Hãy quên ngôn ngữ cơ thể hay các chuyển động mắt đi. Có những cách tốt hơn để xác định kẻ lừa dối.
Source: The best (and worst) ways to spot a liar - BBC Future
Source: Google
Source: Google
Đội nhân viên an ninh của Thomas Ormerod đã đối mặt với một nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi. Tại các sân bay trên khắp Châu Âu, họ được yêu cầu phỏng vấn các hành khách về lịch sử về các kế hoạch du lịch của họ. Ormerod đã đưa một số ít người tới khu an ninh với lịch sử sai sự thật và một tương lai bịa đặt – và đội của anh ấy phải đoán xem họ là ai. Trên thực tế, chỉ một trong 1000 người họ phỏng vấn lừa dối họ. Việc xác định kẻ nói dối đáng lẽ phải dễ như mò kim đáy bể.
Sử dụng các phương pháp nói dối trước đây, thì cũng như bạn tung đồng xu.
Vậy, họ đã làm gì? Một lựa chọn là tập trung vào ngôn ngữ cơ thể và chuyển động mắt, phải không? Đó có thể là một ý tưởng tối. Sau rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những nỗ lực – thậm chí bởi những nhân viên cảnh sát đã được đào tạo – để đọc được sự nói dối từ ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện trên khuôn mặt thì thường tốt hơn một chút so với cơ may. Theo như một nghiên cứu, chỉ 50 trong số 20000 người đưa ra phán đoán đúng với hơn 80% độ chính xác. Hầu hết mọi người cũng có thể chỉ cần tung đồng xu.
Đội của Ormerod đã cố làm điều khác biệt – và đưa ra việc xác định những hành khách giả trong phần lớn các trường hợp. Bí mật của họ? Để loại bỏ nhiều dấu hiệu lừa dối được chấp nhận và bắt đầu một cái mới với một vài kỹ thuật đơn giản đến kinh ngạc.
Trong vài năm qua, nghiên cứu về sự lừa dối đã gặp phải nhiều kết quả đáng thất vọng. Hầu hết các công trình trước đó đã tập trung vào việc đọc ý định của kẻ nói dối thông qua ngôn ngữ cơ thể hoặc thông qua khuôn mặt họ - má đỏ bừng, nụ cười lo lắng, ánh mắt liếc nhìn. Ví dụ nổi tiếng nhất là Bill Clinton chạm vào mũi của ổng khi ông ta từ chối việc ngoại tình với Monica Lewinsky – vào thời điểm đó được coi là dấu hiệu ông ta nói dối. Cái ý tưởng, Timothy Levine trường ĐH Alabama cho biết, rằng hành động của việc nói dối khơi dậy một số cảm xúc mạnh – căng thẳng, tội lỗi, có lẽ thậm chí cả phấn khởi trước thách thức – thì khó mà kiếm chế. Thậm chí nếu chúng ta nghĩ chúng ta có một khuôn mặt lạnh lùng, chúng ta có thể vẫn để lộ những chuyển động nhỏ thoáng qua được gọi là “biểu cảm vi mô” (micro expression) điều có thể làm hỏng cuộc chơi, họ tuyên bố.
Vấn đề là hành vi của con người rất đa dạng – không có cuốn từ điển ngôn ngữ cơ thể chung nào.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học càng tìm hiểu nhiều, thì các dấu hiệu đáng tin cậy càng khó nắm bắt. Vấn đề là ở chỗ hành vi con người rất đa dạng. Với sự quen thuộc, bạn có thể nhận ra cử động giật (tics) của một ai đó bất cứ khi nào họ nói sự thật, nhưng những người khác có thể hành động rất khác, không có cuốn từ điển chung nào về ngôn ngữ cơ thể cả. “Không có những dấu hiệu nhất quán nào luôn xuất hiện cùng với sự lừa dối”, Ormerod nói, ông làm việc tại ĐH Sussex. “Tôi cười khúc khích một cách lo lắng, nhưng người khác lại trở nên nghiêm túc hơn, một số thì giao tiếp bằng mắt, một số thì tránh nó.” Levin đồng tình: “Bằng chứng thì khá rõ ràng rằng không có bất cứ dấu hiệu đáng tin nào mà phân biệt được sự thật và dối trá”, ông nói. Và mặc dù bạn có thể nghe nói rằng tiềm thức của chúng ta có thể phát hiện ra những dấu hiệu này thậm chí nếu nó nằm ngoài tầm nhận thức của chúng ta, điều này dường như cũng bị bác bỏ.
