Đúng với tên gọi của chúng ta - "con người", tất cả chúng ta đều là "con vật", sau rất nhiều năm tiến hóa, văn minh hóa, xã hội nơi mà chúng ta đang sống, mỗi đất nước, vùng lãnh thổ lại có một quy chuẩn về đạo đức, luật lệ khác nhau, chúng ta mới thêm phần "người" vào (Con+Người). Vậy hành vi của con người đúng và sai, tốt hay xấu, cái gì vui còn cái gì bị coi là nhạt cũng tùy thuộc vào cộng đồng con người mà chúng ta đang sống và làm việc. Tất cả chúng ta, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay quốc tịch, dù bạn là ai, bạn có thể chối bỏ hoặc đồng tình nhưng chúng ta đều đeo một mặt nạ xã hội (social mask hay the persona) và tất cả những gì thuộc về chiếc mặt nạ này đó là những đức tính, phẩm chất tốt cho sự phát triển của xã hội ôn hòa (làm việc chăm chỉ, hòa đồng với mọi người, làm những việc tốt giúp đỡ lẫn nhau, nhường nhịn trẻ em và người già, chung thủy, biết quan tâm chia sẻ, ăn uống điều độ,...) Và hệ thống luật pháp đặt ra những điều luật mà nếu chúng ta phạm phải sẽ phải chịu trừng phạt (cướp của, giết người, hiếp dâm, ...) và ức chế những phần đức tính, phẩm cách được cho là xấu xa như ích kỷ, lừa lọc, lăng nhăng, dâm dục, vô trách nghiệm, ... Quay trở lại với con người, chúng ta là những con vật đeo chiếc mặt nạ mà xã hội hiện đại gọi đó là một người văn minh, những phần tính cách thuộc về phần con vật bị đẩy vào trong vô thức và cụ thể là phần bóng tối (the shadow) những ý nghĩ xấu xa, sự ích kỷ, dâm dục, thù hận, ... tất cả những thứ mà chúng ta được nhà trường giáo dục và xã hội lên án bị đè nén, nếu chúng ta không nhận thức được rõ về phần bóng tối này, nó vẫn luôn ở đó, và vì bị chúng ta chối bỏ, không công nhận, nó chỉ trực chờ được "thể hiện mình" với một kích thích cảm xúc, phức cảm phù hợp, một "one bad day" và một con người được cho là tử tế, thông minh, đầy tình thương nhất cũng có thể dễ dàng trở thành một ác quỷ đúng nghĩa (với quy chuẩn xã hội loài người). Những ví dụ trong những tác phẩm văn học, điện ảnh và cả đời thật đều có rất nhiều. VD: Ở xã hội Việt Nam là Nguyễn Văn Đông trong vụ giết 4 người ở Đan Phượng, hàng xóm đều nhận xét ông không phải là một người nóng tính hay có tiền sử bạo lực. Bùi Xuân Hồng, người truy sát cả gia đình em gái khiến bà Bùi Thị Hà (60 tuổi, em gái Hồng) và Nguyễn Văn Thành (66 tuổi, chồng bà Hà) tử vong và anh Nguyễn Thành Vương (38 tuổi, con rể của bà Hồng) bị thương. Ông Hồng là cựu phó giám đốc Công Ty Cổ Phần Xi măng La Hiên VVMI, cũng được mọi người cho là hiền lành,đĩnh đạc và không có tiền sử bạo lực nào cả.
Trong truyện tranh và điện ảnh, Arthur Fleck với "one bad day" nổi tiếng, đã trở thành The Joker, một đại diện của bóng tối, quỷ dữ, hỗn loạn, một “The Shadow” nguyên thủy đúng nghĩa. Thú vị ở chỗ Joker lại được rất nhiều người trong xã hội văn minh chúng ta yêu thích và hâm mộ, Joker thể hiện tất cả những phần tính cách, sự hỗn loạn mà chúng ta – những con người văn minh bị đè nén, khó có thể thực hiện trong đời thực, một nhân vật thật quá quyến rũ và đầy mê hoặc.
The worst part of having a mental illness is people expect you to behave as if you don't.
The worst part of having a mental illness is people expect you to behave as if you don't.
Và Bruce Wayne, cũng với công thức "one bad day" nhưng với yếu tố may mắn bước ngoặt, đã trở thành The Batman, một “ác quỷ dơi” đối với giới tội phạm ở Gotham và một “kỵ sỹ bóng đêm" với xã hội văn minh. Với một nguyên tắc tối thượng mà anh đặt ra đó là “không giết người” phù hợp với tiêu chuẩn xã hội loài người, chỉ cần vượt qua lằn ranh đó, Batman sẽ hoàn toàn trở thành ác quỷ toàn phần, anh được mến mộ không kém gì The Joker (Trong phần Batman Begins của Nolan, Bruce được phù hộ bởi một yếu tố may mắn mang tính bước ngoặt, đó là trước khi anh kịp ra tay giết kẻ đã hại chết cha mẹ anh năm xưa thì hắn ta đã bị sát hại trước) . Đối với người viết, Batman là một nguyên mẫu mà đàn ông rất nên học tập, giống như quan điểm của Jordan Peterson : “A harmless man is not a good man. A good man is a very very dangerous man who has that under voluntary control.”
Batman cực kỳ nguy hiểm với giới tội phạm ở Gotham, nhưng anh cũng là một anh hùng với lý tưởng cao đẹp, quý trọng mạng sống con người.
“I won't kill you but I don't have to save you”.
“I won't kill you but I don't have to save you”.
Batman và Joker như hai mặt của đồng xu, chỉ có thể tồn tại song song, cũng như tất cả con người đều có phần Ánh sáng và Bóng tối, Ác quỷ trong mặt nạ Thiên Thần.
Câu chuyện về “Hiệp sỹ trắng” Harvey Dent đại diện cho đa số chúng ta, một hình tượng công tố viên hoàn hảo, hết mình vì công việc và công lý, có lý tưởng cao đẹp, có một tình yêu đẹp với mỹ nữ Rachel Dawes, một persona quá chói lọi. Trích dẫn nổi tiếng của một trong những bộ óc vĩ đại nhất trong ngành nghiên cứu về tâm lý học con người :
“The brighter the light, the darker the shadow” - Carl Jung
Ánh sáng chiếu vào một vật thể càng nhiều thì cái bóng càng trở nên đen kịt. Với một “cú đẩy” khủng khiếp đến từ Joker – The Shadow, Hiệp sỹ trắng của Gotham mất đi tình yêu của mình, mất niềm tin vào con người, bị bóng tối bao trùm hoàn toàn đã trở thành ác nhân Two-Face, vạch lằn ranh giữa Thiên thần và Ác quỷ thật quá đỗi mỏng manh.
“You either die a hero, or live long enough to see yourself become the villain.'”
“You either die a hero, or live long enough to see yourself become the villain.'”
Một thầy giáo hóa học đáng kính, tận tâm với nghề, yêu thương gia đình hết mực, Walter White dồn nén phần bóng tối của mình quá lâu, chỉ cho đến khi ông được chuẩn đoán mắc ung thư và không còn sống được lâu nữa, “BÙM” và một ông trùm ma túy giết người không ghê tay, không từ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích được ra đời – Heisenberg.
“I have spent my whole life scared, frightened of things that could happen, might happen, might not happen, 50-years I spent like that. Finding myself awake at three in the morning. But you know what? Ever since my diagnosis, I sleep just fine. What I came to realise is that fear, that’s the worst of it. That’s the real enemy. So, get up, get out in the real world and you kick that bastard as hard you can right in the teeth.”
“I have spent my whole life scared, frightened of things that could happen, might happen, might not happen, 50-years I spent like that. Finding myself awake at three in the morning. But you know what? Ever since my diagnosis, I sleep just fine. What I came to realise is that fear, that’s the worst of it. That’s the real enemy. So, get up, get out in the real world and you kick that bastard as hard you can right in the teeth.”
Tôi tin rằng với rất nhiều người, đặc biệt những người cho rằng mình tử tế, chăm chỉ, lịch thiệp, tốt bụng, … suy nghĩ mình có thể trở thành kẻ xấu, kẻ đáng khinh bỉ như dâm dục, cướp của, giết người,… là rất đáng sợ và kinh tởm.
"You take the blue pill... the story ends, you wake up in your bed and believe whatever you want to believe. You take the red pill... you stay in Wonderland, and I show you how deep the rabbit hole goes."- Morpheus trong tác phẩm điện ảnh The Matrix
"You take the blue pill... the story ends, you wake up in your bed and believe whatever you want to believe. You take the red pill... you stay in Wonderland, and I show you how deep the rabbit hole goes."- Morpheus trong tác phẩm điện ảnh The Matrix
Bạn cần có suy nghĩ rằng bằng một cách rất dễ dàng nào đó, mình cũng có thể là bất kỳ loại người nào mà mình khinh bỉ, ghét cay ghét đắng, rằng bạn có thể là kẻ bất hiếu, lăng nhăng, giết người, hiếp dâm, cướp của, … Chứ bạn không nên nghĩ tôi là một người tử tế, một kẻ đàng hoàng, đáng yêu, đầy tình thương,… tôi sẽ “không bao giờ” như bọn chúng, bọn khốn nạn, bọn giết người, bọn dâm dục, …
Take the blue pill hay là take the red pill … tôi sẽ uống cả hai viên.
“Phần bóng tối/shadow” không chỉ là phần “bị tổn thương” của chúng ta mà nó cũng là một con đường giúp ta hướng đến một cuộc sống chân thực và trọn vẹn hơn. Để sửa sửa chữa (repair), hàn gắn (heal) và phát triển ở các cấp độ liên quan đến tâm thần, cảm xúc và tinh thần (mental, emotional, and spiritual level), và chúng ta cần thực hành Shadow Work.
