Mất hết một tuần mới tiếp tục challenge review 11 cuốn sách từng đọc, đúng là không ngẫu nhiên mà người ta bắt đầu phong trào challenge :) thực sự là challenge để duy trì một điều gì đó trong 1 khoản thời gian hen. 
Fredrik Backman nổi tiếng nhất với cuốn Người đàn ông mang tên Ove, sau đó ông tiếp tục cho ra mắt Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi và Britt-Marie đã ở đây. (lúc viết xong mình search hình để chèn vào bài thì mới biết ổng còn viết nhiều lắm, phục thiệt )
 Mình không nhớ là mình mua 1 lèo 3 cuốn hay đọc Người đàn ông mang tên Ove rồi mới mua tiếp 2 cuốn kia nữa. Chỉ nhớ cuốn cuối cùng là mình đọc 1 lèo lúc đang ở Tà Lài, trong cái lán tre một buổi sáng thảnh thơi nhiều nắng. 
Điều mình thích nhất ở bộ 3 này là sự sáng tạo của ông, khi một tác giả có hơn 1 tác phẩm và bắt đầu thành tuyển tập thì thường ta sẽ thấy sự thống nhất và phong cách của họ in dấu qua từng cuốn sách được ra đời, Fredi cũng vậy, ông đã mang đến cảm giác mới mẻ, "refreshing" sau mỗi quyển, nhưng vẫn giữ đúng phong cách dí dỏm hài hước nhưng vẫn truyền tải trọn vẹn những thông điệp sâu sắc, những xúc cảm phức tạp chân thật của nhân vật, đủ để khiến mình dính vô các chương sách không gỡ ra được, và đến trang cuối khép lại, thoả mãn một cách sảng khoái. 
Một fact thú vị khác mà mình chợt nhớ ra khi viết, là số nhân vật xuất hiện trong sách của ông tăng dần theo năm tháng 
Nếu Người đàn ông mang tên Ove chỉ quẩn quanh 3 gia đình trong khu phố thì Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi tăng lên được 6 gia đình ở trong 6 căn hộ của một toà nhà sắp quy hoạch, đến Britt -Marie thì thành 1 cụm dân cư heo hút nhưng nhờ có đám con nít nên được cộng & đông nhân vật nhất trong cả 3. 
Từ câu chuyện của một ông già cáu bẩn khó chịu (thêm 1 chút trendy hiện tại là có lẽ mắc chứng OCD nữa) muốn tự tử mà năm lần bảy lượt không thành vì những lý do trời ơi đất hỡi đến thế giới quan của một bé con đan xen giữa câu chuyện thần kỳ bé thêu dệt cùng bà của mình và cuộc sống thực tế cũng nhuốm màu thần bí với những người hàng xóm ở chung cư và cuối cùng là cuộc phiêu lưu của một bà gìa hơn 30 năm ngự trị nhà bếp và tôn thờ một người đàn ông lại trở thành huấn luận của đội bóng đá nhí cấp phường. ( Quào, mình viết tóm tắt thôi mà cũng thấy phấn khích muốn đọc lại 1 lèo 3 cuốn ghê :3 ) - Ông đều rất chắc tay trong việc xây dựng nhân vật, tạo tình huống, thắt, mở những "drama" và đưa người đọc đến cao trào cùng cái kết khiến họ gật gù đồng tình (hoặc không), nhưng mình nghĩ không chê được. 

Trong 3 cuốn, Người đàn ông mang tên Ove là cuốn có nhiều trích đoạn hay mà mình đọc đi đọc lại nhiều lần nhất, thích Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi nhất và "phim hoá" Britt - Marie nhất (câu chuyện thực sự rất rất hợp để có làm nên kịch bản phim hay) 
"Yêu một người cũng giống như dọn tới một ngôi nhà. Lúc đầu ta phải lòng nó vì sự mới mẻ
...
Thế rồi năm tháng trôi qua, tường nhà bắt đầu xuống màu, lớp gỗ rạn nứt dần và ta bắt đầu cảm thấy yêu ngôi nhà này bởi những khiếm khuyết của nó hơn là vì những điểm hoàn hảo. Ta thuộc tất cả mọi ngóc ngách xó xỉnh trong nhà. Ta biết làm thế nào để chìa khóa không kẹt lại trong ổ khi ngoài trời đang lạnh, tấm ván sàn nào bị võng xuống khi có người bước lên và cách mở tủ áo sao cho nó không kêu cọt kẹt.

Chính những bí mật nho nhỏ ấy mới là thứ biến ngôi nhà thành một tổ ấm.
“Cái chết là một thứ lạ lùng. Người ta sống cả đời như thể nó không tồn tại, thế nhưng nó là một trong những lý do quan trọng nhất để sống.

Một số người trong chúng ta nhận thức rõ về cái chết đến nỗi sống mạnh mẽ hơn, bướng bỉnh hơn, điên cuồng hơn. Một số cần sự hiện diện thường xuyên của nó để cảm thấy mình đang sống. Số khác bị ám ảnh bởi cái chết đến nỗi họ ngồi đợi nó rất lâu trước khi nó tới.

Chúng ta sợ chết, nhưng đa phần chúng ta sợ nhất là khi nó đem một ai đó đi mất chứ không phải chính chúng ta. Bởi lẽ nỗi sợ hãi lớn nhất khi đối mặt với cái chết là việc nó sượt qua chúng ta. Và bỏ lại chúng ta một mình."
Người đàn ông mang tên Ove
Mình thấy trong cộng đồng xem phim, review phim có phân loại một số phim gọi là "feel good" movie, tức những bộ phim đủ hay, đủ ý nghĩa, có thể nhẹ nhàng có thể không, nhưng nó có thể như một lát bánh ngon và một tách trà nóng vào chiều mưa, khiến người ta cảm thấy "Uhm, good nhỉ" - nếu sách cũng có thể phân loại như vậy, thì bộ 3 này sẽ chễm chệ ở trong top (theo mình). 
Bạn mình nói dạo gần đây có 1 thể loại sách mà nó tạm gọi là sách để "xoa dịu" bản thân, kiểu sách sẽ nói với mình những lời an ủi, động viên và trấn an rằng, mình đang (và sẽ ổn), hoặc nếu mình không ổn thì cũng chẳng sao...mình có đọc một ít, một vài cuốn thì cũng tạm (có thể vì nó đúng lúc, đúng thời điểm vì lúc đó mình cần nghe những lời đó), còn lại đôi khi mình thấy nó rỗng tuếch và vô nghĩa. Mình thích những câu chuyện như trong 3 cuốn trên, nó hư cấu, nhưng nó vẫn thật, và những thông điệp cuộc sống từ nó chạm đến trái tim mình dưới tầng lớp của những cảm xúc rất người, rất đời. Nó dạy mình rằng, cổ tích đôi khi không phải chỉ diễn ra trong lâu đài, cùng những người đẹp đẽ lấp lánh, mà đôi khi nó diễn ra ngay chính bên trong tâm hồn của 1 người bình thường, lúc họ chọn thay đổi, bị thay đổi bởi tình yêu, bởi tình người, và bởi tiếng gọi ráo riết thiêng liêng của cuộc sống vẫn đang diễn ra ngoài kia, và thay vì tự ủi an mình bằng những ngôn từ sách vở, mình chọn cách học theo những nhân vật mình yêu thích, qua những cuốn sách khiến mình "feel good", ừa, rồi mình sẽ "get better" 
Soon.  
Challenge review 11 cuốn sách mình từng đọc, cuốn thứ 3, 4, 5
Way to go!