Bất chấp những kết quả tai hại này, sự an toàn của chúng ta vẫn thường phụ thuộc vào sự tồn tại của những tín hiệu hoang đường này. Hãy xem xét việc sàng lọc mà một số hành khách có thể gặp phải trước một chuyến bay đường dài – một quá trình mà Ormerod được yêu cầu điều tra trước thế vận hội 2012. Thông thường, ông ta nói, nhân viên sẽ chỉ sử dụng những câu hỏi Yes/No về ý định của người bay, và họ được đào tạo để quan sát “những dấu hiệu đáng nghi” (ví dụ như ngôn ngữ cơ thể căng thẳng) điều mà có thể phản ánh sự lừa dối. “Nó không tạo cơ hội để lắng nghe những gì họ nói, và nghĩ về độ tin cậy, quan sát sự thay đổi hành vi – chúng là những khía cạnh quan trọng phát hiện hành vi lừa dối”, ông nói. Các giao thức đang tồn tại cũng có xu hướng thiên vị (bias), ông nói – các nhân viên thì có khả năng tìm thấy các dấu hiệu đáng nghi ở một số nhóm dân nhất định, ví dụ. “Phương pháp hiện tại thực tế ngăn chặn việc phát hiện hành vi lừa dối,” ông nói.
Rõ ràng, một phương pháp mới là cần thiết. Nhưng một số kết quả tồi tệ từ phòng thí nghiệm, vậy nó sẽ là gì? Câu trả lời của Ormerod đơn giản đến kinh ngạc: chuyển trọng tâm từ những điệu bộ tinh tế sang những từ ngữ mà mọi người thực sự nói, nhẹ nhàng thăm dò các điểm áp lực để khiến bộ mặt của kẻ nói dối được phơi bày.
Ormerod và đồng đội Coral Dando ở ĐH Wolverhampton đã xác định một loạt nguyên tắc trò chuyện có thể làm tăng cơ hội cho bạn phát hiện sự lừa dối”
Sử dụng các câu hỏi mở. Điều này buộc kẻ nói dối phải mở rộng câu chuyện của họ cho dến khi họ trở nên mặc kẹt trong chính cái lưới của mình.
Sử dụng yếu tố bất ngờ. Những nhà điều tra nên cố gia tăng “tải nhận thức” (cognitive load) của kẻ nói dối – như là hỏi họ những câu hỏi không lường trước mà có thể hơi khó hiểu, hoặc yêu cầu họ báo cáo ngược thời gian về một sự kiện – những kỹ thuật khiến họ khó duy trì vẻ sự giả tạo hơn.
Để ý những chi tiết nhỏ có thể kiếm chứng được. Nếu một hành khách nói họ làm việc tại trường ĐH Oxford, yêu cầu họ kể về hành trình đi làm của họ. Nếu như bạn thấy có sự mâu thuẫn, thì cũng đừng biểu lộ - tốt hơn là cho phép sự tự tin của kẻ nói dối được dựng lên khi họ nói ra điều sai trái hơn là sửa chữa chúng.
Quan sát những thay đổi trong sự tự tin. Theo dõi kỹ để biết phòng cách của kẻ nói dối tiềm năng thay đổi như thế nào khi họ được thử thách: một kẻ nói dối có thể chỉ dài dòng khi họ cảm thấy mình chịu trách nhiệm về cuộc nói chuyện, nhưng vùng thoải mái của họ bị giới hạn lại và họ có thể im lặng nếu họ cảm thấy họ mất kiểm soát.
Liar vs Liar – Cần phải biết một người.
Trớ trêu thay, những kẻ nói dối lại là người phát hiện nói dối tốt hơn. Geoffrey Bird tại trường ĐH CĐ London và những đồng nghiệp gần đây đã thiết lập một trò chơi trong đó các đối tượng phải tiết lộ những tuyên bố đúng và sai về chính họ. Họ được yêu cầu đánh giá sự đáng tin của nhau. Hóa ra những người giỏi kể chuyện bịa đặt hơn cũng có thể phát hiện những câu chuyện hang đường của kẻ khác, có lẽ cũng bởi vì họ nhận ra những mánh khóe đó.
Mục đích là một cuộc trò chuyện thông thường hơn là một cuộc thẩm vấn căng thẳng, tuy nhiên, kẻ nói dối sẽ bộc lộ bản thân bằng cách phủ nhận câu chuyện của chính mình, hoặc bằng cách trở nên lảng tránh hoặc thất trường trong phản ứng của họ rất rõ ràng. “Điều quan trọng là không có viên đạn bạc thần kỳ nào cả; chúng tôi đang lấy những thứ tốt nhất và đặt chúng lại với nhau cho việc tiếp cận nhận thức.” Ông cho biết.
Ormerod công khai thừa nhận kế hoạch của mình nghe có vẻ giống lẽ thường. “Một người bạn nói rằng bạn đang cố gắng cấp bằng sáng chế cho nghệ thuật trò chuyện,” ông nói. Nhưng kết quả nói lên điều đó. Nhóm đã chuẩn bị một số hành khách giả, với những chiếc vé thật và giấy thông hành. Họ có một tuần chuẩn bị câu chuyện của mình, và sau đó được yêu cầu xếp hàng cùng các hành khác thật khác ở sân bay trên khắp Châu Âu. Các sĩ quan được đào tạo về kỹ năng phỏng vấn của Ormerod và Dando có khả năng phát hiện những hành khách giả này hơn 20% so với những người sử dụng dấu hiệu đáng nghi, tỉ lệ phát hiện ra họ là 70%.
“Thật là ấn tượng,” Levine nói, người không tham gia vào nghiên cứu này. Ông nghĩ điều thực sự quan trọng đó là họ tiến hành thử nghiệm trong những sân bay thật. “Đó là nghiên cứu thực tế nhất hiện nay.”
Nghệ thuật thuyết phục
Các thí nghiệm của Levine đã được chứng minh có hiệu quả tương tự. Như Ormerod, ông tin rằng những cuộc phỏng vấn thông minh được thiết kế để tiết lộ những lỗ hổng trong câu chuyện của kẻ nói dối tốt hơn nhiều so với việc cố gắng để xác định những dấu hiệu nhận biết bằng ngôn ngữ cơ thể. Ông gần đấy đã thiết lập một trò chơi đố, trong đó những sinh viên đại học chơi theo cặp với giải thưởng tiền mặt $5 cho mỗi câu trả lời đúng mà họ đưa ra. Các sinh viên không hề biết, đối tác của họ là diễn viên, và khi người điều khiến trò chơi tạm thời rời khỏi phòng, diễn viên sẽ đề nghị họ nhanh chóng xen đáp án để gian lận. Một nhóm sinh viên chấp nhận lời đề nghị của anh ấy.
Một chuyên gia thậm chí còn đúng 100% cả 33 cuộc phỏng vấn.
Sau đó, tất cả các sinh viên đều bị các đặc vụ liên bang thực sự thẩm vấn về việc có hay không việc họ gian lận. Sử dụng những câu hỏi chiến thuật để thăm dò câu chuyện của họ - mà không tập trung vào ngôn ngữ cơ thể hay dấu hiệu khác – họ đã tìm ra những kẻ gian lận với hơn 90% chính xác; một chuyên gia thậm chí còn đúng 100% cả 33 cuộc phỏng vấn – một kết quả đáng kinh ngạc vượt xa độ chính xác việc phân tích ngôn ngữ cơ thể. Điều quan trọng là một nghiên cứu tiếp theo cho thấy thậm chí những người mới sử dụng cũng có để đạt đến độ chính xác gần 80%, đơn giản bằng việc sử dụng những câu hỏi có kết mở phù hợp, chẳng hạn, đối tác của bạn sẽ kể câu chuyện như nào.
Thật vậy, các điều tra viên thường thuyết phục kẻ nói dối công khai thừa nhận tội ác của họ. “Các chuyên gia thực sự rát giỏi ở điểm này,” Levine cho biết. Bí mật của họ là một thủ thuật đơn giản được biết tới các bậc thầy trong nghệ thuật thuyết phục: họ sẽ mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi các sinh viên rằng họ thành thật như nào. Đơn giản chỉ cần nói rằng họ đã nói sự thật sẽ giúp họ thẳng thắn hơn sau này. “Mọi người muốn nghĩ về sự thành thật, và điều này buộc họ phải hợp tác,” Levine nói. “Thậm chí những người không thành thật cũng khó mà giả vờ hợp tác (sau chuyện này), vì thế phần lớn bạn có thể biết ai đang giả vờ.”
Một mẹo khác là hỏi họ xem họ có thành thật không.
Rõ ràng là, những mẹo như này đã được các thám tử chuyên nghiệp sử dụng – nhưng xét đến văn hóa xung quanh ngôn ngữ cơ thể, nó đáng để nhấn mạnh việc thuyết phục có sức mạnh như nào so với khoa học đáng ngờ về ngôn ngữ cơ thể. Bất chấp những thành công của chúng, Ormerod và Levine đều mong muốn những người khác cố gắng nhân rộng và mở rộng những phát hiện của họ, để chắc chắn rằng họ có thể đứng vững trong mọi tình huống khác nhau. “Chúng ra nên đề phòng những tuyên bố có quy mô lớn,” Levine nói.
Mặc dù các kỹ thuật này chủ yếu giúp ích cho việc thực thi pháp luật, nhưng những nguyên tắc tương tự có thể giúp bạn săn ra kẻ nói dối trong cuộc sống của bạn. “Tôi làm điều đó với lũ trẻ mọi lúc,” Ormerod nói. Điều chính cần nhớ là giữ một tư duy mở và không nhảy tới kết luận sớm: chỉ bởi vì một ai đó trong căng thẳng, hoặc khó khăn để nhớ những chi tiết quan trọng, không có nghĩa họ có tội. Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm những mâu thuẫn tổng quát hơn.
Không có hình thức phát hiện nói dối nào rõ ràng, nhưng sử dụng một chút khéo léo, thông minh, và thuyết phục, bạn có thể hy vọng sự thật cuối cùng sẽ lộ ra.