Đôi khi, chúng ta bắt gặp những ý niệm lờ mờ thoáng qua về chúng, đôi khi chúng ta chứng kiến chúng trong những sự hỗn loạn trước mặt (frontal chaos), nhưng phần lớn, chúng ta thường phớt lờ và chôn vùi sự tồn tại của chúng vì nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi hoặc sự hổ thẹn thuần túy. Tuy nhiên, khám phá và thừa nhận những con quỷ của chính mình là một phần quan trọng trong hành trình tâm linh (Shadow) của chúng ta.
Tác giả, nhà trị liệu tâm lý Steve Wolf đã từng lưu ý:
Bên dưới lớp mặt nạ xã hội (social mask) chúng ta đeo hàng ngày, chúng ta có một mặt tối bị ẩn đi: một phần chứa đựng những sự bốc đồng, tổn thương, buồn bã hoặc bị cô lập mà chúng ta thường cố gắng để lờ đi. “Phần bóng tối/The Shadow” có thể là một nguồn dồi dào của cảm xúc và sức sống, và thừa nhận (sự tồn tại) của nó có thể là một con đường để chữa lành và một cuộc sống mang tính xác thực (An authentic life).
Shadow Work là một thực hành giúp chúng ta trở lại với sự toàn vẹn. Nó hoạt động dựa trên tiền đề rằng bạn cần phải chấp nhận 100% “phần tối” của mình thay vì tránh né, tảng lờ hoặc kìm nén nó, để có thể trải nghiệm sự chữa lành một cách sâu sắc nhất (to experience deep healing).
Đây là một nhiệm vụ khó khăn, đáng sợ và gây nản chí – tuy nhiên lại là sự đòi hỏi cấp thiết đối với mỗi người. Nó là vậy, tuy nhiên, bạn không phải đi một mình trong chuyến hành trình này.
Trong bài hướng dẫn dài và chi tiết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những sự hỗ trợ đắc lực. Tôi đã nghiên cứu và làm việc với Phần tối/Shadow trong nhiều năm và bởi thể tôi sẽ chia sẻ với bạn một số công cụ, những hiểu biết và lời khuyên tốt nhất mà tôi đã thu thập được tính đến nay.
Xin lưu ý: Không nên thực hiện các thực hành liên quan đến Shadow Work nếu bạn đang phải đấu tranh/gặp vấn đề với những vấn đề liên quan đến Lòng tự trọng thấp (low self-esteem). Khám phá “những con quỷ” của chính mình có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn gấp triệu lần về bản thân và nó có thể dẫn đến Sự tự thù hận (self-hatred). Trước khi thực hành Shadow Work, tôi rất khuyến khích bạn làm việc với những thực hành liên quan đến yêu thương bản thân (Self-Love). Shadow Work chỉ nên được thực hiện bởi những người đã có được giá trị bản thân ổn định và lành mạnh (healthy and stable self-worth) và thiết lập được mối quan hệ thân thiện với chính bản thân họ. Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết liên quan đến Yêu thương bản thân trên blog này để thực hành trước khi tiến thêm một bước lại gần hơn với “phần bóng tối” đáng sợ bên trong mình.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT
1. Tại sao chỉ tập trung vào “Phần sáng/the Light” là một hình thái của sự thoát ly thực tế (A Form of Escapism)?
2. “Phần tối” của con người là gì?
3. Những thực hành liên quan đến Phần tối (Shadow Work) là gì?
4. Tất cả chúng ta đều có “một phần tối của chính mình/Shadow-self”?”
5. “Phần bóng tối của ta” được hình thành như thế nào?
6. “Chiếc bóng vàng/Golden Shadow” là gì?
7. Điều gì xảy ra khi bạn “chối bỏ” phần tối của chính mình?
8. Phần tối (Shadow) và Sự phóng chiếu (Projection) – một hỗn hợp nguy hiểm/a dangerous Mix.
9. 12 lợi ích của Shadow Work
10. 07 lời khuyên để tiếp cận Phần tối trong bạn.
11. Các phương pháp thực hành Shadow Work
A- Chú ý đến phản ứng cảm xúc của bạn
B- Biểu đạt Phần tối của bạn bằng nghệ thuật
C- Bắt đầu một Dự án
D- Viết một câu chuyện hoặc nhật ký ghi lại về những trải nghiệm của bạn
E- Khám phá những “nguyên mẫu bóng tối/shadow archetypes” của bạn.
F- Đối thoại với Nội tại
G- Sử dụng kỹ thuật Gương (Mirror Technique)
12. Bài kiểm tra về “Phần tối bên trong bạn” (in English/bằng tiếng Anh)
13. Sở hữu Phần tối bên trong và bạn sẽ sở hữu cuộc sống của mình.
1. Tại sao chỉ tập trung vào “Phần sáng/the Light” là một hình thái của sự thoát ly thực tế (A Form of Escapism)?
Trong phần lớn cuộc đời mình, tôi đã lớn lên và tin tưởng rằng điều duy nhất xứng đáng để “hướng dẫn” cho tôi là “ánh sáng” và “tình yêu”. Cho dù thông qua môi trường gia đình tôi được nuôi dưỡng hay những huyền thoại về văn hóa (cultural myths) mà tôi được cung cấp để bám vào, tôi đã từng tin rằng tất cả những gì bạn thực sự cần làm trong cuộc sống để có được hạnh phúc là chỉ luôn tập trung vào những thứ đẹp đẽ, tích cực và tâm linh chứa đựng sự đạo đức, ngay thẳng. Tôi tin rằng bạn cũng đã lớn lên và có niềm tin vào một câu chuyện tương tự. Nó là một kiểu “Công thức tốt cho sức khỏe của sự hiện hữu của bạn/Recipe for Well-Being.”
Nhưng một vài năm trước, sau khi chiến đấu với các vấn đề liên quan đến “sức khỏe tâm thần/mental health issues”, tôi đã nhận ra một sự thật gây shock.
Tôi đã sai.
Không chỉ sai mà nó hoàn toàn trật khỏi thứ mục tiêu cần thiết trong cuộc đời mình. Chỉ tập trung vào “ánh sáng và tính yêu” sẽ không giúp bạn được hàn gắn ở một mức độ sâu cần thiết. Trên thực tế, tôi đã học được rất nhiều thông qua những “thực hành nội tại nặng nề/heavy inner work” rằng việc chỉ tập trung vào “sự thiêng liêng thần thánh/holiness” trong cuộc sống không chỉ là một vế của một phương trình, mà nó thậm chí còn là một “hình thái đi tắt tâm linh/Spiritual bypassing” – thứ bỏ qua những vấn đề sâu hơn và tối hơn về mặt tinh thần của bạn – những thứ mà tôi có thể đảm bảo rằng “chúng tồn tại”.
Rất dễ dàng và thoải mái khi chỉ tập trung vào “mặt sáng” của cuộc sống. Vì vậy, nhiều người trong thế giới hiện tại thường hay chọn con đường này. Và mặc dù nó có thể cung cấp một số sự hỗ trợ tạm thời về mặt cảm xúc (temporary emotional support), nhưng nó không đạt đến độ sâu nơi bản thể của bạn: nó không giúp biến đổi bạn ở cấp độ cốt lõi (core level). Thay vào đó, nó để bạn lửng lơ ở một vùng đất nghe ấm áp và mở ảo, nhưng thực tế lại không thực sự mang đến bất cứ sự thay đổi nào.
Thứ thực sự có thể CHẠM vào chiều sâu nơi bản thể của bạn chính là việc khám phá “Phần bóng tối bên trong của bạn” (exploring your Shadow).
2.“Phần tối” của con người là gì?
Nói tóm lại, “Phần tối/Cái bóng/the Shadow” chính là mặt tối của chúng ta (our dark side); phần bản thân bị chối bỏ, lạc lõng và lãng quên của ta (our lost and forgotten disowned self). Phần tối là nơi chứa đựng tất cả những bí mật của bạn, những cảm xúc bị đè nén (repressed feelings), những xung động nguyên thủy (vô thức, cực đoan, cường độ mạnh/primitive impulses) và những phần được coi là “không thể chấp nhận được/unacceptable”; “hổ thẹn/shameful”; “tội lỗi/sinful”; hay thậm chí “quỷ dữ/evil”. Nơi tối tăm này nằm ẩn mình trong “tâm trí vô thức của bạn/your unconscious mind” cũng là nơi chứa đựng những cảm xúc bị đè nén và bị chối bỏ như giận dữ (rage); đố kị (jealousy); thù hận (hatred); tham lam(greed); lừa lọc (deceitfulness) và sự ích kỷ (selfishness).
Vậy ý tưởng “Phần bóng tối bên trong chúng ta/Shadow self” được bắt nguồn từ đâu? Khái niệm ban đầu được đặt ra và khám phá bởi Nhà tâm lý học/Phân tâm học người Thụy Sĩ – Carl Jung :
“Mọi người đều mang theo một Cái bóng/the Shadow, và nó càng ít được thể hiện trong cuộc sống có ý thức của mỗi cá thể, nó sẽ càng trở nên đen và đặc hơn”
Khi Phần tối của con người bị xa lánh, nó có xu hướng phá hoại ngầm (undermine) và phá hủy cuộc sống của chúng ta. Những sự nghiện ngập (Addictions); Lòng tự trọng thấp (low self-esteem); Những căn bệnh tâm thần (mental illness); Những căn bệnh mãn tính (chronic illnesses) và các bệnh thuộc về thần kinh khác nhau đều quy đến Phần bóng tối bên trong mỗi người. Khi Phần tối bị kìm nén hoặc đè nén trong vô thức đủ lâu, chúng thậm chí có thể vượt lên cả cuộc sống của chính ra và gây ra các chứng rối loạn tâm thần (psychosis) hoặc các dạng hành vi cực đoan (extreme forms of behavior) như lừa dối hay thậm chí làm hại người khác. Các chất gây say (Intoxicants) như rượu và ma túy cũng có xu hướng giúp giải phóng Phần tối bên trong ra ngoài.
