img_0
Người ta nói nhiều về việc buông bỏ, Phật giáo nói nhiều về việc buông bỏ. Nhưng khi đối diện với việc buông bỏ một thứ gì đó, một người nào đó, một việc nào đó hay một suy nghĩ nào đó lại vô cùng khó khăn với mỗi chúng ta ở đây. Buông bỏ chẳng dễ dàng như những gì kinh phật nói, chẳng dễ dàng như những gì cuốn sách self help, bài viết chữa lành kia nói. Tại sao việc buông bỏ lại khó khăn như vậy, liệu có phải chúng ta vẫn thường hiểu sai về ý nghĩa của nó hay không? Và liệu rằng với xã hội hiện nay, buông bỏ có thuần túy mang nội hàm như trước kia hay nó đã phát triển lên một mức phức tạp hơn hay không?
Bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác về buông bỏ. Nó có phần hơi cục súc lý tính, nhưng theo tôi, nó khá thú vị và trực quan dễ hiểu. Hi vọng các bạn sẽ thích nó.

1, Chuyện buông bỏ thực sự khó khăn

Tháng 11 là một tháng tương đối nổi tiếng với tụi con trai, đó là tháng bắt đầu của No Nut November.
Tháng 11 "Chay tịnh" (tên tiếng Anh: "No Nut November" hay còn được viết tắt là "NNN") là một thử thách trên internet xoay quanh vấn đề kiêng cử, trong đó những người tham gia sẽ kiêng thủ dâm hoặc đạt cực khoái và xuất tinh trong tháng 11. ( Theo Wiki)
Không có điều gì tự dưng mà lại phổ biến cả. Cũng giống như người ta chỉ để biển cấm đái bậy ở chỗ thường xuyên đái bậy. Cấm vứt rác ở chỗ thường xuyên vứt rác. Cấm dẫm chân lên cỏ ở chỗ người ta hay dẫm chân lên cỏ. Việc phổ biến của phong trào kiêng cữ là bằng chứng sống cho việc lạm dụng thủ dâm/ làm tình ở thời đại này.
Việc bỏ thủ dâm / làm tình trong thời đại này là khó. Vì mạng xã hội phát triển hình ảnh nóng bỏng tràn lan, và vì cuộc cách mạng tình dục làm chúng ta cởi mở hơn trong việc ăn mặc, thoáng hơn trong suy nghĩ. Thật khó để chỉ chay tịnh nghe nhạc Trịnh phải không.
Đó chỉ là chuyện tình dục, chuyện tiền bạc cũng chẳng khá hơn là bao.
Gần đây, giới trẻ Hàn Quốc đua nhau thực hiện "thử thách không tiêu tiền'' đến mức tự cô lập bản thân.
Trên Instagram, hiện có 3.290 hashtag bắt đầu bằng những từ khóa như "không chi tiêu", "thách thức không tiêu tiền" và "ngày không chi tiêu". Đính kèm các bài đăng là sổ tay hoặc danh sách chi tiêu hàng ngày của các cá nhân hoặc hộ gia đình trẻ. Những Youtuber cũng chia sẻ mẹo cắt giảm đáng kể chi phí sinh hoạt hàng ngày và các cách thay đổi thói quen tiêu xài. ( Theo mương 14)
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6% lên 108,22 tính đến tháng Sáu, mức cao nhất trong hơn 23 năm và 7 tháng qua. Chỉ số khốn khó đo lường mức độ khó khăn của nền kinh tế bằng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đã tăng lên 10,6, mức cao nhất trong bảy năm trở lại đây.
Cái thử thách này không giới hạn thời gian 1 tháng như thử thách NNN, không mang tính thường niên, nhưng cũng rất khó nhằn cho người tham gia. Thử nghĩ mà xem bạn phải cố gắng sống sót khi không có tiền ở thời đại 4.0 này. Một cuộc sống không có tiền ở giữa thủ đô Hà Nội hay Sài Gòn hoa lệ mới đáng sợ làm sao. Làm sao có thể gặp bạn bè mà không mang theo tiền, đi chơi với người yêu mà không đi ăn đi uống, đi xe máy mà không cần xăng, tiền nhà không cần đóng, … rất nhiều thứ phải chi trên đời này. Chưa nói là những nhu cầu liên tục phình to: những vật dụng decor xinh đẹp, những bộ quần áo trendy, những món đồ điện tử mới nhất, … rất nhiều thứ cám dỗ chúng ta cả trên mạng và ngoài đời.
Nhiều người thành công và nhiều người thất bại ở hai thử thách này. Nhưng có một điểm thú vị là sau khi kết thúc thử thách, người ta có xu hướng … ăn mừng. Với NNN người ta có xu hướng thủ dâm / làm tình bù số lần họ bỏ lỡ trong tháng 11. Với “thử thách không tiêu tiền” họ có xu hướng tiêu bù quãng thời gian không tiêu tiền.
Điều này chứng tỏ những thử thách trên có phần thiếu hiệu quả và mang tính khẩu hiệu hô to gọi lớn nhiều hơn là giải quyết triệt để vấn đề cố hữu của người trẻ hiện đại: lạm dụng tình dục và lạm dụng chi tiêu.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao việc buông bỏ lại khó hơn rất nhiều so với những gì trong sách nói? Tại sao chúng ta đã bỏ nó xuống rồi lại nhặt nó lên lần nữa và còn nhiều lần bỏ xuống nhặt lên như thế nữa? Rốt cuộc thì sự buông bỏ có thực sự cần thiết hay không? Nếu nó cần thiết thì khi nào nó cần thiết, khi nào nó không? Và rốt cuộc buông bỏ ở đây là buông bỏ cái gì? Chúng ta sẽ mổ xẻ các câu hỏi đề có được câu trả lời thỏa đáng nhất nhé.

2, Quay đầu là bờ nhưng phía trước cũng là bờ

Phật giáo nói nhiều về buông bỏ. Tôi nghĩ nó khá là phi thực tế trong thời đại hiện nay.
Đơn cử như câu nói “quay đầu là bờ”. Ý chỉ người làm việc ác nên dừng lại chớ tiến thêm nữa. Buông bỏ những cái ác mà quay đầu.
“Khi đang chơi vơi giữa sông sâu vực thẳm, nếu ta thật sự mong muốn quay lại thì sẽ nhìn thấy bờ. Đó là lời khuyên chân thành giúp con người tự thức tỉnh mình nếu không muốn lún sâu vào con đường lầm lạc, tội lỗi. “Quay đầu là bờ” cũng mang hàm ý cảnh tỉnh con người hãy biết dừng ngay những điều sai trái lại trước khi quá muộn. Ở chiều sâu hơn, câu thành ngữ như muôn nhắc nhớ chúng ta khi đã sai lầm thì thành tâm hối cải, thực lòng sửa chữa khuyết điểm bằng những suy nghĩ hướng thiện, việc làm tích cực để trở về những bản tính tốt đẹp của con người. Dám đối mặt với nỗi đau quá khứ, buông bỏ những ham hố tầm thường, không chùn bước trước chông gai phía trước, đó cũng là thông điệp mà thành ngữ “Quay đầu là bờ” muốn gửi tới muôn kiếp người”. ( Theo Ban tuyên giáo)
Theo tôi, sự khó khăn của buông bỏ ở thời điểm này là việc chúng ta có nhiều hơn một sự lựa chọn, nhiều hơn một mối lo. Như ở quá khứ, khi ở giữa biển khơi người ta chỉ nghĩ đến một điều là quay đầu là bờ, nhưng họ không nghĩ đến việc là bơi tiến lên phía trước cũng là bờ. Thậm trí nếu bơi đủ xa thì tất cả mọi phía đều là bờ.
Buông bỏ trong phật giáo không có hiệu quả trong thực tế ứng dụng
Buông bỏ trong phật giáo không có hiệu quả trong thực tế ứng dụng
Cái điều khác biệt này chính là cái mà phật giáo/ self help/ chữa lành không nói với bạn. Có quá nhiều biến số trong cuộc đời này, chính vì vậy họ sẽ cố gắng nói nó thật đơn giản. Cái họ dùng là môi trường lý tưởng. Môi trường lý tưởng chỉ tồn tại trong sách vở. Ở trong bộ môn vật lý, khi ta thả quá cầu sắt và chiếc lông vũ trong môi trường không có ma sát, hai cái vật này sẽ rơi tốc độ bằng nhau. Trên thực tế thì quả cầu sắt sẽ rơi nhanh hơn chiếc lông vũ rất nhiều lần. Bởi vì môi trường không có ma sát là môi trường lý tưởng, các nhà vật lý học tạo ra môi trường này để đơn giản hóa phục vụ tính toán, từ đó tìm ra được sự tồn tại của ma sát không khí.
Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành hình thành độ khó cho mọi thứ, buông bỏ chỉ là một trong những thứ đó.
Nếu buông bỏ mà dễ như bỡn, đã chẳng có người ung thư phổi do hút thuốc lá, chẳng có người xơ gan do rượu bia, chẳng có người đau dạ dày do thức khuya. Giá mà muốn là bỏ thuốc lá được, muốn là bỏ rượu bia được, muốn là đi ngủ sớm được. Nếu dễ thế thì mọi người đi tu tuốt. Thành thần thành phật thành công thành phượng tuốt.
Nhưng chúng ta chỉ là người trần mắt thịt, là con của bố mẹ ta là hậu duệ của dòng tộc ta. Với mỗi một độ tuổi chúng ta phải đối diện với một vấn đề khác nhau. Mỗi người khác nhau có một góc nhìn khác nhau, lại có thêm những vấn đề khác nhau hơn nữa. Sự đa dạng của các vấn đề của mỗi người như vậy khiến cho lời khuyên buông bỏ có phần xáo rỗng và vô nghĩa. Nó mang tính chất đánh lừa bản thân nhiều hơn là giúp ích cho người ta.
Trên thực tế có nhiều hơn một sự lựa chọn buông bỏ để giải quyết các vấn đề đang tồn đọng của bạn.
Bạn muốn bỏ việc. Bạn stress vì suy nghĩ này. Bạn muốn hết stress thì bạn có thể chọn 1 trong 3 cách sau: 1 là buông bỏ suy nghĩ muốn nghỉ việc- tiếp tục làm việc. 2 là buông bỏ công việc hiện tại aka nghỉ việc. Còn không thì cứ giữ nguyên trạng thái stress đó đi. Thế thôi.
Bạn chán người yêu. Nhưng bỏ thì thương còn vương thì tội. Bạn muốn hết chán thì 1 là bạn chia tay, 2 là bạn bỏ hẳn suy nghĩ chia tay ấy đi. 3 là bạn cứ tiếp tục chán và hi vọng một ngày đẹp trời sẽ hết chán.
Đơn giản như vậy thôi.
Ở đây mỗi một cái quyết định giải quyết vấn đề của chúng ta có ít nhất 3 trạng thái:
Có, Không, Mập Mờ.
Giống như công tắc đèn vậy: bật, tắt và vừa bật vừa tắt.
Giống như thịt có 3 loại: nạc, mỡ và vừa nạc vừa mỡ.
Cái này nó đúng trong gần như là mọi trường hợp.
Tôi tỏ tình với một cô gái, cái tôi mong đợi được là có hoặc không. Nếu cô ấy không trả lời thì có nghĩa mối quan hệ chúng tôi là mập mờ.
Cái sự mập mờ ở đây tồn tại trong thực tế rất nhiều. Chúng ta thường cho phép cái mập mờ xảy ra vì con người hay hành động theo cảm tính hơn là lý tính. Chúng ta không hay dứt khoát với nhau như một cỗ máy mà chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều bên tác động vào quyết định cuối cùng của mình: môi trường sống, tuổi tác, học vấn, gia đình, bạn bè, địa vị xã hội, tình hình kinh tế, tâm trạng lúc đó …
Trong câu chuyện tỏ tình ở phía trên, người tỏ tình bị đẩy vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan. Nghĩa là anh ta bị động khi chờ đợi câu trả lời của câu tỏ tình. Tiến lên thì không ổn mà bỏ cuộc cũng không xong, đợi chờ thì sốt ruột. Lúc này một ông thần đằng nào đó bảo anh ta buông bỏ đi. Vậy thì anh ta nên bỏ cái gì? Bỏ sự thích cô ấy đi, bỏ sự thất vọng của tình yêu không được đáp lại mà tiếp tục cố chấp theo đuổi, bỏ sự sốt ruột trong một mối quan hệ mập mờ đi hay đơn giản là bỏ cô ấy vào thùng xốp?
Có quá nhiều sự lựa chọn buông bỏ ở đây. Chính là nghịch lý của sự lựa chọn.
Nghịch lí của sự lựa chọn cho rằng khi con người đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn, thay vì hài lòng, có thể khiến họ căng thẳng và gây khó khăn cho việc ra quyết định.
Việc khác nhau giữa lý thuyết và thực hành khiến cho việc chọn lựa buông bỏ cái gì trở nên khó nhằn. Nhưng chúng ta vẫn có những giải pháp tối ưu cho vấn đề của bạn.

3, Vậy buông bỏ rốt cuộc là bỏ cái gì?

Ở phần 2, chúng ta có câu nói “Quay đầu là bờ” ý chỉ hãy buông bỏ cái ác để quay về với cái thiện. Nhưng cái gì là ác, cái gì là thiện thì còn phải xét.
Liệu bạn phải giết một người để cứu 100 người, bạn có làm điều đó hay không?
Trong thời đại này, cái thiện và cái ác khá là khó để định nghĩa rành mạch. Trong mỗi chúng ta đều có cả cái thiện và cái ác. Nếu trả lời câu hỏi kia thì tôi sẽ nói là có. Dù việc giết người là một việc ác nhưng tôi sẽ buộc phải làm để cứu 100 người kia.
Thực tế thì anh hùng chiến tranh thường giết người nhiều ngang ngửa với kẻ ác.
Chúng ta thường đóng khung suy nghĩ của mình là ta phải buông bỏ cái này mới là tốt, buông bỏ cái kia mới là tốt. Vậy chúng ta có bao giờ đặt câu hỏi rằng rốt cuộc nó có thực sự là tốt hay không? Có đáng để chúng ta buông bỏ cái chúng ta đang nắm giữ hay không?
Bỏ thì thương vương thì tội.
Bỏ thì thương vương thì tội.
Người ta hay nói tham nhũng là xấu. Tôi đồng ý nó xấu. Nhưng nó xấu ở mức độ nào thì chúng ta vẫn phải xét trên nhiều khía cạnh.
Giờ mẹ của bạn bị bệnh hiểm nghèo, bạn không hề có nguồn thu nhập nào khác ngoài lương và mẹ thì cần một số tiền ngay. Liệu bạn có tham nhũng để lấy tiền phẫu thuật cho mẹ của bạn không? Hay là để mẹ chết. Bạn quyết định buông bỏ tình cảm mẫu tử hay là buông bỏ đạo đức nghề nghiệp đây?
Nếu bạn là một cô gái 18 tuổi, lỡ nhân trần và có thai. Nhà bạn không đủ điều kiện để nuôi đứa bé này, bạn thì vẫn phải đi học và còn tương lai phía trước. Mà người con trai kia lại chỉ là tình một đêm/ fwb thôi, anh ta không nhận cưới bạn đâu. Liệu bạn có phá thai hay không? Hay để đứa bé sinh ra và lớn lên thiếu thốn đủ điều. Hay là cứ đẻ ra rồi cho vào cô nhi viện? Rốt cuộc là bạn phải buông bỏ cái gì mới là tốt đây?
Nếu bạn là một cô gái 25 tuổi, bạn muốn lấy chồng. Bạn có rất nhiều gã đàn ông theo đuổi bạn, khoảng 100 người đi. Bạn lọc ra được 10 người ưu tú nhất. Trong 10 người này bạn lọc ra được 2 ứng cử viên sáng giá nhất: 1 anh giàu nhất và 1 anh yêu bạn nhất. Lúc này bạn không biết lựa anh nào và khá là tiếc anh còn lại. Vậy bạn phải bỏ anh nào và theo anh nào đây? Hay là bỏ cả hai để tìm một anh vừa giàu vừa yêu mình? Hay là bỏ cái sự tham lam của mình đi, yêu một anh phù hợp với mình nhất?
Nếu vợ bạn đang trong quá trình vượt cạn sinh nở và bác sĩ nói chỉ có thể giữ lại mẹ hoặc bé. Thì bạn sẽ giữ lại ai. Nếu bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng thì bạn sẽ bỏ ai.
Tất cả những câu hỏi trên hầu như đều có một điểm chung là sự tiến thoái lưỡng nan trong sự lựa chọn buông bỏ cái gì, giữ lại cái gì. Đáp án là không có mẫu số chung cho tất cả những cái câu hỏi của bạn đâu. Câu trả lời xác đáng nhất chính là tùy vào hoàn cảnh của bạn, tùy vào lý trí và cảm xúc của bạn mà đưa ra nên bỏ cái gì, nên bỏ ai, nên bỏ suy nghĩ nào thói quen nào, hành động nào,...

4, Buông bỏ như thế nào?

Buông bỏ là việc khó, nhưng không phải là không làm được. Có nhiều hơn một cách để buông bỏ. Và theo tôi thì buông bỏ cũng cần có kĩ năng. Thành bại tại kĩ năng.
Một trong những cách đó là… làm ngược lại.
Cách tốt nhất để hết cơn buồn ngủ là đi ngủ.
Cách tốt nhất để hết mộng mơ là đẩy mộng mơ đến mức lớn nhất. Mộng mơ như là quả bóng bay, thổi hết cỡ nó tự động sẽ nổ. Bùm. Vỡ mộng.
Đừng tìm cách xì nó đi.
Muốn quên một người, hay theo đuổi họ đến khi nào họ quay lưng đi. Muốn quên một công việc ưa thích, hay cố chấp theo đuổi nó đến cùng. Sau cùng sẽ không còn gì phải hối tiếc nữa. Bạn thấy đấy, đôi khi chúng ta lại buông bỏ bằng cách cố chấp. Lợi ích của việc cố chấp là sau khi thất bại hoặc thành công đi chăng nữa đều khiến chúng ta tâm phục khẩu phục mà chấp nhận nhắm mắt buông bỏ nó.
Tham khảo:
An Phạm 13/11/2023