Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Với các biểu đạt thông qua lời nói hoặc hành vi, thể hiện với ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Thực hiện với một hoặc nhiều các cách thức trên để phản ánh hiệu quả cảm xúc, thái độ. Cũng như mang đến các thông tin cung cấp để đánh giá đối tượng.
Giao tiếp giúp con người có nhiều chủ đề để nói chuyện, quan tâm hoặc đánh giá lẫn nhau. Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ trong cuộc sống. Có thể xảy ra trong tính chất của mối quan hệ khác nhau một cách đa dạng. Cùng một chủ thể có thể có nhiều cách thức khác nhau, mang đến tính chất mối quan hệ khác nhau với những chủ thể khác. Nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định trong nắm bắt, đánh giá thông tin. Cũng như làm nên tình trạng phản ánh của các mối quan hệ như thân thiết, xã giao,… Giao tiếp bao gồm hàng loạt yếu tố. Như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Với mỗi mục đích khác nhau, người ta lại tiến hành lựa chọn cách thức giao tiếp khác. Hướng đến thể hiện bản thân cũng như tìm kiếm các giá trị mong muốn.
   Phương tiện giao tiếp là phương tiện để con người truyền đi bất cứ một loại thông tin nào đó, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Phương tiện giao tiếp giúp thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp là những công cụ, phương pháp hay hệ thống được sử dụng để truyền tải thông tin giữa các cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng. Các phương tiện giao tiếp có thể là các công nghệ điện tử như điện thoại, email, tin nhắn, mạng xã hội, trang web hay các phương tiện truyền thống như thư tín, báo chí, sách vở, đài phát thanh, truyền hình, giao tiếp mặt đối mặt hoặc thông qua thư từ, và nhiều hình thức khác. Các phương tiện giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và củng cố mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc tổ chức. Có hai loại phương tiện giao tiếp là: Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
  Trình độ biểu đạt ngôn ngữ (SQ - Speech Quotient), một trong những nhân tố cơ bản để đánh giá Trí thông minh (IQ) là suy luận ngôn ngữ. Tuy nhiên việc suy luận ngôn ngữ khác với sự biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân. Việc bạn suy luận, riêng mình bạn hiểu là một việc, nhưng bạn có thể diễn đạt đến cho rất nhiều người khác hiểu ý tưởng của bạn là một việc khác.
   Khả năng truyền đạt thông điệp thông tin; khả năng lắng nghe; khả năng phản hổi giữa người nói và người nghe được coi là kỹ năng giao tiếp. Nhằm giúp người nói và người nghe đạt được mục đích giao tiếp nhất định.
   Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn dựa trên sự đồng hóa tự phát hoặc có ý thức của một ngôn ngữ nhất định của những người tham gia giao tiếp, không phải do bẩm sinh mà dựa trên kiến ​​thức đã thu nhận được. Nội dung của thông tin được ngôn ngữ truyền tải là vô hạn, vì bản thân kiến ​​thức của con người là vô hạn. Giao tiếp ngôn ngữ hoạt động như một sự trao đổi thông tin đặc biệt về mặt chất lượng - không chỉ là sự truyền đạt một số sự kiện hoặc truyền tải những cảm xúc liên quan đến chúng, mà còn là sự trao đổi suy nghĩ về những sự kiện này.
   Kỹ năng giao tiếp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh, các ý tưởng và cảm nhận của người nghe và người nói. Ảnh hưởng rất lớn đến cách thức giao tiếp và hiệu quả trong giao tiếp. Khả năng nghe – nói – quan sát từ đó cũng được nâng cao và nhạy bén hơn.
   Hình thức giao tiếp phổ biến nhất mà bạn thấy đó là giao tiếp face – to – face (mặt đối mặt). Ngoài ra còn có giao tiếp qua điện thoại, qua email và qua mạng xã hội. Các công việc hiện nay cũng sử dụng nhiều đến kỹ năng giao tiếp như phiên dịch, chăm sóc khách hàng, marketing,…
  Ở một số nước tiên tiến, rèn luyện năng lực biểu đạt là môn học bắt buộc của trường đào tạo nhân viên quản lý. Theo họ, người quản lý giỏi phải biết cách sống hài hòa khích lệ tinh thần mọi người, tạo ra môi trường làm việc tốt. Để có được điều này, họ phải biết cách làm chủ ngôn ngữ. Năng lực biểu đạt giúp bạn chiếm ưu thế Làm thế nào để nhận biết một người có năng lực biểu đạt? Thông thường, người ta xác định qua bốn yếu tố: 
Sự lưu loát 
Chuẩn xác, 
Mức độ thành thật 
Sự hài hước trong quá trình sử dụng ngôn ngữ.   Những người có đủ bốn yếu tố này thường rất tự tin và thành công trong các cuộc thảo luận, giao tiếp. Đặc biệt, trong môi trường làm việc mang tính cạnh tranh cao, người có năng lực biểu đạt tốt luôn chiếm ưu thế, sức cạnh tranh vượt trội. Lúc xảy ra xung đột, tranh luận gay gắt, họ sẽ biết cách giải quyết nhanh chóng, thuyết phục. 

    PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP

1 - Nội dung ngôn ngữ:  Là ý nghĩa của lời nói, của từ. Ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò ý cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp. Một từ hay một tập hợp từ đều có một hay vài ý nghĩa nhất định. Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại: khách quan và chủ quan bởi nó không phụ thuộc vào sở thích, ý muốn của một cá nhân nào. Ngay trong một nhóm người, đôi khi cũng có những qui định ý nghĩa riêng cho một số tập hợp từ. Tiếng “lóng” là một ví dụ. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địa phương đến đẳng cấp dân tộc đều có những sắc thái riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn được gọi là khả năng đồng cảm.
2 - Tính chất của ngôn ngữ: Trong giao tiếp những tính chất của ngôn ngữ như nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu… cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cũng có người nhờ tiếng nói ấm áp, dịu dàng, quyến rũ làm cho người nghe cảm tình ngay, mặc dù dung mạo không lấy gì làm khả ái. Trong khi nói, chúng ta cần chú ý tới ngữ điệu. Lời nói có được rõ ràng, khúc chiết hay không, phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng. Nhờ cách nhấn giọng, người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói của mình. Muốn nhấn giọng cho đúng phải hiểu rõ mình nói những gì và suy nghĩ, đắn đo từng lời một. Biết nhấn mạnh những lời quan trọng và để những lời nói phụ lướt đi. Hai yếu tố khác có thể làm thay đổi ý nghĩa lời nói là cách uốn giọng và ngữ điệu. Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, xuống giọng, lúc nhặt, lúc khoan, lúc nói nhẹ, lúc gằn từng tiếng thì lời nói mới nổi bật lên
3 - Điệu bộ khi nói:  Điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt. Có khi vừa nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc… Thường điệu bộ phụ họa theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Tuy nhiên, việc sử dụng điệu bộ khi nói cũng phải phù hợp với phong tục, tập quán, nền văn hóa… Những cử chỉ, điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất, đừng gò ép mình bắt chước điệu bộ của người này hay người khác. 
4 - Cách thức phát âm: Âm lượng, ngữ điệu, tốc độ phải phù hợp với vai trò, với nội dung, với đối tượng và với bối cảnh giao tiếp. Người ta không thể nói với giọng điệu của một lời kêu gọi trong một buổi tâm sự chỉ dành cho hai người và ngược lại, người ta không thể thủ thỉ khi lên diễn đàn đọc diễn văn.
5 - Ngữ điệu khi nói: Không chỉ là những gì bạn nói, đó còn là cách bạn nói. Khi bạn nói, ngoài việc lắng nghe nội dung, đối phương còn chú ý tới tốc độ, âm lượng, giọng điệu, âm sắc, … mà bạn truyền đạt. Cân nhắc tác động nhấn và âm sắc của giọng nói đối với ý nghĩa của câu. Khi được nói bằng một giọng mạnh mẽ, người nghe có thể hiểu được sự tán thành và nhiệt tình. Những lời tương tự nói với giọng ngập ngừng có thể thể hiện sự không đồng tình, thiếu quan tâm.

   CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

1 - Khi nói phải rõ ràng dễ hiểu
   Khi giao tiếp bạn nên nói chuyện một cách đầy đủ. rõ ràng, chậm rãi và dễ hiểu để người nghe tiếp thu đầy đủ nội dung, thông tin truyền đạt. Từ đó cho thấy bạn là người chỉnh chu, trưởng thành và làm người nghe tin tưởng hơn. Tránh nói lấp lửng, lặp từ và nói ngọng để tránh làm hiểu sai ý và mất đi sự tin tưởng của người nghe.
   Cần xác định nội dung trước và chuẩn bị lời nói để phù hợp với từng trường hợp. người nghe và độ tuổi. Phân chia lời nói, ngắt đoạn rõ ràng để đối phương dễ hiểu. Xác định đối tượng giao tiếp để sử dụng lời nói, từ ngữ cho phù hợp.
   Đặc biệt, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ bạn nên xác định trình độ giữa người nói và người nghe. Từ đó lựa chọn từ ngữ, cách nói để tránh không hiểu nhau trong quá trình truyền đạt. Tránh bị đánh giá là kiêu ngạo, không thân thiện và không tôn trọng người đối diện.

2 - Tránh những lời nói làm tổn thương người khác

   Bạn sẽ hiểu được kỹ năng giao tiếp là như thế nào khi tránh được những lời có thể làm tổn thương người đối diện. Đôi khi cách nhìn nhận và đánh giá sự việc, nhận xét của bạn làm người đối diện cảm thấy tổn thương và tồi tệ hơn. Bất kể ở đâu, bất kể tình huống, sự việc gì thì bạn nên đặt mình vào người đối diện. Từ đó sử dụng những lời nói khích lệ, an ủi và động viên theo cách tích cực nhất. Tránh nói thẳng, tránh tác động lại sự việc đó theo hướng tiêu cực. Khi đối phương cảm thấy dễ chịu, vui vẻ hơn thì chính bạn cũng sẽ hạnh phúc hơn trong giao tiếp.

3 - Tránh đề cập đến các chủ đề nhạy cảm

    Các chủ đề nhạy cảm như độ tuổi, cân nặng, chiều cao, tôn giáo, giới tính,… là những thứ bạn nên cân nhắc kỹ trong gieo tiếp. Nó chỉ phù hợp khi là bạn thân, là người bạn cùng giới nhưng ở mức độ nhất định. Tránh các mỗi quan hệ xả giao, người quen không quá thân để tránh làm khó chịu cho đối phương và tạo ánh nhìn không tốt về mình. Từ đó sẽ hạn chế mối quan hệ và sự thăng tiến của bạn. Không chỉ riêng Việt Nam, các quốc gia khác cũng xem đây như là hành động bất lịch sự và khiếm nhã.

4 - Tránh dùng từ địa phương 

    Khi bạn ở đâu đó quá lâu thì bạn sẽ quen với lời nói và từ ngữ địa phương nơi đó. Nhưng khi sử dụng trong giao tiếp sẽ chỉ có mình bạn hiểu. Khi người đối diện không hiểu những gì bạn đang nói sẽ dễ gây hiểu lầm; nội dung truyền đạt không như mong muốn và gây khó chịu. Vì thế bạn nên điều chỉnh giọng nói phù hợp, không dùng từ lóng từ ngữ địa phương, tránh dùng từ chuyên ngành và quá hoa mỹ.