May mắn rằng có một cách để khám phá ra Vùng tối và ngăn nó nuốt chửng sự tồn tại của chúng ta, và nó được gọi chung là Shadow Work.
3. Những thực hành liên quan đến Phần tối – Shadow Work là gì?
Shadow Work là quá trình khám phá phần Bóng tối bên trong của bạn (Shadow-Self). Như đã đề cập ở trên, Phần tối của bạn là một phần của Tâm trí vô thức và là nơi chứa đựng mọi thứ bạn cảm thấy “hổ thẹn” trong suy nghĩ và cảm giác, cũng như mọi xung động, những ý tưởng bị đè nén, những ham muốn, sợ hãi và những sự lệch lạc, trụy lạc (perversion) mà bởi lý do này hoặc lý do khác, bạn đã “khóa chặt chúng” một cách có ý thức hoặc vô thức. Thường thì điều này được thực hiện như một hình thức để giữ cho bản thân bạn (dễ) phục tùng, đáng yêu và “văn minh” trong mắt người khác.
Shadow Work là nỗ lực khám phá mọi thứ mà chúng ta đã che giấu và mọi phần chúng ta đã không thừa nhận và loại bỏ bên trong Phần tối của mình. Tại sao? Bởi nếu không “tiết lộ” cho “bản thân ta” những gì ta đã che giấu, chúng ta sẽ vẫn phải chịu những gánh nặng vô hình với những vấn đề có liên quan đến giận dữ; tội lỗi; hổ thẹn; ghê tởm và đau buồn.
Trong suốt lịch sử của nhân loại, Shadow Work đóng một vai trò mạnh mẽ nhưng bí ẩn và huyền bí trong việc giúp chúng ta khám phá ra điều gì gây ra cho ta những chứng bệnh tâm thần, không thoải mái về thể chất*(physical dis-ease)và thậm chí là sự điên rồ dẫn đến các loại tội ác.
Theo truyền thống, Shadow Work hay rơi vào địa hạt của những Pháp sư; Thầy lang cũng như các linh mục và nữ tu trong những thời kỳ lịch sử cổ xưa. Ngày nay, Shadow Work lại thường rơi phổ biến hơn trong các lĩnh vực trị liệu tâm lý với các nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, những người hướng dẫn tâm linh và những nhà trị liệu.
4. Tất cả chúng ta đều có “một cái bóng/Shadow ?”
Đúng vậy, tất cả chúng ta đều có Một cái bóng bên trong mình. Nghe thì khó chịu nhưng rõ ràng luôn tồn tại “mặt tối bên trong mỗi con người”. Tại sao lại tồn tại điều này? Lý do tại sao tất cả con người đều có “một cái bóng” là do cách chúng ta được nuôi dưỡng như một con người, thường được gọi theo cách khác là “sự chuẩn hóa của chúng ta” (our conditioning). (Chúng ta sẽ khám phá cách mà Phần tối được hình thành trong phần tiếp sau).
Nhưng tôi là một “người Tốt”! Tôi không có một “mặt tối” bên trong << bạn có thể đang nghĩ vậy. Tất nhiên, bạn có thể là một người tốt. Trên thực tế, bạn thậm chí là một người hào phóng, đáng yêu và vị tha nhất trên thế giới này. Bạn có thể giúp những người đói khổ, cứu những chú cún con và quyên góp một nửa tiền lương của bạn cho những người nghèo. Nhưng điều đó cũng không giúp loại trừ bạn khỏi việc có sở hữu “Phần tối” bên trong mình. Không có ngoại lệ ở đây, bản chất con người là sự sở hữu cả Phần sáng và Phần tối, và chúng ta cần tự chủ cả hai khía cạnh đó.
Đôi khi, khi mọi người nghe rằng họ có “Phần tối” (hoặc khi nó được chỉ ra), sẽ có rất nhiều sự phủ nhận. Chúng ta được dạy để nhận thức bản thân một cách hai chiều hết sức hạn chế. Chúng ta được dạy rằng chỉ có tội phạm, kẻ trộm cắp, giết người mới có “Phần tối”. Dạng suy nghĩ đen trắng này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự đau khổ của chúng ta.
Nếu ý nghĩ “có một Phần tối bên trong khiến bạn khó chịu”, hãy dành thời gian để xem xét liệu bạn có đang cố phát triển “một bản thể lý tưởng hóa/ idealized self” hay không? Dấu hiệu của một “bản thân lý tưởng” bao gồm một số thái độ như sau:
+Tôi không thích những người đó, tôi tốt đẹp hơn họ rất nhiều.
+Tôi chẳng bao giờ lầm lạc cả.
+Chúa tự hào về tôi.
+Những tên tội phạm và những kẻ vô đạo đức, phạm tội (wrongdoers) không phải là con người.
+Mọi người đều biết tôi tốt như thế nào (dù vậy, tôi vẫn cần phải nhắc nhở họ)
+Tôi là một Hình mẫu chuẩn (role model)
+Tôi nên được thừa nhận và hoan nghênh vì những việc làm tốt đẹp của mình.
+Tôi không có ý nghĩ xấu xa, tại sao mọi người lại có?
Nhận thức như vậy về bản thân là phi thực tế, không lành mạnh và phần lớn đều là những ảo tưởng. Cách duy nhất để tìm thấy sự yên bình nội tại, hạnh phúc, một tình yêu đích thực, sự thỏa mãn và sự soi sáng (Illumination) chính là Khám phá phần Bóng tối bên trong chúng ta.
5. “Phần bóng tối của ta” được hình thành như thế nào ?
Cái bóng của bạn được hình thành từ thời thơ ấu và cả 2 yếu tố (a) là sản phẩm của sự phát triển bản ngã tự nhiên và (b) là sản phẩm của Chuẩn hóa xã hội hoặc Xã hội hóa. Xã hội hóa là quá trình học để cư xử theo những cách để được xã hội chấp nhận.
Khi chúng ta được sinh ra, tất cả chúng ta đều có tiềm năng – với khả năng để tồn tại và phát triển theo nhiều cách khác nhau. Theo thời gian, chúng ta học hỏi ngày càng nhiều để “trở thành một kiểu người nhất định (become a certain type of person)”. Dần dần, do hoàn cảnh và những sở thích ưu tiên, chúng ta bắt đầu chấp nhận những đặc điểm tính cách nhất định và từ chối những thứ khác. Ví dụ, nếu chúng ta được sinh ra trong một gia đình ít có sự tương tác qua lại ấm áp giữa những cá nhân, chúng ta sẽ phát triển những đặc điểm tính cách khiến chúng ta trở nên tự lập hoặc không cởi mở (standoffish) hoặc tâm trí bị định hướng (mind-oriented). Nếu chúng ta được sinh ra trong một gia đình luôn đề cao sự nghe lời và nghiêm cấm sự “bất tuân/rebellion), chúng ta sẽ học được những cách để là một người dễ phục tùng, quy phục, và từ đó chấp nhận điều đó như một phần trong cấu trúc bản ngã của chúng ta.
2 tác giả và nhà trị liệu Jungian Steve Price và David Haynes từng viết :
“Nhưng, cùng lúc với việc phát triển tính cách bản ngã (ego personality), chúng ta cũng còn việc khác phải làm. Điều gì đã xảy ra với tất cả những phần trong tiềm năng ban đầu của chúng ta – thứ mà ta đã không phát triển? Chúng không bị mất đi sự tồn tại của mình; chúng vẫn ở đó, như một dạng tiềm năng hoặc được phát triển một phần, sau đó chúng bị loại bỏ, những thuộc tính cá nhân và chúng sẽ sống trong vô thức như một sự thay thế cho bản ngã thức tỉnh (waking ego). Vì vậy, bằng chính hành động tạo ra một tính cách bản ngã được mô tả cụ thể (specifically delineated ego personality), chúng ta cũng đã tạo ra sự đối nghịch của nó trong vô thức. Đó chính là Cái bóng/The Shadow. Và mọi người đều có nó trong mình.
“If I have to choose between one evil and another, then I prefer not to choose at all”.
“If I have to choose between one evil and another, then I prefer not to choose at all”.
Như chúng ta có thể thấy, phát triển “Cái bóng” là một phần tự nhiên của sự phát triển.
Nhưng bạn cũng hình thành một bản ngã biến đổi (alter ego) dựa trên điều kiện xã hội (social conditioning), tức là là cha mẹ, thành viên trong gia đình, giáo viên, bạn bè và xã hội của bạn – tất cả đều đã đóng góp cho Cái bóng của bạn.
Bằng cách nào?
Vấn đề nằm ở: Xã hội văn minh hoạt động theo những quy tắc nhất định. Nói cách khác, một số hành vi và đặc điểm được chấp thuận, trong khi một số khác bị xa lánh. Ví như “sự tức giận”. “Tức giận” là một cảm xúc thường xuyên bị “ngược đãi” trong quá trình phát triển của chúng ta. Biểu lộ ra những cơn giận dữ, chửi rủa hay phá hủy thường không bao giờ nhận được sự tán đồng từ cha mẹ hay giáo viên của chúng ta. Do đó, nhiều người trong chúng ta được học được rằng “Thể hiện sự tức giận ra bên ngoài là KHÔNG ĐÚNG”. Thay vì được dạy “những cách lành mạnh” để thể hiện sự tức giận của mình, đôi khi (ngược lại) chúng ta lại bị trừng phạt về thể xác (bị đánh hoặc bị cấm túc), và về cảm xúc (như dọa không yêu thương, xa lánh).
Có rất nhiều hành vi, cảm xúc và niềm tin bị từ chối trong xã hội, và do đó, chúng cũng bị chính chúng ta vứt bỏ. “Để trở nên phù hợp, được chấp nhận, được đồng thuận và yêu mến”, chúng ta đã học cách hành động theo một cách nhất định. Chúng ta chấp nhận một một vai trò – thứ sẽ đảm bảo cho ta sự sống còn về tinh thần, cảm xúc và thể chất – nhưng đồng thời với việc đó, “đeo mặt nạ” cũng có những hệ quả của nó. Điều gì đã xảy ra với những phần xác thực, hoang dã, những điều cấm kỵ của xã hội hoặc những phần thử thách trong mỗi chúng ta? – CHÚNG BỊ MẮC KẸT TRONG CÁI BÓNG, TRONG PHẦN TỐI CỦA TA.
Điều gì xảy ra khi chúng ta lớn lên?
Theo thời gian, chúng ta học được cách vừa “thưởng thức” nhưng đồng thời “khinh miệt” thứ bản ngã được xã hội chấp nhận – bởi, một mặt chúng khiến ta cảm thấy tử tế, tốt đẹp, đáng yêu nhưng mặt khác, chúng cảm thấy thật giả dối và thiếu tự nhiên.
Nhà trị liệu Steve Wolf có “một phép loại suy/phép tương tự hoàn hảo” để  mô tả quá trình này như sau:
Mỗi chúng ta đều giống như Dorian Gray: Chúng ta tìm cách trưng ra một khuôn mặt đẹp và ngây thơ ra trước thế giới; một thái độ lịch sự, nhã nhặn; một hình ảnh trẻ trung, thông minh. Và bởi vậy, vô tình nhưng chắc chắn, chúng ta loại bỏ những phẩm chất không phù hợp với hình ảnh, điều đó không giúp nâng cao lòng tự trọng hay khiến ta tự hào, mà thay vào đó, mang lại cho chúng ta sự hổ thẹn và khiến ta cảm thấy nhỏ bé. Chúng ta rơi vào hang tối của những  cảm giác vô thức khiến chúng ta bất an – thù ghét, giận dữ, ghen tị, tham lam, cạnh tranh, ham muốn, nhục nhã – và những hành vi bị coi là sai bởi Văn hóa – Nghiện ngập, lười nhác, hung hăng, lệ thuộc – tạo ra những gì được gọi là “Nội dung của Vùng tối/shadow content”. Giống như bức tranh Dorian, những phẩm chất này cuối cùng cũng có một cuộc sống riêng, hình thành và trở thành sinh đôi vô hình phía sau cuộc sống của chúng ta, hoặc ngay bên cạnh nó…
Và ngay cả khi phần tối của Bản ngã/Shadow-Self có thể được mô tả như là một người anh em song sinh hung ác của chúng ta, thì nó cũng không hoàn toàn chứa đầy những thứ xấu xa. Thực sự thì VÀNG cũng có thể được tìm thấy tại nơi đây.
6. “Chiếc bóng vàng/Golden Shadow” là gì ?
Jung từng nói rằng “trong Phần bóng tối kia chín mươi phần trăm là vàng nguyên chất”. Điều này có nghĩa là có rất nhiều món quà đẹp đẽ được mang đến cho chúng ta phía sau Chiếc bóng của chính mình nếu chúng ta dành đủ thời gian để tìm hiểu nó. Ví dụ – rất nhiều tiềm năng sáng tạo của chúng ta bị nhấn chìm trong Vùng tối bởi chúng ta đã được dạy từ khi còn nhỏ để từ chối chúng.
Không phải tất cả mọi thứ trong Shadow của chúng ta đều u ám và khổ ải. Trên thực tế, Vùng tối chứa một vài trong những khả năng và tài năng mạnh mẽ nhất của chúng ta, chẳng hạn như năng khiếu nghệ thuật, tình dục, cạnh tranh, sáng tạo và thậm chí những năng lực thuộc về trực giác ( our artistic, sexual, competitive, innovative, and even intuitive aptitudes).
“Chiếc bóng Vàng” cũng mang đến cho ta cơ hội phát triển tâm lý và tinh thần to lớn. Thông qua thực hành Shadow Work, chúng ta biết được rằng mọi cảm xúc và vết thương chúng ta sở hữu đều có một món quà muốn chia sẻ với ta. Ngay cả những phần “ghê tởm”, “xấu xí” và “hổ thẹn nhất” của chúng ta cũng mang lại cho ta con đường để trở về với Nhất thể (Oneness: Hợp nhất). Đó là là sức mạnh của Chiếc bóng, của Vùng tối – nó vừa là một hành trình kinh hoàng, nhưng cuối cùng lại là một con đường dẫn đến sự Giác ngộ (Enlightenment) hoặc Khai sáng (Illumination). Mọi con đường tâm linh đều cần Shadow work để ngăn chặn những vấn đề sẽ xảy ra – những điều mà chúng ta sẽ khám phá trong phần tiếp sau này.
7. Điều gì xảy ra khi bạn “chối bỏ” phần tối của chính mình?
Khi Shadow Work không được quan tâm đúng mức, tâm hồn sẽ cảm thấy khô nứt, giòn, giống như một thân tàu trống rỗng (empty vessel) – S.Wolf
Chối bỏ, đè nén, phủ nhận, không chấp nhận Cái bóng của bạn (dù có ý thức hay vô thức) là một điều nguy hiểm. Vấn đề về Chiếc bóng của bạn đó là nó luôn tìm cách để được biết đến. Nó khao khát được hiểu, khám phá và được hợp nhất. Nó khao khát có được vị trí trong Nhận thức (chứ không phải bị lãng quên trong Vô thức). Chiếc bóng càng bị chôn vùi và cầm tù trong nhà tù của nó nơi Vô thức, nó sẽ càng tìm thấy nhiều cơ hội hơn để bạn nhận ra sự tồn tại của nó.
Cả Tâm linh và Tôn giáo hiện đại đều có xu hướng tập trung vào các khía cạnh Tình yêu và Ánh sáng của sự phát triển tâm linh đến sự diệt vong của chính họ. Sự nhấn mạnh quá mức này vào các yếu tố mềm mại, siêu việt và “cảm giác tốt đẹp” về một sự thức tỉnh tâm linh dẫn đến kết quả là một sự nông cạn và ám ảnh (shallowness and phobia) về bất cứ điều gì quá thực tế, trần tục hoặc tối tăm.
Về khía cạnh Tâm linh, việc bỏ qua Phần tối bên trong của một người mang đến hệ quả là một loạt các vấn đề nghiêm trọng. Một số vấn đề phổ biến thường gặp về Phần tối thường xuất hiện trong cộng đồng Tâm linh-Tôn giáo bao gồm : Nạn ấu dâm của các Linh mục Thiên Chúa* (bạn có thể xem bộ phim Spotlight để biết thêm về thực trạng có thật này), thao túng tài chính của những môn đồ của những Đạo sư, hiền triết, thầy hướng dẫn (gurus), và tất nhiên Bệnh vĩ cuồng (megalomania), Chủ nghĩa ái kỷ (narcissism), Phức cảm Chúa trời (God complexes: Coi những điều mình nói là đúng, không phải tranh cãi, không thừa nhận bản thân sai, coi bản thân là chân lý…etc) giữa những Người thầy Tâm linh (Spiritual Teacher).
Các vấn đề khác phát sinh khi chúng ta chối bỏ Cái bóng của mình bao gồm:
+Thói đạo đức giả (Hypocrisy: Tin tưởng, ủng hộ một việc, nhưng lại làm một việc khác (có tính đối nghịch)
+Dối trá và Tự lừa dối/Lies and self-deceit  (cả với bản thân và với người khác)
+Những cơn kích động, giận dữ, cơn thịnh nộ không thể kiểm soát (Uncontrollable bursts of rage/anger)
+Thao túng cảm xúc và tinh thần của người khác
+Tham lam và Nghiện ngập
+Sự ám ảnh và ám ảnh cưỡng chế (Phobias and obsessive compulsions)
+Lo lắng dữ dội (lo lắng ở cường độ cao)
+Bệnh tâm lý mãn tính
+Trầm cảm (có thể tiến tới xu hướng tự tử)
+Loạn dâm
+Cái tôi bị thổi phồng
+Mối quan hệ hỗn loạn với những người khác
+Tự ghê tởm
+Tự say mê bản thân (chỉ quan tâm đến bản thân/Self-absorption)
+Tự phá hủy (Self-sabotage)
…và rất nhiều những vấn đề khác nữa, đây không phải là một danh sách toàn diện. Khi đọc phần tiếp sau, bạn sẽ biết thêm một cách khi chúng ta Chối bỏ chiếc bóng của mình đó là thông qua Tâm lý phóng chiếu (psychological projection).
8. Chiếc bóng (Shadow) và Sự phóng chiếu (Projection) – một hỗn hợp nguy hiểm/a dangerous Mix
Một trong những hình thái chối bỏ Chiếc bóng/Shadow lớn nhất đó là Sự phóng chiếu (Projection). Phóng chiếu là một thuật ngữ chỉ việc nhìn thấy những điều khác ở mọi người – những thứ thực sự nằm trong chính chúng ta.
Khi chúng ta ghép Sự phóng chiếu và Chiếc bóng với nhau, chúng ta có một hỗn hợp nguy hiểm.
Tại sao?
Bởi – như nhà trị liệu tâm lý Robert A. Johnson từng viết:
Chúng ta thường tìm cách trừng phạt những điều khiến chúng ta khó chịu nhất về những phần bản thân mà chúng ta không cảm thấy hài lòng, và chúng ta thường nhìn thấy những phẩm chất bị coi thường này trong chính thế giới xung quanh chúng ta.
Có nhiều cách khác nhau để chúng ta “trừng phạt, hành hạ” những người là tấm gương (phản chiếu) cho những phẩm chất Bóng tối của chúng ta. Chúng ta có thể chỉ trích, chối bỏ, căm ghét, hoặc thậm chí trong những trường hợp cực đoan – tìm cách tiêu diệt chúng (hãy nghĩ về những quốc gia tìm đến chiến tranh với những “kẻ thù” của họ). Không ai trong chúng ta vô tội trong phạm trù này. TẤT CẢ chúng ta đều “phóng chiếu” những phần bị chối bỏ của bản thân lên người khác. Trên thực tế, Phóng chiếu phần bóng tối/Shadow Projection là một trong những nguyên nhân chính của Rối loạn chức năng mối quan hệ và sự tan vỡ (sau đó)/relationship dysfunction and break down.
Nếu chúng ta đang tìm cách mang đến hòa bình, tình yêu và ý nghĩa cho cuộc sống của mình, chúng ta tuyệt đối cần phải ĐÒI LẠI những sự phóng chiếu này (reclaim these projections). Thông qua Shadow Work, chúng ta có thể khám phá chính xác những gì chúng ta đã chối bỏ.
9. 12 lợi ích của Shadow Work
Đầu tiên, tôi muốn nói rằng tôi có sự tôn trọng cao nhất đối với Shadow Work (những thực hành với Phần tối). Đó là con đường quan trọng nhất mà tôi đã thực hiện để KHÁM PHÁ “vết thương nơi vùng lõi/core wound”; “Niềm tin cốt lõi/Core Beliefs”; “Những chấn thương/traumas” và “Những sự phóng chiếu/Projections”. Tôi cũng đã quan sát cách mà Shadow Work đã giúp để tạo ra sự rõ ràng sâu sắc, sự hiểu biết, hòa hợp, chấp nhận, giải phóng và bình an nội tại trong cuộc sống của những người khác. Đây thực sự là một công việc sâu sắc tạo nên những thay đổi ở cấp độ Linh hồn, nhắm chính xác vào gốc rễ những vấn đề của chúng ta chứ không đơn giản chỉ là những triệu chứng hời hợt.
Có rất nhiều lợi ích mang lại từ việc thực hành Shadow Work và biến nó thành một phần cuộc sống cũng như thói quen hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số lợi ích thường gặp nhất:
+Một tình yêu và sự chấp nhận sâu sắc với với bản thân
+Cải thiện mối quan hệ với người khác (bao gồm chồng/vợ/người yêu, con cái, gia đình bạn)
+Tự tin để trở nên “xác thực” hơn
+Có sự rõ ràng hơn về cảm xúc; tâm thần và tinh thần
+Tăng cường lòng vị tha, trắc ẩn và sự hiểu biết đối với người khác (đặc biệt là những người bạn không thích)
+Tăng cường sự sáng tạo
+Khám phá những tài năng và năng khiếu tiềm ẩn
+Hiểu sâu hơn về đam mê và mục đích sống cuối cùng của bạn
+Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần
+Can đảm hơn để đối mặt với những điều chưa biết và sống cuộc sống một cách thật sự
+Đến gần hơn với Linh hồn hoặc Bản thể cao hơn trong bạn
+Cảm giác về sự Toàn vẹn/Nhất thể (Wholeness)
Điều quan trọng cần nhớ là “không có sự sửa chữa nhanh” khi thực hiện Shadow Work, vì vậy những lợi ích thay đổi cuộc sống này sẽ không diễn ra chỉ sau một đêm. Cùng với sự kiên trì, cuối cùng chúng sẽ xuất hiện và mang đến phúc lành cho cuộc sống của bạn.
10 . 07 lời khuyên để tiếp cận Phần tối trong bạn
Trước khi bạn bắt đầu với Shadow Work, điều quan trọng đó là bạn phải đánh giá xem liệu mình đã sẵn sàng bắt tay vào cuộc hành trình này không? Không phải ai cũng chuẩn bị cho những thực hành sâu sắc này, nhưng đừng lo về điều đó. Chúng ta đang đứng ở những giai đoạn khác nhau, vì vậy, hãy chú ý đến những câu hỏi sau đây và cố gắng trả lời trung thực nhất có thể:
***Bạn đã thực hành Tự yêu thương bản thân chưa?*** Nếu chưa, Shadow Work sẽ quá sức với bạn. Tôi đã đánh dấu sao (*) ở mục này vì nó rất quan trọng và bạn cần xem xét. Shadow Work không nên được “thử” bởi những người có giá trị bản thân thấp (poor self-worth) hoặc vẫn đang đấu tranh với sự tự ghê tởm bản thân (self-loathing). Nói cách khác: nếu bạn đang có vấn đề với Lòng tự trọng thấp (low self-esteem), xin đừng thử với Shadow Work. Tôi dứt khoát cảnh báo bạn không làm điều đó. Tại sao? – Bởi nếu bạn đang đấu tranh với “giá trị bản thân kém”, việc khám phá Phần tối bên trong có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn gấp mười lần về bản thân. Trước khi bạn đi trên con đường này, bạn nhất định phải thiết lập một hình ảnh bản thân mạnh mẽ và khỏe mạnh (a strong and healthy self-image). Bạn không cần phải nghĩ bản thân là”quà tặng của Chúa gửi đến thế giới”, nhưng có được một “ý thức về bản thân – ít nhất ở mức độ trung bình” là điều rất quan trọng.
Bạn có sẵn sàng để sử dụng thời gian vào Shadow Work? – Shadow work không phải là một thực hành có thể thực hiện một cách thờ ơ, hờ hững. Bạn chỉ có thể chọn ở bên trong hoàn toàn, hoặc đứng bên ngoài. Shadow Work đòi hỏi sự cống hiến, kỷ luật tự giác và sự kiên trì. Bạn có sẵn sàng để dành một khoảng thời gian cố định cho nó? Thậm chí chỉ 10 phút mỗi ngày cũng là một khởi đầu tốt.
Bạn đang tìm kiếm để được xác thực hoặc để tìm ra sự thật? Có thể đến giờ thì bạn đã biết điều này “Shadow Work không phải là việc làm để khiến bạn cảm thấy đặc biệt. Nó có giống những con đường tâm linh điển hình thứ thường tập trung vào “cảm giác tốt”? Câu trả lời là “Không” – Shadow Work có thể rất hung hăng, tàn bạo và cực kỳ đối đầu (extremely confronting). Đây là con đường dành cho những người tìm kiếm sự thật, không phải nhưng người đang tìm kiếm để được xác thực.
Tìm kiếm để tiến vào một không gian bình tĩnh và trung tính. Điều quan trọng là hãy cố gắng và thư giãn khi thực hành Shadow Work. Căng thẳng, thái độ phán xét hoặc phê phán sẽ gây ức chế cho quá trình. Vì vậy hãy cố gắng kết hợp một kỹ thuật thiền định hoặc Chánh niệm để có được sự bình tĩnh trong bất cứ điều gì bạn làm.
Hãy hiểu rằng “Bạn không phải suy nghĩ của bạn”. Điều cần thiết là bạn phải nhận ra rằng bạn không phải suy nghĩ của mình để cần đến Shadow Work để được chữa lành và giải phóng. Chỉ từ Trung tâm của sự Bình tĩnh và Yên tĩnh (hay còn gọi là Linh hồn của bạn), bạn mới có thể thực sự nhận thức được khía cạnh Bóng tối của mình. Bằng cách giữ chúng trong nhận thức, bạn có thể thấy chúng rõ ràng với bản chất của chính chúng (những suy nghĩ), và nhận ra rằng cuối cùng “chúng không thể thay bạn định nghĩa chính mình”; chúng đơn giản chỉ là hiện tượng tăng/giảm của Tâm trí (simply rising and falling mental phenomena).
Thực hành Tự từ bi (Self-compassion) – điều tối quan trọng đó là cần kết hợp Lòng trắc ẩn và Sự chấp nhận bản thân vào thực tiễn thực hành Shadow Work của bạn. Nếu không thể hiện tình yêu và sự hiểu biết với chính mình, sẽ thật dễ dàng để Shadow Work gây phản tác dụng và khiến bạn cảm thấy khủng khiếp. Vì vậy, hãy tập trung vào việc tạo ra Tình yêu và Lòng trắc ẩn, bạn có thể giải phóng bất cứ sự tủi hổ nào và ôm lấy Nhân tính (humanity) của mình.
Ghi lại mọi thứ bạn tìm thấy – Hãy giữ một cuốn sổ nhật ký (hoặc bất cứ thứ gì bằng văn bản) mang tính cá nhân – trong đó bạn có thể viết ra hoặc rút ra những khám phá của mình. Ghi lại những giấc mơ, những quan sát và phân tích của bạn sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể theo dõi quá trình của mình và tạo ra những kết nối quan trọng.
