(PHẦN 3: Hướng tiếp cận tâm động học)
Tâm lý học là một môn khoa học nghiên cứu về hiện tượng tinh thần thực tại. Bất kỳ một môn khoa học nào cũng có phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đó lệ thuộc vào hướng tiếp cận được chọn ngay từ đầu bởi nhà nghiên cứu. Lý tưởng mà nói, bất kỳ phân môn khoa học nào cũng cố gắng tạo ra một hệ thống quy luật đơn nhất để giải quyết trọn vẹn mọi vấn đề của đối tượng nghiên cứu, tâm lý học Tây phương hiện tại vẫn chưa làm được điều này. Do đó, để hiểu rõ các tác phẩm Tâm lý học từ hàn lâm đến đại chúng, thiết nghĩ chúng ta cần xây dựng một nền tảng vững chắc về các hướng tiếp cận phổ biến trong tâm lý học.
Tùy vào tác giả, số lượng hướng tiếp cận có thể được chia thành 5, 7, 9. Ở đây trình bày 5 hướng;
Hướng tiếp cận tâm động (Psychodynamic Approach) (PHẦN 3)
Hướng tiếp cận nhân văn (Humanistic Approach) (PHẦN 4)
Hướng tiếp cận sinh học (Biological Approach) (PHẦN 5)
Mỗi hướng tiếp cận này sẽ phát triển thành nhiều lý thuyết khác nhau tùy thuộc vào nhà tâm lý học sử dụng nó, cho nên trong nội dung bài viết sẽ chỉ đi sơ lược để cung cấp cho mọi người một hình dung chung nhất về chúng.
Hướng tiếp cận tâm động học: nếu bạn đang muốn lý giải động lực nào thúc đẩy đứa bạn của mình thức khuya đến 3 giờ sáng để xem hết bộ phim mà bạn cho rằng rất nhảm nhí, thì bạn đang tiếp cận vấn đề bằng hướng tiếp cận tâm động học đấy. Nếu hướng tiếp cận nhận thức nói về các quá trình tinh thần nội tâm bên trong con người để lý giải vì sao hành vi của cùng một người lại thay đổi theo từng bối cảnh, thì hướng tiếp cận tâm động học (từ đây xin viết tắt là PDA) giúp lý giải sự thúc đẩy (motivation) vì sao một người lại có bất kỳ suy nghĩ, hành vi nào đó - tức giúp kiện toàn cách lý giải hiện tượng tinh thần của hai hướng tiếp cận kia. PDA sáng tạo và tập trung vào 2 phương diện: động lực (motivation) và nhân cách (personality). Khi nói đến vấn đề động lực, PDA cho rằng hành vi của một người được gây ra bởi sự thúc đẩy của các tiến trình tinh thần nội tại, dù người đó có ý thức được về nó hay không. Hành vi là một phần của một tổng thể liền mạch (coherent whole), hành vi phản ánh động lực hiện tại và những kinh nghiệm của người đó trong quá khứ. Hướng tiếp cận tâm động học không những đòi hỏi rất nhiều tri thức nền mà còn khả năng luận giải các mối quan hệ giữa các thành tố trong cơ thể; tri thức nền đó phải đủ khả năng phân tách các thành tố tinh thần của con người về mặt bản chất và nêu ra được các quy luật chi phối giữa các thành tố đó - tiếc là Freud hay G. Jung vẫn chưa làm được. Dù là một hướng tiếp cận đặc biệt, nhưng ít nhà tâm lý nào có thể sử dụng được hướng này, vì nó đòi hỏi sự hiểu biết về tất cả phương diện của thân chủ: công việc, độ tuổi, khuynh hướng tâm lý, bạn bè, gia đình,...
CÁC THUẬT NGỮ: động lực (motivation), nhân cách (personality), biểu hiện (expression), vô thức (unconscious), ý thức (conscious), lo âu (anxiety),...
CÁC NHÀ TÂM LÝ TIÊN PHONG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NÀY: Sigmund Freud, Alfred Adler, Carl Gustav Jung.
FACT TÂM LÝ HỌC: Sigmund Freud từng là một tay nghiện cocain và ông còn khuyến khích (đúng nghĩa đen) đồng nghiệp mình sử dụng nó.
Tác giả và ảnh hóa: Quốc Minh
Ngày: 30/6/2022
Nguồn tham khảo: William E. Glassman & Marilyn Hadad (2009), Approaches to Psychology (5th Edition).