Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:

Bức thư số 52

Bạn thân mến!
Điều gì khiến ta đi ngược lại con đường mình đã chọn - đẩy ta trở lại chính nơi mà ta đã cố gắng mới có thể thoát khỏi? Điều gì đã khiến tâm trí ta xao nhãng và không cho phép ta kiên tâm? Chúng ta cứ xoay vần với những dự định khác nhau; không thứ gì ta mong muốn một cách tuyệt đối, dứt khoát và không bao giờ thay đổi. "Nhưng chỉ những kẻ ngờ nghệch", bạn nói, "mới không kiên định, vì không có thứ gì thích hợp với hắn một cách lâu dài". Vậy làm cách nào để ta có thể chấm dứt sự ngờ nghệch ấy? Và khi nào? Không người nào đủ mạnh để tự mình bơi vào bờ: ai đó phải đưa tay ra trợ giúp, và giải thoát cho anh ta.
Epicurus nói rằng một số người có thể tự thoát khỏi những khó khăn và đến với sự thông tuệ mà không cần giúp đỡ, họ tự tạo ra con đường cho mình. Lời ngợi ca cao nhất của ông ta được dành cho những người như thế, người mà sự thúc đẩy và phát triển đến từ bên trong. Nhưng những kẻ khác cần đến sự giúp đỡ: họ sẽ không thể đến bến bờ nếu không có ai đến đó trước họ, dù cho họ là những người theo đuổi một cách kiên trì. Metrodorus, ông ta nói, là một trong số những người như vậy - những người cũng sở hữu tâm trí xuất sắc, nhưng ở hạng thứ hai. Chúng ta (tôi và bạn) không phải hạng thứ nhất; và sẽ thật vinh dự nếu được xếp cùng hạng thứ hai. Và bạn cũng đừng nhìn xuống trước những người chỉ có thể tìm đến bến bờ an toàn nhờ sự giúp đỡ, vì ngay cái ý chí mong muốn được cứu thoát đã là một điều đáng trân trọng rồi.
Bên cạnh đó, bạn sẽ thấy có một hạng người nữa, và họ cũng không nên bị coi thường: những người có thể được chỉ dẫn và thúc ép đến với sự thông thái và những đức hạnh tốt đẹp; những người không chỉ cần một hoa tiêu mà cần cả người thuyền trưởng thực sự giúp đỡ họ - bằng khuyến khích, và bằng cả kỷ luật răn đe. Họ là hạng thứ ba. Bạn có muốn một ví dụ cụ thể? Epicurus nói rằng Hermarchus là một người như vậy. Bởi lý do đó, ông ta có một lời chúc mừng nồng nhiệt đến Metrodorus, nhưng một sự ngưỡng mộ nhiều hơn được dành cho Hermarchus. Vì dù cho cả hai cùng đạt đến bến bờ, người được tôn vinh nhiều hơn là người phải chịu nhiều khó khăn hơn trên chặng đường.

Thử tưởng tượng hai toà nhà được dựng lên y hệt nhau - cao bằng nhau và đồ sộ như nhau. Một trong số đó đặt trên một nền vững chắc; và công việc tiến triển một cách thuận lợi. Tòa thứ hai, nền của nó rất không ổn định bởi đất mềm và thường di chuyển, cần rất nhiều công sức trước khi nó trở nên vững vàng. Nếu chỉ nhìn hai toà nhà, ta thấy rõ tài năng và sự hiệu quả của nhóm thợ đầu, nhưng sự nỗ lực cực lớn trước khó khăn của nhóm thợ sau thì hoàn toàn bị che khuất. Tương tự như thế, có những tâm trí rất dễ dàng và không có trở ngại gì trên con đường rèn luyện, trong khi có những tâm trí là thành quả của sự "nhào nặn bằng tay" đầy khó nhọc, như người ta vẫn nói, và phải “dồn hết sức lực” với việc xây dựng nền móng của chúng. Bởi vậy, mặc dù người không gặp khó khăn trở ngại gì trên con đường rèn luyện là thực sự may mắn, người đáng được tôn trọng và ngợi ca hơn lại là người phải vượt qua những thiếu sót tự nhiên của mình, không chỉ để đi theo con đường đến với sự thông thái, mà thậm chí còn phải vật lộn với nó.