11. Các phương pháp thực hành Shadow Work
Có rất nhiều kỹ thuật và những bài tập thực hành Shadow Work mà bạn có thể thấy rất nhiều ngoài kia. Trong hướng dẫn này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài phương pháp để bắt đầu. Tôi cũng sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm từ chính bản thân mình:
A.Hãy chú ý đến phản ứng cảm xúc của bạn (emotional reactions)
Trong thực hành này, bạn sẽ học được rằng “những gì được bạn trao sức mạnh sẽ kiểm soát bạn”. Để tôi giải thích kỹ hơn:
Một thực hành Shadow Work mà tôi rất thích đó là chú ý đến mọi thứ có khả năng gây “shock”, gây phiền, và khiến tôi hồi hộp. Về cơ bản, thực hành này là về việc tìm hiểu những gì mà tôi đã “trao quyền” cho chúng trong cuộc sống của mình một cách vô thức, bởi : “những gì chúng ta đặt tầm quan trọng vào chúng – dù tốt hay xấu – nói rất nhiều về chính chúng ta.
Thực tế là những gì chúng ta phản ứng, hoặc những gì khiến chúng ta tức giận và đau khổ – tiết lộ những thông tin cực kỳ quan trọng  về bản thân chúng ta.
Ví dụ – bằng cách theo dõi nơi mà “những con quỷ trong tôi” đã dẫn tôi đến – cho dù thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, vòng tròn mối quan hệ gia đình, nơi làm việc hay nơi công cộng – tôi đã khám phá ra 2 điều quan trọng về bản thân. (1) Tôi là một kẻ thích kiểm soát; tôi ghét cảm giác dễ bị tổn thương, bất lực và yếu đuối. Nó đơn giản là một nỗi sợ khủng khiếp bên trong tôi. Làm thế nào tôi phát hiện ra điều này? Thông qua việc tôi không thích chứng kiến “cảnh bị hãm hiếp” trên các bộ phim điện ảnh và truyền hình, “phản ứng tiêu cực” của tôi đối với những trải nghiệm mới lạ (ví dụ: đi tàu lượn siêu tốc, phải nói trước đám đông..etc), cũng như “sự khó chịu” của tôi khi phải chia sẻ thông tin về cuộc sống của mình với những người khác trong những cuộc trò chuyện. Ngoài ra, bằng cách theo dõi cách “những con quỷ” dẫn tôi đến, tôi đã phát hiện ra rằng mình đang phải chịu “một gánh năng” bởi một “mặc cảm tội lỗi” mà tôi đã phát triển thông qua sự giáo dục dựa trên nền tảng tôn giáo của gia đình. Một phần, tôi muốn cảm thấy “đáng khinh/unworthy” vì đó là thứ cảm giác mà tôi đã phát triển từ thời thơ ấu (Ví dụ: “Mày là kẻ tội đồ”; “Đó là lỗi của mày nên Chúa Jesus mới bị đóng đinh trên thập giá”, và đó là điều tôi bí mật cảm thấy thoải mái với thứ cảm giác “đáng khinh, không xứng đáng”. Bởi thế, tâm trí của tôi đã chọn ra bất cứ thứ gì mà tôi làm “sai”, và tôi bị bỏ lại với cảm giác “tồi tệ” – điều mà tôi thường làm, tuy nhiên, điều này khiến sức khỏe của tôi bị hủy hoại.
Nhờ thực hành này, tôi đã chào đón rất nhiều sự từ bi, chánh niệm và sự tha thứ đi vào cuộc đời mình. Chú ý đến những phản ứng cảm xúc của bạn có thể giúp bạn khám phá chính xác những “vết thương nơi vùng lõi” của bạn và biết được chúng ảnh hưởng đến bạn như thế nào hàng ngày.
Làm thế nào để chú ý đến phản ứng cảm xúc của bạn
Để chú ý một cách hiệu quả vào các phản ứng cảm xúc của bạn (tôi gọi nó là “lần theo dấu vết của những con quỷ bên trong bạn/following the trail of your inner demons”), trước tiên bạn cần phải trau dồi những đức tính sau đây:
Tự ý thức
Nếu không có ý thức về những gì bạn làm, bạn nghĩ, bạn cảm thấy và phát ngôn – bạn sẽ rất khó đạt được những tiến bộ thực sự.
Tuy nhiên, nếu bạn đã có thể chắc chắn rằng mình đã tự nhận thức được (hoặc nhận thức đủ để bắt đầu quá trình) thì bạn sẽ cần phải :
Áp dụng một tư duy cởi mở
Bạn sẽ cần phải có can đảm và sẵn sàng quan sát MỌI THỨ (dù không thoải mái) khi bạn đặt sự quan tâm của mình vào đó, và đặt câu hỏi “tại sao”? Ý nghĩa thực sự khi tôi sử dụng cụm từ “đặt sự quan tâm của mình vào” – tức là, bất cứ điều gì dù đó là những thứ khiến bạn tức tối, nổi giận, những cú shock, những điều khiến bạn phát điên, cảm thấy phiền phức và khiến bạn cảm thấy sợ hãi – tất cả chúng, bạn đều phải “tập trung”, một cách nghiêm túc.
Có nhiều khả năng bạn sẽ có cơ hội khám phá ra những kiểu mẫu hình thái (patterns) sẽ liên tục xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy mình bị sỉ nhục hoặc hổ thẹn mỗi khi “tình dục” xuất hiện trên các chương trình truyền hình hoặc bộ phim yêu thích của bạn (điều này có thể tiết lộ sự đè nén về mặt tình dục hoặc một niềm tin nhầm lẫn về tình dục mà bạn đã áp dụng cho mình trong suốt cuộc đời). Hoặc bạn có thể sợ hãi khi nhìn thấy “Cái chết” hoặc “người chết” (thứ cho thấy sự kháng cự của bạn với bản chất cuộc sống hoặc liên quan đến một chấn thương từ thuở thơ ấu). Hoặc bạn cũng có thể chán ghét đời sống chính trị, tình dục, tinh thần (thứ tiết lộ mong muốn tiềm ẩn của bạn để được làm điều tương tự).
Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra, và tôi khuyến khích bạn hãy đi chậm rãi, dành thời gian và từng chút một chọn ra những gì bạn muốn tập trung vào.
“Nhưng – tôi không muốn tập trung vào những điều thô thiển, tệ hại hay những thứ khiến tôi cảm thấy khó chịu, sao tôi phải làm thế? Tôi không quan tâm đến chúng!” – bạn có thể thắc mắc điều này.
Vâng, hãy thử suy nghĩ một lát. Nếu bạn “không quan tâm” đến những điều khiến bạn tức giận, ghê tởm hoặc tuyệt vọng, vậy tại sao bạn lại luôn “phản ứng rất mạnh mẽ” với chúng? Khoảnh khắc khi bạn phản ứng về mặt cảm xúc với một thứ gì đó là khoảnh khắc bạn trao cho chúng sức mạnh để kiểm soát bạn. Chỉ có những điều không khuấy động cảm xúc trong ta mới không quan trọng mà thôi.
Hãy xem cách bạn phản hồi và lắng nghe những gì mà Bóng tối trong bạn đang cố gắng chỉ dạy cho bạn.
B.Nghệ thuật hóa “Phần tối” trong bạn
Nghệ thuật là hình thức thể hiện bản thân cao nhất và cũng là một cách tuyệt vời để cho phép “bóng tối” của bạn được tự biểu hiện. Các nhà tâm lý học thường sử dụng “liệu pháp nghệ thuật” nhưng một cách giúp các bệnh nhân khám phá bản thân bên trong họ.
Bằng cách bắt đầu cho phép bản thân được cảm nhận (hoặc vẽ lên bất cứ cảm xúc đen tối nào hiện có). Chọn một phương tiện thể hiện nghệ thuật phù hợp với bạn như bút bi, bút chì, màu nước, bút màu, acrylic, album hình handmade (scrapbooking), điêu khắc…etc và vẽ ra những gì bạn cảm thấy. Bạn không cần phải xem mình là một “nghệ sĩ” để được hưởng lợi từ hoạt động này. Bạn không cần lập kế hoạch cho những gì bạn sẽ tạo ra. Chỉ cần để cho đôi tay, chiếc bút hoặc của cọ vẽ của bạn bắt đầu cuộc đối thoại của chúng, một cách càng tự phát càng tốt. Diễn đạt nghệ thuật có thể tiết lộ rất nhiều về “phần tối” khó hiểu của mỗi chúng ta. Nhà tâm lý học Carl Jung (người đã Khái niệm hóa ý tưởng Phần tối bên trong) thậm chí còn khá nổi tiếng với việc sử dụng họa tiết mandalas trong các buổi trị liệu của mình.
C.Bắt đầu một Dự án
Hoạt động sáng tạo có thể cực kỳ khó chịu và có thể tạo ra một số “nhân tố” đen tối hơn trong bạn nếu bạn trở nên mất kiên nhẫn, tức giận, cạnh tranh và nghi ngờ (khả năng) bản thân, nhưng đồng thời, bắt đầu một dự án cũng cho phép bạn trải nghiệm một niềm vui và cảm giác thỏa mãn.
Nếu bạn đang không thực sự ấp ủ một dự án cá nhân nào (như xây dựng một thứ gì đó, viết một cuốn sách, sáng tác nhạc, hay thành thạo một kỹ năng mới), hãy tìm thứ gì đó bạn thích để bắt đầu làm. Sử dụng “sự tự nhận thức” và “tự khám phá” trong quá trình sáng tạo, bạn sẽ có thể gặt hái những hiểu biết sâu sắc hơn về Phần bóng tối trong mình. Hãy liên tục tự hỏi chính mình “Tôi cảm thấy thế nào và tại sao?”, lưu ý những cảm xúc mạnh mẽ nảy sinh trong hoạt động sáng tạo, cả tốt và xấu. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi những gì mình tìm thấy!
Ví dụ : Một người tự cho rằng “mình không cạnh tranh/non-competitive”, giả định đó đã bị thách thức bởi hoạt động “viết trang blog này”. Nhờ dự án này, “Cái bóng” trong tôi về sự cạnh tranh khốc liệt đã lộ diện, cho phép tôi hiểu bản thân mình sâu sắc hơn.
D.Viết một câu chuyện hoặc lưu giữ một “nhật ký bóng tối”
Câu chuyện Faust của Goethe – theo tôi là một trong những tác phẩm hay nhất có sự gặp gỡ của Bản ngã và Phần tối của chính nó. Câu chuyện của ông kể chi tiết về cuộc đời của một Giáo sư người trở nên xa cách và bị choáng ngợp bởi “chiếc bóng của chính mình” đến nỗi phải tự sát, chỉ để nhận ra rằng sự cứu chuộc cho Bản ngã là hoàn toàn có thể nếu phần Bóng tối cũng được cứu rỗi cùng lúc.
Viết nên một câu chuyện trong đó bạn phóng chiếu các yếu tố của “Chiếc bóng trong mình” lên các nhân vật – đây là một cách tuyệt vời để tìm hiểu thêm về phần tối bên trong của bạn. Nếu việc sáng tác truyện có vẻ không phù hợp, việc viết nhật ký mỗi ngày có thể giúp “chiếu sáng” những yếu tố “đen tối” trong bản chất của bạn. Đọc những suy nghĩ và cảm xúc đen tối của chính mình có thể giúp bạn lấy lại sự cân bằng cần thiết trong cuộc sống thông qua sự chấp nhận cả những cảm xúc sáng/tối của bạn.
E.Khám phá Nguyên mẫu Bóng tối/Archetypes Shadow của bạn
Chúng tôi có một danh sách những Nguyên mẫu Bóng tối ở đây. Những nguyên mẫu này đôi khi được định nghĩa là:
+Phù thủy/The Sorcerer
+Kẻ độc tài/The Dictator
+Nạn nhân/The Victim
+Phù thủy bóng tối/The Shadow Witch
+Kẻ nghiện ngập/The Addict
+Kẻ ngốc/The Idiot
+Kẻ lừa đảo/The Trickster
+Kẻ hủy diệt/The Destroyer
+Kẻ Nô lệ/The Slave
+Người mẹ Bóng tối/The Shadow Mother
+Mụ phù thủy già/The Hag
+Nhà tu hành khổ hạnh/The Hermit
Tuy nhiên, tôi có phân loại những Nguyên mẫu bóng tối của riêng mình và bạn có thể tham khảo chi tiết bên dưới.
*** Các nguyên mẫu bóng tối ***
Dưới đây là mười ba phân loại của tôi dựa trên sự tự quan sát và phân tích về những người khác:
Chiếc bóng tự phụ (tự cao tự đại/Egotistical Shadow)
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị những đặc điểm sau: Kiêu ngạo; Vị kỷ (egocentricity); phô trương (pompousness); Thiếu thận trọng, khinh suất, không quan tâm người khác (inconsiderateness); bê tha (self-indulgence); Ái kỷ (narcissism); Tự hào thái quá (excessive pride)
Chiếc bóng Rối loạn thần kinh (The Neurotic Shadow)
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: hoang tưởng; ám ảnh(obsessiveness); nghi ngờ(suspiciousness); Cầu kỳ, kiểu cách (finicky); đòi hỏi;  hành vi cưỡng chế, ép buộc (compulsive behavior).
Chiếc bóng Thiếu sự tin cậy (The Untrustworthy Shadow)
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: hay giấu diếm (secretive); bốc đồng (impulsive); nhỏ mọn (frivolous); vô trách nhiệm (irresponsible); dối trá (deceitful);  không đáng tin cậy (unreliable).
Chiếc bóng Thiếu ổn định về mặt cảm xúc (The Emotionally Unstable Shadow)
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: buồn rầu ủ rũ (moody); cường điệu (melodramatic); dễ khóc lóc (weepy); xúc động thái quá (overemotional);  bốc đồng (impulsive);  hay thay đổi (changeable).
Chiếc bóng kiểm soát/ The Controlling Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: hay nghi ngờ (suspicious); ghen tuông; chiếm hữu (possessive); hách dịch (bossy), ám ảnh (obsessive).
Chiếc bóng hoài nghi/The Cynical Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: tiêu cực; khắt khe quá mức (overcritical); ra vẻ bề trên (patronizing); cảm thấy khó hài lòng (resentful); hay gắt gỏng (cantankerous).
Chiếc bóng phẫn nộ/  The Wrathful Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: tàn nhẫn (ruthless); luôn muốn báo thù (vengeful); ác ý (bitchy); dễ nóng nảy (quick-tempered); thích sinh sự (quarrelsome).
Chiếc bóng cứng nhắc/The Rigid Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: hay lo lắng (uptight); cố chấp, thiếu khoan dung (intolerant);  ngoan cố (obstinate);  không thỏa hiệp (uncompromising); thiếu linh hoạt (inflexible); hẹp hòi (narrow-minded).
Chiếc bóng lém lỉnh, liến thoắng /The Glib Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: hời hợt (superficial);  xảo quyệt, khôn lỏi (cunning); không nhất quán ( inconsistent); ranh mãnh (sly); nhiều mánh khóe (crafty).
Chiếc bóng lạnh lẽo/The Cold Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: Cảm xúc bị tách rời (emotionally detached); xa cách (distant); thờ ơ, lãnh đạm (indifferent);  không quan tâm (uncaring);  không hứng thú (unexcited).
Chiếc bóng đồi bại (biến thái)/The Perverted Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: khổ dâm (masochistic);  dâm dật (lewd);  thích thú những trò tàn ác (dâm)/sadistic; thô tục (vulgar); dâm đãng (libidinous).
Chiếc bóng hèn nhát /The Cowardly Shadow
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: yếu đuối (weak-willed); thụ động (passive);  nhút nhát (timid); e dè, sợ sệt (fearful).
Chiếc bóng thiếu trưởng thành (The Immature Shadow)
Loại Nguyên mẫu bóng tối này hiển thị các đặc điểm sau: non nớt, khờ dại (puerile); ngây ngô (childish); phi logic (illogical);  tâm trí đơn giản (simpleminded); trống rỗng ngây ngô (vacuous).
Hãy nhớ rằng những loại nguyên mẫu trên chưa phải là tất cả, tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều loại nguyên mẫu khác mà tôi đã bỏ lỡ ngoài kia. Nhưng bạn có thể tự do sử dụng bảng phân tích này để khám phá về Chiếc bóng của riêng mình. Bạn cũng có thể thêm vào những Nguyên mẫu khác mà bạn biết hoặc tự tạo ra một Nguyên mẫu của riêng mình (nếu nó tồn tại trong bạn). Ví dụ – bạn có thể sở hữu một chiếc bóng Phán xét và Độc đoán mà bạn gọi nó là Nữ tu (The Nun); Một chiếc bóng lệch lạc về tình dục mà bạn gọi là The Deviant. Bạn có thể vui đùa với những con chữ và tìm ra cách gọi phù hợp nhất với chiếc bóng của mình.
F.Nói chuyện với Nội tại (Have an Inner Conversation)
Hay còn được gọi là Đối thoại Nội tâm (Inner Dialogue); hay như Carl Jung diễn đạt về nó là “Sự tưởng tượng chủ động/Active Imagination” – có một cuộc nói chuyện với Chiếc bóng của chính mình là một cách dễ dàng để học hỏi từ nó.
Cũng dễ hiểu nếu bạn có một sự hồ nghi đối với thực hành này bây giờ. Rốt cuộc, chúng ta đều được dạy rằng “chỉ có người điên mới nói chuyện với chính họ”. Tuy nhiên, “đối thoại nội tâm” thường được sử dụng trong trị liệu tâm lý như một cách giúp mọi người giao tiếp với nhiều tính cách khác nhau mà họ có – và tất cả chúng ta đều sở hữu những khuôn mặt và khía cạnh khác nhau của bản ngã.
Một cách dễ dàng để thực hành đối thoại nội tâm là ngồi ở một nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại và điều chỉnh bản thân hiện diện nơi hiện tại. Sau đó, nghĩ về một câu hỏi mà bạn muốn hỏi chiếc bóng của mình và nói thầm nó trong tâm trí của bạn. Hãy đợi một lát và “lắng nghe” hay “thấy” câu trả lời phản hồi hay không. Hãy ghi lại bất cứ điều gì khởi sinh và suy ngẫm về nó. Thậm chí bạn có thể tiếp tục trò chuyện với Chiếc bóng bằng phương pháp này. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có một tư duy cởi mở. Nói cách khác, đừng cố gắng kiểm soát những gì đang được nói ra, cứ để nó chảy ra một cách tự nhiên. Bạn có thể sẽ cảm thấy ngạc nhiên bởi những câu trả lời mà bạn nhận được.
