Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 53

Bạn thân mến!
Tại sao tôi phải che giấu điều này với bạn cơ chứ? Mới đây tôi đã bị thuyết phục để di chuyển bằng thuyền (đoạn dưới có nói Seneca bị say sóng). Biển khá lặng khi chúng tôi khởi hành. Nói cho đúng thì thực ra bầu trời có vẻ âm u lác đác mây, dạng có thể tạo nên một trận mưa hoặc những cơn gió mạnh; nhưng tôi chủ quan cho rằng quãng đường từ quê bạn ở Parthenope đến Puteoli là rất ngắn, nên chúng tôi có thể hoàn thành chuyến đi, ngay cả với sự không chắc chắn và hơi đáng lo ngại ấy của thời tiết. Vậy nên tôi quyết định hướng thẳng đến vùng nước sâu về phía đảo Nesis, tạo nên một hải trình tắt qua những con vịnh nhỏ.
Thời điểm khi đã không còn sự khác biệt nào giữa quay lại hay đi tiếp, mặt biển bỗng trở nên hết cái yên lặng dụ dỗ tôi trước đó. Nó chưa hẳn là một cơn bão, nhưng mặt biển dập dềnh lên xuống thường xuyên với những con sóng liên tục ào tới. Tôi bắt đầu đòi hỏi người lái thuyền cho mình xuống một nơi nào đó gần bờ; ông ta trả lời rằng bờ biển ở đây rất gồ ghề và không có chỗ thả neo, và trong cơn bão thì đất liền lại là thứ ông ta sợ nhất (mình đoán do các con sóng vào bờ rất mạnh và sẽ làm vỡ nát thuyền. Nên nhớ thời ấy là cách đây 2000 năm và thuyền chắc chắn chỉ làm bằng gỗ đơn sơ mà thôi). Nhưng tình trạng của tôi đã quá tệ để có thể sợ nguy hiểm. Tôi bị chứng say sóng dai dẳng cực kỳ khó chịu, thứ mà ngay cả những cơn nôn mửa cũng không khiến nó đỡ hơn. Vậy nên tôi đã thẳng thừng quyết định và bắt ông ta hướng vào bờ, bất kể ông ta sợ điều đó đến thế nào.
Khi chúng tôi đã ở khá gần bờ, tôi không chờ đợi cho mọi thứ được thực hiện theo những gì Virgil đã xếp đặt,
Mũi tàu phải hướng ra biển
hay
Thả neo từ phía đầu tàu
Nhớ đến khả năng của mình (vì tôi vẫn luôn là một người bơi lội giỏi), tôi quăng mình xuống biển như một tay bơi đam mê dòng nước lạnh, trong chiếc áo choàng không tay của mình. Thử tưởng tượng tôi đã phải chịu khổ thế nào khi loạng choạng bò trườn qua trên những tảng đá ngầm với những con sóng lớn xung quanh, cố tìm đường, hay chính xác hơn là dùng hết sức mà tự mở đường cho mình. Lúc ấy tôi mới hiểu những lo sợ mà người lái tàu đã giải thích. 

Thật khó có thể tưởng tượng được sự khổ cực của tôi, chỉ vì tôi đã không thể chịu đựng được bản thân mình! 