Sự bướng bỉnh tự nhiên ấy của tâm trí, thứ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để chỉnh đốn, đã ngấm rất sâu vào trong chúng ta. Đó là chướng ngại vật trên con đường ta đã chọn, và ta sẽ phải đấu tranh với nó, hay nhờ đến sự giúp đỡ. "Từ ai", bạn hỏi, "ai là người tôi sẽ gọi xin trợ giúp? Người thuộc trường phái này? Hay trường phái nọ?". Có lựa chọn khác dành cho bạn: hãy tìm đến cả những người đã khuất, vì họ có thời gian dành cho bạn. Ta đâu nhất thiết cứ phải tìm đến những người đương thời.
Nhưng trong số họ (những người đương thời), hãy tránh những người ăn nói liến thoắng, sử dụng tràng giang đại hải ngôn từ, dùng đi dùng lại những câu nói cũ kỹ quen thuộc và trịch thượng như đi diễn thuyết ngay cả trong cuộc sống đời thường. Thay vào đó, hãy tìm những người có thể dạy ta qua hành động và cách sống của họ. Sau khi nói những điều một người nên làm, họ chứng tỏ điều đó bằng cách làm chính xác những điều ấy; khi họ nói một người cần tránh điều gì, bạn sẽ không bắt gặp họ đang làm chính cái điều họ đề cập đến ấy.
Hãy chọn người mà bạn ngưỡng mộ khi bạn thấy họ trong cuộc sống nhiều hơn khi bạn nghe họ. Điều đó không có nghĩa là bạn nên tránh hoàn toàn những người thường xuyên diễn thuyết hay giảng trước đám đông. Tôi không ngăn cấm bạn nghe họ, với điều kiện họ làm điều ấy không phải vì đam mê sự nổi tiếng, mà hoàn toàn vì lợi ích của cả hai bên - người nghe và chính họ. Vì không có gì đáng hổ thẹn hơn một thứ triết lý khao khát sự tưởng thưởng tôn vinh. Bạn nghĩ thử xem, người bệnh có bao giờ tán dương bác sĩ vì đã chữa bệnh cho mình hay không?
Hãy duy trì sự tĩnh lặng, hỡi các bạn, và cầu xin sự chữa lành bằng tấm lòng cung kính. Ngay cả khi bạn khóc lên vì cảm động, tôi sẽ chỉ nghe bạn như nghe những người rên rỉ khi bị chạm vào chỗ đau. Bạn muốn chứng minh rằng bạn đang chú tâm, rằng bạn rung động trước ảnh hưởng to lớn của vấn đề? Bạn có thể làm điều đó vào thời điểm thích hợp, tôi sẽ đồng ý để bạn đưa ra nhận xét của mình và khiến những bài giảng trở nên tốt hơn. Học trò của Pythagoras được yêu cầu giữ im lặng trong 5 năm. Chắc bạn không nghĩ, rằng, khi họ được cho phép nói trở lại, những lời ngợi ca tốt đẹp nhất sẽ ngay lập tức được nói ra?
(Đây là cách Seneca cho rằng triết nên được giảng)
Nhưng chẳng phải thật điên khùng khi rời bục giảng một cách dương dương tự đắc chỉ bởi nghe được sự tán thưởng ngợi ca của những kẻ ngờ nghệch hay sao? Làm sao bạn có thể hân hoan khi nghe những lời có cánh từ những kẻ bạn không thể ca ngợi họ ngược lại? Fabianus từng giảng cho đám đông, nhưng họ nghe ông ta với sự kiềm chế. Những lời tán dương ngợi ca cũng thỉnh thoảng rộ lên, nhưng chúng được khơi gợi từ sự quan trọng của chủ đề, chứ tuyệt nhiên không phải để hưởng ứng mấy cái thuật hùng biện theo thị hiếu.
Nên có sự khác biệt giữa những tràng tán dương ở rạp hát và trên bục giảng. Vì sự thanh lịch có thể được thể hiện trong chính những lời tán dương đúng cách.
