Lưu ý bài viết của tôi không vơ đũa cả nắm, cũng không khẳng định quán tiệm nào ngoài vỉa hè cũng đều dơ, vì thế hãy xem bài viết này như một lời khuyên hữu ích. Đây cũng là những kinh nghiệm của riêng tôi khi đã từng ăn nhiều hàng quán vỉa hè trên khắp cái đất Sài Gòn này. Và kinh nghiệm này trong khuôn khổ Sài Gòn thôi, tôi tất nhiên không biết các địa phương khác thế nào.
Như đã biết hiện này vấn đề về vệ sinh thực phẩm đã ở mức báo động, ngay trong doanh nghiệp cũng có mấy vụ ngộ độc thực phẩm và mới đây có một vụ đám cưới mấy chục người cũng bị đầu độc về thực phẩm.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Đó là từ các chợ đầu mối chuyên cung cấp hàng hóa hiện giờ.
Trước hết, tôi sẽ giải đáp thắc mắc về từng loại thực phẩm đang bày bán hiện giờ. Và hai món tiêu biểu mà người Việt Nam thích bỏ vào những món ăn nhất hiện giờ là topping hành phi và tóp mỡ. Hai món này luôn thường trực xuất hiện trong các món ăn vỉa hè như hủ tiếu, cơm tấm, phở.... giúp món ăn thêm ngon hơn. Nhưng sự thật về chúng thì ít người biết. Tôi sẽ giải đáp về hai món topping phổ biến này:
-Hành phi bán ở các quán ven đường không phải hành thật 100% mà có pha thêm bột, ai ăn nhiều có thể đế ý ngay. Để làm được 1 kg hành phi thì phải cần đến 3kg hành tươi mà giá hành cũng đã ở tầm 40kg/1kg rồi, đó là chưa kể chi phí sử dụng dầu ăn khi làm, đóng gói và vận chuyển. Vậy nên những gói hành phi được bán siêu rẻ ngoài chợ mà giá cũng tầm 40k thì chắc chắn những gói hành phi đó đã có pha thêm bột để thêm trọng lượng và đó chính là những gói hành phi được những người bán vỉa hè mua về.
-Tóp mỡ tương tự vậy, loại mỡ hiện đang bày bán ở thị trường là loại tóp mỡ bẩn, màu đen sì với giá rất rẻ ở các chợ đồ khô.
Dầu ăn sử dụng cho hai loại topping trên cũng là loại dầu rẻ tiền, được chiên đi chiên lại nhiều lần nên các chất dinh dưỡng và vitamin bị tiêu tan hết đồng thời sinh ra các hợp chất gây ung thư.
Và tiện nói về hai món này ta nói quá luôn đồ khô, nhiều mặt hàng thủy hải sản cũng được tẩm hóa chất để tạo màu, tạo mùi và để những thực phẩm này giữ được lâu hơn, các tiểu thương thậm chí còn xịt thuốc diệt côn trùng cùng các thuốc chống ẩm mốc khác. Thông thường thủy hải sản khô chỉ để lâu được tầm lâu nhất là 3 tháng là cùng, nhưng để tận thu, nhiều tiểu thương đã chơi "chiêu" khi sử dụng nhiều loại hóa chất kể trên lên những thực phẩm đó và phù phép đồ cũ thành đồ mới rồi bán chung với sản phẩm mới khiến người tiêu dùng lãnh đủ.
Tiếp theo ta sẽ nói về một món ăn bình dân khá rẻ mà nhiều người thích ăn nhất, đó là món bún riêu. Những con cua trong món ăn này thực chất là cua chết, được cho đá vào ướp để giữ độ phân hủy. Chính những con cua chết này được xay ra và xuất hiện trong món ăn này. Trong con cua chết chứa một loại chất độc gọi là histamine (thường thấy cả ở cá biển), cua chết càng lâu thì lượng độc trong cơ thể này càng nhiều. Và nước của bún riêu mà đỏ kia cũng là từ một loại hóa chất không rõ nguồn gốc được cho thêm vào. Giờ các bạn đã hiểu tại sao mấy món bún riêu ngoài lề đường lại có giá chỉ từ 15k đến 20k chưa?
Nhân nói về bún, ta bàn về luôn các sợi bún. Bún được sử dụng nhiều trong phần lớn món ăn của người Việt gồm bún bò, phở, hủ tiếu, bún mộc v.v... và thị trường bún cũng bát nháo không kém gì thị trường đồ khô thủy hải sản tôi vừa nói ở trên.
Bún nếu làm đúng cách thì khó mà giữ được lâu và phải dùng trong ngày, nếu không nó sẽ bị chua (nhà nào làm bún đều sẽ biết điều đó), thế nên các tiểu thương đã chơi chiêu. Để giữ sợi bún được bảo quản được lâu, các tiểu thương đã sử dụng các chất như tinopal, hàng the hoặc formol để giữ sợi bún bảo quản được lâu hơn, những chất này còn có thêm công dụng tẩy trắng sợi bún. Phân biệt giữa sợi bún bình thường với sợi bún hóa chất rất dễ, sợi bún thường màu trắng đục, dễ nát, độ đính cao, còn sợi bún hóa chất thì màu trắng bóng, khó nát và độ dính thấp.
Giờ về thực phẩm tôi cũng đã nói xong rồi, giờ kết bài là về đồ uống. Tôi sẽ nói về món đồ uống ven đường mà dân thành phố thít uống nhất đó là món sinh tố trái cây.
Thứ nước uống dưới cái tên mỹ miều “sinh tố trái cây” kia thực ra KHÔNG HỀ LÀM TỪ TRÁI CÂY THẬT mà chỉ là nước ép trái cây đóng chai chứa đầy chất hóa học được bày bán đầy ở các chợ đầu mối, vị nào cũng có, từ dâu, cherry, đào, vải, nhãn, kiwi, nho, cam, chanh dây… giờ chỉ cần xách xe ra chợ đầu mối muốn mua loại gì là có loại đó luôn. Những loại nước ép trái cây đóng chai này có giá giao động từ 30k trở lên với loại rẻ nhất, và 100k với loại đắt tiền. Để tiết kiệm chi phí và thu lợi nhuận khủng, người bán hàng thường mua loại 30k rẻ nhất về chế biến. Xin nhắc lại như ở trên là tương tự như món hành phi, giá trái cây rất là mắc, để có thể ép trái cây thành nước để bán thì cần phải dùng đến ít nhất 2 kg trái cây cho 1 lít nước ép chưa kể các chi phí khác. Vì thế cái thứ nước hóa học đầy màu sắc với cái mác “nước ép trái cây” kia được xem là con bài tẩy của những người bán hàng. Và trong những chai nước ép trái cây đó người ta pha thêm màu và các phụ gia khác để khiến cho nó đặc sánh lại, những phụ gia đó thường không có xuất xứ rõ ràng do giá rất rẻ, độ tinh khiết của những chất này chắc chắn là không đảm bảo và có lẫn những tạp chất khác ví dụ như kim loại nặng hoặc những chất hóa học khác, khi uống những thứ này vào người thì nguy hiểm vô cùng.
Để nhắc một tẹo luôn về phụ gia, phụ gia trong thực phẩm cũng gần tương tự như màu dành cho những ngành công nghiệp khác như công nghiệp giấy, công nghiệp in, công nghiệp sơn v.v…. người bán có thể lấy hàng này để qua hàng kia nên độ an toàn trong các ly nước sinh tố trên là một dấu hỏi cực lớn. Có khi bạn uống một ly nước trái cây có chứa phụ gia của ngành công nghiệp sơn và về nhà đau bụng dữ dội không biết tại sao đấy.
Để phân biệt giữa nước trái cây tự nhiên với loại nước giả cầy kia rất dễ dàng: Nước trái cây tự nhiên có màu dịu nhẹ và uống rất mát, còn nước hóa chất thì màu sắc rực rỡ, uống vào ngọt đến cổ họng luôn.
Còn một thức uống nữa mà dân Sài Gòn cũng thích uống nữa đó chính là sữa đậu nành. Sữa đậu nành thật ra chúng ta đang uống không hề có một tí đậu nành nào cả, những gì mà người bán sữa đậu nành đang bán thật ra là bột béo + hương đậu nành mà thôi. Cũng giống như bún, sữa đậu nành bình thường không để lâu được, vậy nên tại sao người bán hàng lại có thể để sữa đậu nành cả ngày thì bạn biết lý do tại sao rồi đấy.
Ngoài những vấn đề kể trên, ta còn phải đối mặt thêm một vấn đề nữa là vấn đề vệ sinh của hàng quán ven đường. Vì nó có quá nhiều vấn đề nên tôi sẽ nói một vấn đề cụ thể thôi, đó là các chất tẩy rửa chén dĩa mà các hàng quán ven đường hay sử dụng. Nếu để ý thấy chúng thường không có nhãn mác gì và để trong chai nhựa sử dụng nhiều lần. Các loại chất tẩy rửa này chính là loại tự pha của các chợ đầu mối, giá rẻ hơn hàng chính hãng nhiều, vì lợi nhuận và tiết kiệm chi phí, các tiểu thương luôn mua những loại hóa chất tự pha kém chất lượng này để phục vụ cho việc rửa chén bát và những loại hóa chất tự pha này có đầy ở chợ Kim Biên. Cứ làm bài toán so sánh là thấy, một chai nước rửa chén loại rẻ nhất bán theo chai cũng là gần 30k, khi mua những loại tự pha này thì giá chỉ khoảng 20k đổ lại thôi và còn được chiết ra bình lớn. Thêm nữa các hàng quán sử dụng nhưng loại chất tẩy rửa hàng giả này lại chỉ rửa qua loa, các hóa chất còn bám vào chén bát, nếu vào cơ thể thì quá nguy hiểm.
Ngoài những vấn đề trên ta còn phải đối phó với cả rau củ Trung Quốc nhập sang, thịt không rõ nguồn gốc nữa.
Để đối phó với tình trạng này, chúng ta hãy mua đồ ở siêu thị hoặc nếu có ăn ngoài thì ăn chỗ nào cho sang một chút, từ 50k trở lên. Hoặc ăn hàng quán giá rẻ cũng được nhưng phải là quán mà mình tinh tưởng lâu năm, nhưng để tôi nhắc điều này, không có chuyện nguyên vật liệu mắc mà cho ra một món ăn giá rẻ như thế đâu. Hãy cân nhắc cho thật kỹ.