Để tôi nói cho bạn hiểu, lý do Ulysses luôn gặp phải đắm tàu trong mọi hoàn cảnh không phải vì thần biển cả tức giận với ông ta, mà chỉ đơn giản vì những cơn say sóng của ông ta mà thôi. Tôi cũng tương tự, sẽ như mất đến 20 năm cuộc đời để đi bất cứ đâu nếu tôi đi bằng đường biển! (Ulysses mất 10 năm để hoàn thành hải trình của mình, ý Seneca là ông sẽ phải mất gấp đôi thời gian ấy)

Khi cuối cùng tôi cũng có thể làm yên cái bụng của mình (bạn biết đấy, những cơn say sóng thì vẫn cứ dai dẳng sau khi lên bờ), và sau khi làm khô cơ thể, tôi bắt đầu ngẫm lại về cách mà chúng ta thường dễ dàng quên mất những sự không hoàn hảo của mình. Ta quên ngay cả những thiếu sót dễ nhận ra của cơ thể, mà đấy là chúng vẫn thường nhắc nhở ta về sự tồn tại của mình, chứ đừng nói là những thứ không hiển lộ - và thực ra những thứ càng tồi tệ, ta càng khó nhìn thấy hay cảm nhận chúng. Một cơn rùng mình ớn lạnh có thể đánh lừa một người, nhưng khi mà nó trầm trọng hơn và trở thành một cơn sốt thực sự, thì ngay cả người khỏe mạnh và giỏi chịu đựng nhất cũng phải thừa nhận rằng anh ta bị ốm. Có cơn đau ở ngón chân, hay cảm giác đau nhói như gai châm ở các đốt; ta giả như không có gì xảy ra, tự nói với bản thân rằng ta vừa mới vặn mắt cá hay mới vừa ráng sức quá mà thôi. Khi ta không chắc chắn, hay cơn bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu, ta sáng chế ra những cái tên bên ngoài cho nó; nhưng khi khi nó bắt đầu làm sưng các mắt cá và khiến hai bàn chân ta sưng vù đến nỗi không biết đâu là bên phải bên trái, thì ta không còn cách nào khác ngoài thừa nhận mình đã bị viêm khớp (hay gút, tùy bản dịch)
Điều đó ngược lại ở những căn bệnh của tâm trí. Với chúng, thứ càng tồi tệ ta lại càng khó nhận ra. Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây, bạn của tôi. Khi một người mới thiu thiu, anh ta có cảm nhận đồng với trạng thái nghỉ ngơi ấy và nhiều khi còn biết mình đang đi vào giấc ngủ; nhưng giấc ngủ sâu thì xóa sạch thậm chí cả những giấc mơ, và khiến tâm trí chìm sâu đến mức chúng không còn chút nhận thức nào về chính chúng. Tại sao người ta thường không thừa nhận lỗi lầm của mình? Bởi vì họ vẫn đang chìm sâu trong chúng (đến nỗi họ mất hoàn toàn ý thức về lỗi lầm ấy). Cũng giống như việc những giấc mơ chỉ có thể được kể bởi người tỉnh; việc thừa nhận những yếu điểm của mình là một dấu hiệu của sự phục hồi.
Vậy nên hãy tự đánh thức bản thân, để ta có thể nhận ra lỗi lầm của mình. Nhưng triết là thứ duy nhất có thể làm được điều đó; thứ duy nhất có thể đánh thức ta khỏi giấc ngủ sâu. Hãy toàn tâm toàn ý với triết. Bạn xứng đáng với nó, và nó với bạn: hãy trân trọng đón nhận mỗi bên. Từ bỏ tất cả những thứ khác, một cách thẳng thắn và cởi mở: không có lý do gì để bạn chỉ tập trung vào triết trong thời giờ rảnh rỗi. Nếu bạn ốm, bạn chắc chắn sẽ nghỉ ngơi và ngừng quan tâm đến những vấn đề lo âu của bản thân. Những lo toan về công việc cũng sẽ được tạm cho sang bên; không một trường hợp biện hộ nào quan trọng đến mức bạn phải lập tức quay lại hội đồng khi bạn vẫn đang chờ đợi sự phục hồi sức khỏe của mình (Lucilius là pháp quan thời đó). Tất cả nỗ lực của bạn sẽ được dành để chữa lành bệnh sớm nhất có thể. 
Vậy, với tâm trí thì sao? Chẳng lẽ bạn sẽ không làm điều tương tự? Hãy vượt qua tất cả những thứ chắn đường bạn, và dành thời gian cho sự trui rèn tâm trí để trở nên thông thái vững vàng. Không ai có thể vươn tới đích ấy mà vẫn còn ôm đồm những việc khác.