Nếu chịu khó chú tâm quan sát, bạn sẽ thấy mọi hành động đều rất quan trọng, vì chúng phản ánh phẩm chất và tính cách của chủ thể. Một người có thể lượm lặt những bằng chứng của tính cách từ những phút nhỏ bé nhất của cuộc đời. Một kẻ dâm dật có thể bị lộ diện bởi cách đi đứng, điệu bộ, thậm chí nhiều khi chỉ là một câu trả lời - hay bởi cách hắn ta sờ đầu bằng 1 ngón tay - hay một cái đảo mắt. Kẻ đểu cáng bị lật mặt bởi tiếng cười; kẻ điên bởi cách hắn biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt và dáng người. Tất cả những thứ đó đều ở ngay trước mắt, mà ta chỉ cần biết cách đọc chúng mà thôi. Và bạn cũng sẽ nhận ra một người thuộc hạng nào nếu để ý cách anh ta ngợi ca kẻ khác và đón nhận những lời ngợi ca. 
Những người nghe ở mọi phía đang đưa tay về phía vị triết gia; một đám đông người hâm mộ tụ họp lại trước mặt ông ta: bạn sẽ hiểu điều gì đang xảy ra. Đó không còn là ca ngợi, mà chỉ là sự hưởng ứng hoan nghênh. Tất cả những sự phô trương ầm ỹ đó nên để dành cho những môn nghệ thuật với tiêu chí làm vừa lòng công chúng; hãy để triết học được chào đón bằng sự tĩnh lặng, đúng với tính chất cao quý tôn nghiêm của nó.
Đúng là ta cần phải cho phép những người trẻ thể hiện sự bốc đồng của họ, nhưng chỉ nên ở những thời điểm khi hành động của họ bị thúc đẩy bởi một cảm hứng thực sự từ tâm trí, và họ không thể kiềm chế để duy trì sự im lặng. Khi đó, những lời ngợi ca mới thực sự có tác dụng khuyến khích người nghe, và khiến sự nhiệt huyết của tuổi trẻ được truyền vào tâm trí họ. Nhưng hãy để sự thúc đẩy ấy đến từ chính nội dung bài giảng, chứ không phải từ phong cách diễn thuyết. Nếu không thì sự trôi chảy là có hại cho họ (những người trẻ), khiến họ muốn theo đuổi nó thay vì những nội dung quan trọng.
Tôi sẽ hoãn đề tài này, vì nó đòi hỏi một sự bàn luận dài hơn: một người nên giảng triết như thế nào, sự tán thưởng nào ông ta được phép tiếp nhận từ đám đông, và điều gì đám đông nên làm cho người diễn thuyết. 

Chắc chắn triết đã mất đi quá nhiều giá trị từ khi nó trở thành đề tài để thu hút đám đông và tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng nó hoàn toàn có thể có lại được sự tôn nghiêm của mình, ngay cả giữa đám đông, nếu người diễn thuyết phải như một thầy tu, chứ không phải kẻ bán rong hám lợi.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 What is it, Lucilius, that pulls us in the opposite direction from where we aim to go—that forces us back toward the very place we want to get away from? What is it that wrestles with our minds and doesn’t allow us to want anything once and for all? We vacillate between diff erent plans; there is nothing we want freely and unconditionally and for always. 2 “To make no determination,” you say, “to have no lasting preference—that is folly.” But how are we to tear ourselves away from that folly? And when? No one is strong enough to swim on his own to safety: someone has to extend a hand; someone has to give a pull.
3 Epicurus says there are some who have escaped toward truth without assistance from anyone, forging their own path. His highest praise is reserved for these, whose impetus and advancement come from within. Others, he says, require aid from someone else: they would not get there if no one went before them, but they are good followers. Metrodorus, he says, is one of the latter sort—and that too is a fi ne intellect, but of the second tier.* We too are not of the first-rank distinction; we do well to be admitted to the second. And it’s not as though you should look down on a person who is able to get to safety through the good graces of another. Th e willingness to be saved is very important as well.
4 Besides these you will fi nd yet another kind of person, and these too are not to be despised: people who can be driven and compelled toward the right thing, who need not only a leader but a helper and, as it were, a drill sergeant. Th is is the third stripe. Would you like an example here as well? Epicurus says Hermarchus was such a person. For that reason, he has greater congratulations for the one, but more admiration for the other.* For although both arrived at the same destination, it is more praiseworthy to have achieved the same result with more diffi cult material.