Hình dung, mường tượng (Visualization) là một cách hữu ích khác để tham gia vào cuộc đối thoại nội tâm. Tôi khuyên bạn nên mang đến cho tâm trí hình ảnh của những khu rừng, hang động tối tăm, những lỗ hổng trên mặt đất hoặc đại dương bởi tất cả những hình ảnh này đều đại diện cho tâm trí vô thức. Luôn đảm bảo rằng bạn sẽ đi vào và thoát ra khỏi Sự hình dung với một thần thái tương tự. Ví dụ: Nếu bạn đang đi xuôi xuống một con đường, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đi ngược con đường đó lúc trở về. Hoặc nếu bạn mở ra một cánh cửa cụ thể, hãy chắc chắn rằng bạn mở cùng cánh cửa đó khi trở lại ý thức bình thường. Thực hành này sẽ giúp bạn thực hành Hình dung dễ dàng hơn lúc bắt đầu và kết thúc.
G.Sử dụng Liệu pháp gương
Như chúng ta đã đọc phía trên, Sự phóng chiếu là một kỹ thuật của Chiếc bóng khiến cho ta tránh né những gì mà ta chối bỏ. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ phóng chiếu những khía cạnh sâu hơn và tối hơn của bản thân lên người khác, chúng ta cũng phóng chiếu những thuộc tính tươi sáng và tích cực của mình lên người khác nữa. Ví dụ, một người có thể bị thu hút bởi sự quyết đoán mãnh liệt của một người khác, mà không nhận ra rằng phẩm chất này là điều họ mong muốn được đoàn tụ trong chính mình. Một ví dụ phổ biến khác (lần này là tiêu cực) – sự phán xét (judgmentalism). Đã bao nhiêu lần bạn đã nghe ai đó nói rằng “Anh ta/cô ta thật sự rất thích phán xét người khác!”, trớ trêu thay, chính người đã nói điều này lại không nhận ra rằng việc gọi người khác “phán xét” lại là một tuyên bố đầy phán xét chống lại họ và tiết lộ bản chất phán xét của chính họ.
Phương pháp thực hành với gương là quá trình khám phá những sự phóng chiếu của chúng ta. Để thực hành kỹ thuật này, chúng ta cần áp dụng một cách tiếp cận Chánh niệm và trung thực đối với thế giới: chúng ta cần phải chuẩn bị để SỞ HỮU thứ mà chúng ta đã CHỐI BỎ! Hoàn toàn trung thực với chính mình có thể khó khăn, bởi thế nó đòi hỏi phải thực hành. Nhưng về cơ bản, chúng ta phải chấp nhận suy nghĩ rằng “người khác chính là tấm gương của chúng ta”. Chúng ta phải hiểu rằng những người xung quanh chúng ta đóng vai trò là bức tranh hoàn hảo mà chúng ta phóng chiếu tất cả những ham muốn và nỗi sợ hãi vô thức của chính mình.
Bắt đầu thực hành phương pháp này bằng cách kiểm tra suy nghĩ và cảm xúc của bạn về những người bạn tiếp xúc. Hãy chú ý đến những khoảnh khắc khi bạn kích hoạt cảm xúc và tự hỏi mình rằng “Tôi có đang phóng chiếu điều gì không?”. Hãy nhớ rằng: ta cũng có thể phóng chiếu những phẩm chất của mình lên một người khác cũng sở hữu những phẩm chất đó. Các nhà tâm lý học đôi khi gọi điều này là “phóng chiếu trên thực tế”. Ví dụ, chúng ta có thể phóng chiếu cơn thịnh nộ của mình lên một người khác, trên thực tế – là một người đầy giận dữ. Hoặc chúng ta có thể phóng chiếu sự ghen tị của mình lên một người chứa đầy sự ghen tị khác.
Hãy tự hỏi mình “Điều gì thuộc về tôi, điều gì là của họ và điều gì là của chúng tôi cùng sở hữu?”. Không phải mọi tình huống đều là sự kích hoạt cho một sự phóng chiếu, nhưng phần nhiều sẽ là như vậy. Bạn cũng nên tìm kiếm những điều bạn yêu thích và ngưỡng mộ từ những người khác và khám phá những “sự phóng chiếu ẩn giấu đằng sau những điều đó”.
Phương pháp thực hành gương sẽ giúp bạn làm sáng tỏ nhiều phẩm chất của Chiếc bóng mà bạn đã từ chối, kìm nén hoặc chối bỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo Mirror Work (đối diện với mình thông qua tấm gương) – một thực hành tương tự giúp bạn đối mặt với những khía cạnh bị chối bỏ của chính mình.
***NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (SHADOW WORK Q&A)***
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Thực hành liên quan đến Phần tối bên trong
Thực hành Bóng tối/Shadow Work là gì?
Thực hành Bóng tối/Shadow Work là một thực hành tâm lý và tâm linh giúp khám phá mặt tối của chúng ta hoặc “phần bóng tối nơi bản chất” của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có một vị trí trong mình nơi chứa đựng những bí mật, những cảm xúc bị kìm nén, những ký ức hổ thẹn, những xung động và những phần được coi là “không thể chấp nhận được”. Đây là mặt tối hoặc Chiếc bóng của chúng ta và nó thường được tượng trưng như một con quái vật, ác quỷ hoặc những loại động vật hoang dại đầy dữ tợn.
Làm thế nào để bắt đầu thực hành Shadow Work?
Có rất nhiều phương pháp thực hành bóng tối. Một số kỹ thuật mạnh mẽ và đem lại hiệu quả cao nhất bao gồm : Viết nhật ký; thể hiện Bóng tối trong bạn thông qua nghệ thuật (hay còn được gọi là liệu pháp nghệ thuật); sử dụng gương để kết nối với phần tối của bạn (mirror work); thiền dẫn (guided meditations); khám phá những Sự phóng chiếu và Kiểm tra những Nguyên mẫu bóng tối của bạn.
Chiếc bóng tâm linh/Spiritual Shadow là gì?
Luôn có ánh sáng và bóng tối trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và tâm linh cũng không phải ngoại lệ. Chiếc bóng tâm linh là những gì xảy ra khi chúng ta rơi vào cạm bẫy của Chủ nghĩa duy vật tâm linh (spiritual materialism) – một hiện tượng khi ta sử dụng tâm linh để thúc đẩy Bản ngã của mình và trở nên kiêu ngạo, tự thu mình và thậm chí Ái kỷ.
12. Bài kiểm tra Bóng tối (Shadow Self Test)
Là những người khởi xướng nhiệt tình của  phương pháp thực hành liên quan đến Phần tối của bản ngã, chúng tôi đã tạo ra một bài kiểm tra về Shadow Self miễn phí trên trang Lonerwolf để bạn có thể thực hiện. Giống như bất kỳ bài kiểm tra nào, hãy thực hiện nó với một chút ngờ vực (a grain of salt) và sử dụng sự phân tích của riêng bạn để có thể xác định được mức độ “chi phối” của Chiếc bóng đối với cuộc sống của bạn. Xin hãy nhớ rằng những bài kiểm tra trực tuyến không thể chính xác 100%, vì vậy hãy coi đây là một công cụ giúp tự khám phá đầy thú vị. Và lưu ý: những người nhận được “câu trả lời của Chiếc bóng nhỏ của bản thân” vẫn cần thực hiện Shadow Work, không ai là ngoại lệ cả.
13. Sở hữu Phần tối bên trong và bạn sẽ sở hữu cuộc sống của mình
Nếu bạn đang tìm kiếm một sự chữa lành nghiêm túc, xác thực và lâu dài trong cuộc sống của mình, Shadow Work là một cách hoàn hảo để trải nghiệm sự biến đổi sâu sắc bên trong.
Hãy nhớ rằng những gì bạn tiếp thu (internalize) hầu như luôn được đưa ra bên ngoài dưới hình thức này hay hình thức khác.
Sở hữu Phần tối bên trong và bạn sẽ sở hữu cuộc sống của mình.
Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp truyền cảm hứng đến bạn:
Điều bí mật được tiết lộ: tất cả chúng ta, không có ngoại lệ, có những phẩm chất mà chúng ta không muốn cho mọi người thấy, kể cả chính mình – Chiếc bóng của ta. Nếu chúng ta đối mặt với Phần tối bên trong mình, cuộc sống của ta sẽ được tiếp thêm sinh lực. Nếu không, chúng ta sẽ phải trả nợ cho quỷ dữ. Đây là một trong những “dự án cấp bách nhất trong cuộc đời”. – Larry Dossey (Healing Words)
Nếu chúng ta không thay đổi, chúng ta sẽ không phát triển. Nếu chúng ta không phát triển, chúng ta không thực sự sống. Sự phát triển đòi hỏi một sự đầu hàng tạm thời của sự an toàn (security) –  Gee Sheehy
Một người không từng có một lần hay lần khác cảm thấy chua chát; phẫn nộ; ích kỷ; ghen tị và tự hào – thứ mà anh ta không biết phải làm gì, hoặc làm thế nào để chịu đựng, trào dâng bên trong mà không có được sự đồng ý của bản thân – nó sẽ phủ bóng đen lên tất cả những suy nghĩ của anh ta. Đó là một điều tốt và có lợi cho ta khi khám phá ra ngọn lửa tối tăm và hỗn loạn của tâm hồn mình; bởi vì khi được biết đến và xử lý một cách đúng đắn, nó cũng có thể trở thành nền tảng của thiền đường như cách nó thường được mô tả như là địa ngục. – William Law
Đối đầu với chiếc bóng của một người là cho anh ta thấy ánh sáng của chính mình – Carl jung
Còn bạn thì sao, bạn đã gặp chiếc bóng của mình chưa? Và nếu rồi thì nó trông như thế nào? Tôi rất mong muốn được lắng nghe những chia sẻ của bạn ở bên dưới …
Nguồn bài viết gốc :