Triết học khẳng định sức mạnh của nó. Nó cho ta thời gian; chứ không chấp nhận những gì ta dành cho. Triết là một công việc toàn thời gian, không phải một sở thích; nó là người thầy của ta, và yêu cầu ta có mặt. Alexander đã từng nói với một thành phố nhỏ, nơi đã cố thương thảo với ngài rằng họ sẽ hiến dâng ngài tất cả đất trồng trọt và một nửa vụ mùa họ thu hoạch được: "Mục đích của ta khi đến châu Á không phải để nhận bất cứ món quà nào các ngươi dâng tặng, mà để cho phép các ngươi giữ những thứ mà ta bỏ lại". Triết sẽ nói tương tự với chúng ta, nhưng là trong mọi hoàn cảnh: "Ta sẽ không chấp nhận những khoảng thời gian (rảnh rỗi) ngươi có thể sắp xếp cho ta, mà thay vào đó, ta sẽ cho phép ngươi những khoảng thời gian mà ta từ chối".
Hãy dồn toàn bộ tâm trí cho triết. Hãy ngồi bên nó và yêu mến nó, và bạn sẽ vượt trên hầu hết nhân loại. Họ sẽ tụt xa dưới bạn, và Chúa cùng các vị thần sẽ ở gần bạn. Bạn có muốn biết điều khác biệt giữa bạn và họ (Chúa cùng các vị thần)? Họ có nhiều thời gian hơn bạn, chỉ vậy thôi. Nhưng trong phạm vi một bức tiểu họa bé nhỏ mà có thể thể hiện được toàn bộ thần thái giống như thật của những sự vật con người vv. thì đó thực sự là dấu hiệu của một nghệ sĩ vĩ đại. Tương tự, với những người thông thái, một đời là đủ, cũng giống như sự vĩnh cửu của Chúa vậy. Thậm chí, có một điểm thánh nhân có thể nói còn vượt trên cả Chúa. Vì với Chúa, đó là món quà của tự nhiên để Ngài có thể vượt qua mọi sợ hãi; còn thánh nhân ông ta tự ban cho mình điều đó. Đây là một điều thực sự tuyệt vời: vẫn duy trì những hạn chế của con người nhưng có được sự thanh thản của Chúa.
Sức mạnh của triết thật khó tin, thứ có thể khiến ta vượt trên mọi may rủi của số phận hay cuộc đời. Không một vũ khí nào có thể đánh bại nó; sự phòng thủ của nó là không có chỗ hở. Khi mà mũi lao của vận mệnh phóng đến, nó hoặc là mở rộng áo choàng nhẹ nhàng gạt chúng sang bên, hoặc là dùng sức mạnh đẩy chúng trở lại với chính kẻ đã phóng ra chúng.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 What can I not be talked into? Th is time I was persuaded to take a trip by boat! Th e sea was calm when I set out. To be sure, the sky was heavy with mottled clouds, the kind that usually resolve themselves into rain or squalls; but I thought the mileage was so short from your town of Parthenope to Puteoli that I could get away with making the trip, even in uncertain and threatening weather.* So I tried to get done with it quickly by heading through the deep water directly toward the isle of Nesis, intending a shortcut past all the inlets.
2 Th e moment I got to where it made no diff erence whether I went on or turned back, the calm surface that had enticed me was no more. It was not yet a storm but sloping seas, with the waves ever more frequent. I began asking the helmsman to let me off somewhere on shore; he said, though, that the coastline was rugged and without anchorage, and that in a storm the land was the very thing he feared the most. 3 But I was in too bad a way to have any use for danger. I had that persistent seasickness that brings on nausea but does not relieve it by vomiting. So I forced the issue with the helmsman and required him to head for shore whether he wanted to or not. As we drew near I did not wait for any of the instructions in Virgil to be carried out, for them to “turn the bow seaward” or “cast the anchor from the bow.”* Remembering my abilities (for I have long been a swimmer), I threw myself into the sea as a cold-water enthusiast should, wearing my mantle. 4 Just imagine how I suff ered as I staggered forward through the breakers, seeking a way, forcing a way. I understood then that sailors have reason to fear the land. It is unbelievable how much I endured just because I could not endure myself! Let me tell you, the reason Ulysses had shipwrecks everywhere was not so much that he was born to an angry sea; no, he was just prone to seasickness. I too will take twenty years to get wherever I am going if I have to get there by ship! 