5 Suppose two buildings have been erected that are both alike, equally tall and equally magnifi cent. For one,° the building site was on fi rm ground; the work there went on apace. Th e other’s foundations were unstable because of loose, shifting soil, which required much work before it could be solidifi ed. What one builder did ;° for the other, the greater and more diffi cult part of his labor is hidden from the observer. 6 Some minds are easy and unencumbered in the making; others are “a labor of hands,” as they say, and must busy themselves with their foundations. I would say, therefore,
that although the person who has no diffi culty with himself is indeed more fortunate, the more deserving on his own account is the one who has overcome the shortcomings of his own nature, not just making his way toward wisdom but actually dragging himself there.
7 Such a hard, unyielding intellect is ours to work on: you may as well recognize that fact. Th ere are obstacles in our way. So let’s put up a fi ght—and let’s call in some reinforcements. “Whom shall I call?” you ask. “Th is person here? Th at one there?” Really you should go back to our predecessors as well. Th ey are not busy. It’s not only the living who can assist us, but those who have passed away as well.
8 Among the living, though, let’s not choose those who spout a great onrush of words, spinning out all the clichés and talking for the crowd even when they are at home. Instead, let’s call in those who teach by their manner of living. After saying what one ought to do, they prove it by doing so themselves; when they say one ought to avoid something, you don’t catch them doing that same thing later on. Choose as your helper someone you admire more when you see him than when you listen to him.
9 Th is is not to say that you should avoid those who customarily lecture before an audience. I don’t forbid your listening to them as well, provided that they go amid the crowd not for the sake of ambition but only with the intention of improving both their hearers and themselves. For nothing could be more shameful than philosophy that hungers for applause. Does the patient praise the physician that operates on him?
10 Be still, then, all of you, and submit to your treatment in silence. Even if you do cry out, I will listen to you only as to those who moan when touched on a sore spot. Do you want to give some indication that you are paying attention and are stirred by the greatness of the subject matter? You may do that, of course. Why shouldn’t I allow it, as long you are registering an opinion in support of someone better than yourself? Pythagoras’s pupils were required to keep silence for fi ve years. Surely you don’t think, then, that when the privilege of speech was granted, that of uttering praise was given immediately as well? 
11 But it is quite insane to go from the auditorium thrilled by the cheering of
the uneducated. Why are you glad to be praised by people you are not able to praise in return? Fabianus used to lecture to an audience, but they listened to him with restraint.* Exclamations of praise did burst forth from them at times, but these were elicited by the subject matter, not by the mere sound of some fancy rhetorical polish.
12 Let there be a diff erence between the applause in a theater and applause in a lecture hall. Th ere is such a thing as elegance even in giving praise. All things are signs of everything else, if one pays heed to them. One can glean evidence of character from the most minute observations. Th e unchaste person is betrayed by his walk, his gesture, sometimes even a single reply—a fi nger touching the scalp—a roll of the eyes.* Th e immoral one is revealed by a laugh; the insane by his expression and bearing. All these things are open to view just by reading the signs. You can fi nd out what sort of person each man is if you note how he praises others and how he himself is praised.
13 Listeners on every side are stretching out their hands toward the philosopher; a crowd of admirers clusters right in his face: you understand what is going on. Th at is no longer praise; it is only applause. All such fanfare should be left to those arts which make it their business to please the public; let philosophy be greeted with reverence. 14 We will have to allow the young to yield to their impulsive minds—but only when they are indeed acting on impulse, when they cannot bid themselves be silent. Such praise conveys a kind of exhortation to the hearers themselves; it acts as a spur to the youthful spirit. But let them be stirred by the subject, not by aff ected phraseology. Otherwise eloquence is harmful to them, making them eager for
itself rather than for its subject matter.
15 I shall postpone further discussion of this, for it requires a lengthy treatment of its own: how one should lecture to the people, how much leeway to give yourself in their presence and how much to them in yours. There can be no doubt that philosophy has lost something by making a public spectacle of itself. Yet it is possible to lay open even its inner sanctum. For that, though, its representative must be a priest, not a huckster.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: