Trong quá khứ, thiết kế có vai trò hỗ trợ hoạt động kinh doanh, góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm. Nhưng quá trình tư duy của một nhà kinh doanh đã có sự thay đổi cùng với sự ra đời của khái niệm "tư duy thiết kế" - tư duy như một nhà thiết kế. 

Tim Brown, CEO, Chủ tịch của công ty sáng tạo và thiết kế IDEO, là người đầu tiên đề xuất tư duy thiết kế - một phương pháp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người bằng những công nghệ và chiến lược khả thi. 

Những nhân viên từ công ty cung cấp chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente và công ty của Brown phải làm việc với nhau để thay đổi ca trực của các nhân viên y tá tại 4 bệnh viện Kaiser, sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bằng những quan sát thực tế, kết hợp với brainstorming, họ đã sắp xếp hợp lý để trao đổi thông tin giữa các ca trực diễn ra nhanh chóng. Kết quả là nhân viên có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bệnh nhân và cũng cảm thấy vui vẻ hơn.

Một ví dụ khác là công ty sản xuất phụ tùng xe đạp Nhật Bản Shimano, làm việc với IDEO để tìm hiểu tại sao 90% người dân Mỹ không đi xe đạp. Nhóm nghiên cứu dự án đã tìm hiểu và phát hiện ra rằng sự phức tạp, giá cả và sự nguy hiểm khi đi trên đường đông đúc đã làm giảm đi sự hứng thú đối với loại xe này. Vì vậy nhóm đã tạo ra một concept - "Coasting" (Xuống dốc) - để đem đến một ấn tượng hoàn toàn mới về xe đạp, đồng thời phát triển các chiến lược bán lẻ tại cửa hàng, tạo các chiến dịch PR đi xe đạp an toàn, các designer cũng có cảm hứng hơn để thiết kế những chiếc xe đạp "Xuống dốc".

Sự khác nhau giữa tư duy thiết kế và tư duy phân tích truyền thống đó là thay vì dùng các phân tích SWOT, phân tích chi phí lợi ích, tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn giải pháp tối ưu, thì sẽ trực tiếp tìm hiểu trải nghiệm của khách hàng, đưa ra những ý tưởng để khác hàng lựa chọn, dùng trực giác để đánh giá. 

Jonathan Ive - ông trùm thiết kế của Apple - từng nói rằng: "Chẳng có sự đổi mới đột phá nào có được từ bản phân tích nghiên cứu thị trường, tất cả những sản phẩm, dịch vụ dẫn dắt thế giới tiêu dùng đều đến từ trực giác. 



MARKETINGCHIENLUOC 

450

Nguồn: https://hbr.org/2008/06/design-thinking&ab=Article-Links-End_of_Page_Recirculation

http://www.marketingchienluoc.com