5 As soon as I had settled my stomach—for you know it takes longer to escape from seasickness than from the sea—and as soon as I had applied some oil to refresh my body, I began to refl ect on how easily we forget our imperfections. We forget even our obvious bodily defects, which give us constant reminders; but still more do we forget those that do not show on the outside—and the worse they are, the less we can see them. 6 A slight fever can deceive a person, but when it increases and becomes a genuine illness, even the toughest and most enduring are forced to admit it. Th ere’s pain in the feet, a prickling sensation in the joints; we pretend it isn’t there, saying we’ve twisted an ankle or worn ourselves out by some exertion. As long as there is doubt, as long as the disease is in its early stages, we invent some specious name for it; but when it begins to cramp up the lower leg and cause distortion in both feet, we have no choice but to admit that it is arthritis. 7 It is the opposite with those infi rmities that aff ect the mind.* With these, the worse one is affl icted, the less he is aware of it. Th ere’s nothing surprising in that, dear Lucilius. When one is just barely asleep, one has impressions in accordance with that state of rest and is sometimes even conscious of being asleep; deep sleep, though, blots out even our dreams, drowning the mind so deep that it has no awareness of itself at all. 8 Why do people not admit their faults? Because they are still in the midst of them. Dreams are told by those who are awake; admitting to one’s faults is a sign of health. 
Let us wake up, then, so that we will be able to recognize our mistakes. But philosophy is the only thing that will awaken us; the only thing that will rouse us from our deep sleep. Devote yourself entirely to philosophy. You are worthy of it, and it of you: embrace one another. Refuse every other claim on you, boldly and openly: there is no reason you need to do philosophy only in your spare time. 9 If you were ill, you would take a break from your responsibilities at home. Your career concerns would drop away; no one’s defense case would be so important to you that you would go back down to the Forum while still anticipating a relapse. All your eff orts would be devoted to freeing yourself from disease as soon as possible. What about it, then? Will you not do the same thing now? Get rid of everything that stands in your way; make time for excellence of mind. No one gets there while occupied with business.
Philosophy asserts its power. It grants us time; it does not merely accept what we give to it. Philosophy is a full-time job, not a hobby; it is our supervisor, and orders us to appear.° 10 Alexander once said to a town that promised him part of its arable land and half of all its production, “My purpose in coming to Asia was not to receive any gifts you might give, but to allow you to keep anything that I might leave.”* Philosophy says the same thing, but in every situation. “I am not going to accept just the time you have left over; rather, you will have what I reject.”
11 Turn your entire mind to philosophy. Sit by philosophy and serve it, and you will be much above other people. Mortals will all be far behind you, and the gods not far ahead. Would you like to know what diff erence there will be between you and the gods? Th ey will have a longer time of existence. But to encompass a complete whole in a miniature work of art—that is indeed the sign of a great craftsman. For the wise, a lifetime is as spacious as all of time is for God.* Indeed, there is a way the sage surpasses God. It is by gift of nature that God is without fear; the sage gives that same gift to himself. 12 Here indeed is a great achievement: to retain our human weakness and yet have the tranquility of God.
It is amazing what power there is in philosophy to beat back all the assaults of chance. No weapon lodges in its fl esh; its defenses cannot be penetrated. When fortune’s darts come in, it either ducks and lets them pass by, or stands its ground and lets them bounce back against the assailant.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: