Giáo dục - Hệ thống luật chơi hoàn hảo nhất trong lịch sử loài người
Tiêu đề trên có vẻ liên quan đến lý thuyết trò chơi nhưng thực chất thì không như vậy, chúng ta đang cùng ở đây để nói về hệ thống...
Tiêu đề trên có vẻ liên quan đến lý thuyết trò chơi nhưng thực chất thì không như vậy, chúng ta đang cùng ở đây để nói về hệ thống hoàn hảo nhất được tạo ra trong quá trình ổn định và thống nhất của loài người: giáo dục.

Giáo dục, hiểu đơn giản là sự truyền tải kiến thức và giúp mọi người có được hành vi đúng từ nhận thức đúng.
Giáo dục không sinh ra để đào tạo tất cả mọi người đều giỏi, không sinh ra để phục vụ tất cả mọi người. Thế giới không cần quá nhiều thiên tài (Sẽ chỉ loạn lên thôi). Hệ thống giáo dục có nhiệm vụ chính là duy trì sự ổn định xã hội thông qua việc lưu trữ và giảng dạy các giá trị đạo đức mà từ đó, những người hưởng giáo dục sẽ có những hành vi đúng đắn. Hoặc ít nhất, những người đó sẽ không quá vớ vẩn và tác động tiêu cực đến trật tự xã hội.
Hiểu đơn giản là như thế này:
Hệ thống giáo dục chính quy với các môn học được quy định từ trước, hệ thống điểm số, nội quy, các hoạt động ngoại khóa, các chính sách hỗ trợ nhân tài,... vân vân mây mây. Ngay từ đầu, đã không phù hợp với tất cả mọi người, và chắc-chắn-sẽ-mãi-mãi không phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, hệ thống "luật chơi'' của giáo dục sẽ giúp phân loại ra được các kiểu học sinh:
- Thiên tài: cực kì xuất sắc ở một lĩnh vực nhất định. Loại này sẽ được chọn lọc ra, hưởng những chính sách đãi ngộ phù hợp, được đào tạo một chương trình riêng. => Trở thành tài sản quốc gia, thường được các nhà cầm quyền gom hết lại cho xã hội bớt hỗn loạn ;) Thiên tài thường thích thú các trật tự và tìm cách phá chúng.
- Học sinh xuất sắc: có thể xoay sở và đạt điểm cao ở các môn học trong trường. Loại này sẽ được chú ý để phát triển toàn diện, cho hưởng những đặc quyền nhất định, bồi dưỡng và đào tạo để trở thành những lao động chất lượng cao. => Giới tri thức, không cần quá đông.
- Học sinh đặc biệt: những ai sở hữu các năng khiếu trời phú đều được chú ý và khuyến khích phát triển lên tầm chuyên nghiệp, trở thành biểu tượng cho quốc gia trong thể thao, nghệ thuật,... => Không cần quá nhiều.
- Học sinh bình thường: những người không có khả năng đạt điểm số cao nhưng cũng không quá tệ để trở thành côn đồ. => Lực lượng lao động chính, ngành nghề tùy thuộc nội lực mỗi cá nhân.
- Học sinh cá biệt: Không phải những người xấu, nhưng là những kẻ nguy hiểm, thường có những tư tưởng đi ngược với trật tự xã hội nhưng lại thú vị và được nhiều người chú ý. => được chú ý và thực hiện công tác tư tưởng ngay từ đầu.
Mỗi năm, xã hội đều nhận được những lứa học sinh như trên, và dù nền giáo dục của một quốc gia có thường xuyên bị lên án vì cải cách liên tục đi chăng nữa thì xã hội vẫn nhận được một ít nhân tài, nhiều tri thức, vài cá nhân đặc biệt và một lực lượng lao động dồi dào. Giáo dục có thể thay đổi để ''dạy cá bơi, dạy khỉ leo cây'' thay vì ngược lại, nhưng những nhà hoạt động giáo dục không muốn vậy, xã hội cũng không cần vậy. Đó là lí do những tiêu cực vẫn và sẽ luôn tồn tại, đóng góp một phần trong việc ổn định trật tự xã hội. Tiêu cực xuất hiện cũng làm xuất hiện nhiều cá nhân có khả năng nhận thức thế giới quan sâu sắc, và xã hội lại được một mẻ hời.

Giáo dục không chỉ trong nhà trường, mà đó còn là một hệ tư tưởng lâu đời trong xã hội. Những định kiến xã hội là một công cụ của giáo dục, nó làm mọi người không thể tách ra, thoát li với giáo dục vì như thế là thoát li với xã hội, mà cá nhân thoát li khỏi xã hội sẽ không thể nào tồn tại được. Các định kiến này cũng ràng buộc mọi người trong các mục tiêu. Hình tượng những người mà xã hội cần làm cho đại đa số mọi người cố gắng để trở thành một vai trò không sinh ra để cho mình. Ví như ba mẹ các bạn không yêu cầu bạn phải học thật giỏi, nhưng bạn bè của ba mẹ các bạn, người thân của ba mẹ các bạn, bạn bè của người thân ba mẹ các bạn,... mọi người tác động lẫn nhau và việc học thật giỏi trở thành điều đương nhiên mà các bạn phải đạt được. Nó áp lực với một số người. Nhưng từ việc gây áp lực lên toàn xã hội, có thể xuất hiện các cá nhân không bị áp lực, và họ cực kì xuất sắc.
Đó, là một sự khắc nghiệt. Và mỗi người trong xã hội phải chịu, hoặc thay đổi. Và phải thay đổi luật chơi, thay đổi rất nhiều thứ, tác động đến đa số các quy luật của xã hội và điều đó dường như không thể.
Bản chất của sự ổn định là bất ổn định
Hãy tách ra khỏi luật chơi.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Người dệt mộng
Hmm =)) Vấn đề ở đây là còn có những học sinh nửa nạc nửa mỡ như mình, không thích học ở trường và hoàn toàn chán ngán cái hệ thống dở hơi ấy =)) btw, mọi bước đột phá của thế giới đều bắt đầu bằng cái bạn cho là không tưởng ấy =))
- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Mình nghĩ như thế là được xếp vào loại cá biệt rồi mà :))) vì cá biệt trong bài trên ý nói có tư tưởng khác với thông thường chứ ko phải học lực kém :3
- Báo cáo

Người dệt mộng
không =)) không ai chú ý mình cả =)) họ chỉ bảo mình dở hơi =))
- Báo cáo

Tedisious
Đây là bản chất của giáo dục thời điểm hiện tại, không cần quá nhiều người tài giỏi, đủ để trở thành lực lượng lãnh đạo. Giáo dục tập trung để cho ra lò một lực lượng lao động biết nghe lời vì họ không biết được tiềm năng thật sự của bản thân, luôn nghĩ mình không tài giỏi và chấp nhận cuộc sống tầm thường.
Nhưng tương lai nền giáo dục sẽ dần chuyển sang giáo dục chuyên môn hóa. Một học sinh không cần giỏi tất cả nhưng bắt buộc phải xuất sắc ở lĩnh vực mình có năng khiếu. Từ đó đào tạo ra những chuyên gia của một lĩnh vực chứ không còn là những common labor nữa.
- Báo cáo

Cấn Xuân Nam
@Tedisious đời không như mơ đâu. đừng có mà nghe ru ngủ. Có nghe câu chuyện chiếc đồng hồ của bác hồ chưa? Nếu cái ốc vít đòi làm việc của cây kim, kim giây đòi làm việc của kim giờ, rồi bao nhiêu bộ phận không đảm nhiệm vai trò của mình mà thích làm việc của người khác, thì cuối cùng tổng thể là chẳng làm được cái gì cả đâu. Mình đang tốt ở vai trò nào thì cũng đừng tự huyễn hoặc bản thân rằng nên làm việc mình muốn mình thích. Nói như bạn thì cả xã hội này chả ai thích việc đi mò cống cả, nhưng hễ nước cống tràn ra thì chửi ai không biết dọn dẹp như đúng rồi.
- Báo cáo

上井草 アヤノ
"Bản chất của sự ổn định là bất ổn định"
cuối cùng mình cũng hiểu vì sao giáo dục nước ta như con cu mà chs mỗi năm vẫn đạt giải quốc tế hay có người đạt học bổng bla bla 

- Báo cáo

Người dệt mộng
Bản chất của hệ thống là sự bất ổn định của thực tại ngoài trong khi ổn định lại trong nội tại =)) suy nghĩ kiểu ấy sai lè =))
- Báo cáo

Duydreamer
Lúc trước mình cũng băn khoăn, tìm hiểu với những bất cập trong nhiều hệ thống giáo dục, kể cả có là "thối nát" như Việt Nam hay "tân tiến" như Mỹ, Úc, Phần Lan... Có một thứ mà những "nhà hoạt động giáo dục online" ít ai nhắc đến nhưng mình thấy đóng vai trò rất quan trọng đó là tiềm lực kinh tế, tài nguyên để phát triển con người. Bài viết cũng làm mình liên tưởng đến ý đấy mặc dù nó không nêu quá cụ thể và rõ ràng, rằng tùy vào định hướng phát triển các ngành kinh tế và cơ cấu lực lượng lao động trong tương lai gần mà giáo dục sẽ được gọt giũa để phù hợp với từng giai đoạn của một đất nước. Mình thích ý kiến này:
"Giáo dục có thể thay đổi để “dạy cá bơi, dạy khỉ leo cây” thay vì ngược lại, nhưng những nhà hoạt động giáo dục không muốn vậy, xã hội cũng không cần vậy."
Vậy nên "Hãy tách biệt ra khỏi luật chơi" là một ý tưởng đẹp, nhưng như đã chỉ ra trong bài nó không nên (cũng như không thể) dành cho số đông. Và xã hội cũng không cần như vậy.
Vì nhiều người trong chúng ta không ai rõ mình là cá, là khỉ hay không là gì cả.
Và nếu không rõ mình là ai thì tốt nhất nên tuân theo luật chơi, đừng đau khổ vì tưởng mình là con cá bị bắt leo cây.
- Báo cáo
nhonnguyen
hậu quả của việc nhảy khỏi luật chơi quá sớm thường là bị luật chơi nuốt chửng bạn nhỉ:))
- Báo cáo

Bảo Ân
Excellent !
- Báo cáo