận hành không làm tốt vai trò của họ.
Các vấn đề Marketing đao to búa lớn, với vấn đề và giải pháp được trình bày rõ ràng trong các case-study, trên thực tế là những case-study hoàn toàn chính xác, nhưng chưa phù hợp với đối tượng marketer trẻ tuổi.
Bởi lẽ, các chiến lược marketing kể trên ấy là để dành cho những business có hoài bão rất lớn, và bản thân các business đó cũng đã hoàn tất mọi việc ở thị trường hiện tại. Marketing khi đó đóng vai trò là mũi nhọn tấn công vào thị trường tương lai, chứ không phải là để giải quyết các vấn đề hiện tại của tổ chức.
Chung quy lại, các Marketer thiếu một hệ thống và cũng thiếu một mindset để kiểm chứng lại những vấn đề (problems) mà bản thân marketer trông thấy.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Ngoaoooo

Nói một kiểu, nhưng trong thực tế thường các agency sẽ bị đưa vào thế bí một kiểu khác.
Trong môi trường thuần lý thuyết, thì nhiệm vụ của một marketing plan có thể rộng tới mức tìm hiểu nhu cầu khách hàng, sau đó đưa ra ý tưởng về sản phẩm dựa trên cái mà "thị trường đang thiếu", rồi sau đó còn có thể có vai trò định giá sản phẩm nữa, nói chung là đủ bộ 4P, mà khâu marketing cũng quan trọng không kém khâu R&D hay mọi khâu khác trong bộ máy sản xuất.
Nhưng trên thực tế thì thường sản phẩm đi một đằng, marketing một nẻo. Marketing, kể cả in-house, cũng thường là loại "ăn cuối máng", kiểu như sản phẩm đã ra tới 6~70% rồi thì marketing mới biết và thực hiện chiến lược. Các agency, nếu không tham gia vào khâu tham vấn (consult) ngay từ đầu thì còn "cuối máng" hơn nữa khi phần nhiều chỉ làm nhiệm vụ giải quyết (execute) vấn đề mà nhãn hàng đưa ra, trong khi trên thực tế thì khâu này quan trọng nhưng không đóng vai trò then chốt trong quá trình ra đời sản phẩm. Thế nên khi thực hiện chiến lược các agency mới phải "vắt óc" nghĩ xem thị trường còn thiếu gì để "nhét" sản phẩm của nhãn hàng vào.
Ví dụ, nếu agency của tôi được client giao cho quảng bá một dòng điện thoại cao cấp của Trung Quốc hoàn toàn hông có gì nổi bật ngoại trừ thiết kế mỏng và khả năng quay chụp tương đối ấn tượng, thì tôi phải tìm ra một thị trường ngách là các influencers và các vloggers muốn quay chụp tốt, nhỏ gọn để thuận tiện di chuyển chẳng hạn. Đương nhiên trên thực tế thì influencer nào cũng dùng iPhone rồi, nhưng mà khi khách hàng đưa brief thì không thể chê khách có quả điện thoại vớ vẩn vl được :))) Cái này là vấn đề thừa mứa hàng hóa của chủ nghĩa tiêu dùng nói chung, nên nhiều khi nhận đề bài rất ố zề nhưng vẫn phải cố cố tìm ra xem thế nào để mà nói cho khách xuôi. Vì nếu lý giải ra thật sự thì khách sẽ không thích mà luôn có những agency sẵn sàng nói lời đường mật với mức giá rẻ hơn để nhận đầu bài.
Nói chung là ngành này nhiều oan nghiệt lắm :))) Thị trường thì ít khi gặp vấn đề thực sự, mà hầu như cái gì cũng bão hòa rồi. Nếu không thể tạo ra một vấn đề từ hư không, như là Deleuze nói về branding, thì mình đành phải nghĩ ra xem có vấn đề con con nào để chen vào không thôi vậy :)))
- Báo cáo

Đỗ Khôi Nguyên
Hehe, cảm ơn bạn, chia sẻ hay quá :3
- Báo cáo

Ngoaoooo

Thật ra cái này cả agency lẫn client cũng biết thôi, một loại "bí mật mở", anh biết, tôi biết, nhưng không ai được nói ra là mình biết. Ai làm marketing cũng tưởng mình sẽ hô mưa gọi gió, tạo ra một kiểu "got milk?" hay là "think different" mới, nhưng đến 90% công việc là ứng phó thời vụ trên khuôn khổ có sẵn của brand. Mặt khác thì brand thường chi không quá mạnh tay cho khâu marketing truyền thông nếu họ không tin tưởng vào sản phẩm của mình, nên là những cái quotation rất "trong mơ" kiểu TVC 30 giây hay đi banner Ô Chợ Dừa thường không thành hiện thực. Còn một agency mạnh đến mức mà lời tham vấn của họ có giá trị thật sự và được lắng nghe thật sự thì ở Việt Nam còn đang rất thiếu.
- Báo cáo
bao.dc
@Ngoaoooo chia sẻ xuất sắc quá ạ. việc cố tạo 1 marketing campaign cho 1 sản phẩm đã có sẵn, chứ ko phải bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu thị trường rồi mới bắt đầu phát triển sản phẩm (theo lí thuyết) em thấy rất hay. bản thân em khi học Marketing, có các projects phải tạo chiến dịch quảng bá sản phẩm tới 1 nhóm khách hàng mới, em cảm thấy khá chật vật trong khâu tìm thông tin chứng minh rằng nhóm khách hàng đó phù hợp với sản phẩm của cty, để làm hài lòng client.
- Báo cáo

An Phạm

tóm lại là vì tiền cả =))) có thể sản phẩm đó mk thấy như hạch nhưng mà vì lương tháng vẫn phải cố mà vắt óc ra mà nghĩ ra thêm cái này cái kia thôi
- Báo cáo

Miang1912
mình nghĩ bạn nên định nghĩa lại từ "marketing" trong bài viết của bạn hay là "communication plan", mình nghĩ nghĩa của hai từ này đang được bạn sử dụng một cách khá là lẫn lộn, sử dụng khái niệm lẫn lộn sẽ làm giảm giá trị của từ vựng cũng như giá trị thực tế của bài viết
- Báo cáo

Miang1912
mình nghĩ bạn nên định nghĩa lại từ "marketing" trong bài viết của bạn hay là "communication plan", mình nghĩ nghĩa của hai từ này đang được bạn sử dụng một cách khá là lẫn lộn, sử dụng khái niệm lẫn lộn sẽ làm giảm giá trị của từ vựng cũng như giá trị thực tế của bài viết
- Báo cáo
bao.dc
[Đã xóa]