“As blockchain technology continues to redefine not only how the exchange sector operates, but the global financial economy as a whole, Nasdaq aims to be at the center of this watershed development” .
Bob Greifeld, Chief Executive of NASDAQ
Vào năm 2009, khi Bitcoin chính thức khởi chạy, đây được xem như là mạng lưới blockchain đầu tiên trên thế giới. Nhưng trong vài năm tiếp theo, cả thế giới lại quá tập trung vào câu hỏi:”Bitcoin có phải tiền hay không ?”. Đương nhiên, họ liên tục phủ nhận Bitcoin trong thời gian ấy, và vô tình, họ đang phủ nhận thứ công nghệ đang đứng phía sau.
Cho đến những năm 2014, 2015, khi sự chú ý của dư luận mới dần dịch chuyện. Họ bắt đầu tìm hiểu xem: Blockchain là công nghệ gì ? Ngay khi nhận ra tiềm năng của nó. Rất nhiều công ty trên thế giới đã bắt đầu bỏ hàng đống tiền để tập trung phát triển công nghệ này.
Cho đến ngày nay, tuy chỉ mới ở những bước phát triển sơ khai ban đầu, nhưng blockchain đã bắt đầu có những bước tác động lên các ngành nghề, khía cạnh trong cuộc sống chúng. Vậy, cùng mình tìm hiểu xem blockchain đã làm được những gì nhé !
Ứng dụng của công nghệ blockchain
Ứng dụng của công nghệ blockchain

Tài chính

Tài chính chắc chắc sẽ có những thay đổi to lớn trong tương lai, khi mà blockchain được áp dụng rộng rãi. Cụ thể hơn, blockchain sẽ ảnh hưởng như thế nào ?
Liệu blockchain có mở ra một nền tài chính mới ?
Liệu blockchain có mở ra một nền tài chính mới ?
Sở hữu chung một mạng mạng lưới blockchain giúp các doanh nghiệp tài chính có thể thực hiện các hoạt động của mình mà không phải thông qua các bên trung gian nào, nhờ đó mà thời gian và chi phí cũng được tiết kiệm rất nhiều. Ở đây, phạm vị áp dụng không chỉ là dịch vụ chuyển tiền mà có thể mở rộng đến mua bán cổ phiếu, thanh toán, hay các hoạt động khác thuộc ngành tài chính.
Thật ra, các ngân hàng truyền thống đang khắc phục các nhược điểm này. Việc chuyển tiền qua lại các nước không còn quá khó hay quá lâu như thời gian trước đây. Nhưng nhược điểm mà blockchain khắc phục được, đó là người dùng có thể chuyển tiền trên toàn cầu. Bất kể bạn đang ở châu Phi, và người nhận ở Bắc Cực. Chỉ cần có internet, bạn có thể chuyển tiền.
Hoặc như ở bài viết đầu tiên mình có đề cập, nếu hệ thống ngân hàng sử dụng chung một cơ sở dữ liệu trên blockchain, thì mọi thứ có thể sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Sẽ không còn gặp trường hợp bị treo giao dịch khi chuyển tiền liên ngân hàng. Các ngân hàng thành viên cũng sẽ có thông tin về khách hàng của mình, từ đó mà đưa ra các chương trình phù hợp,...
Rất rất nhiều lợi ích mà blockchain có thể mang lại cho ngành tài chính. Thế nhưng, cái giá phải trả ở đây lại là một nguồn lực không hề nhỏ, tiền bạc, thời gian, chuyển đổi công nghệ,... Liệu các ngân hàng, các tổ chức tài chính đã sẵn sàng cho một “cú thay máu” ? Câu trả lời có lẽ là có, nhưng không phải bây giờ.
Giới tài chính truyền thống chắc chắn vẫn thêm thời gian để thử nghiệm, đánh giá nhằm tìm ra cách thức áp dụng công nghệ này một cách thôi ưu nhất. Tiêu biểu, ta có thể thấy những nỗ lực nghiên cứu để ban hành ra các hành lang pháp lý cho các đồng tiền điện tử. Hay các tổ chức tài chính lớn như J.P.Morgan, NASDAQ đã ít nhiều áp dụng blockchain vào hệ thống của họ.

Bảo mật kỹ thuật số

Bảo mật
Bảo mật
Ngày nay, các công nghệ bảo mật, nhận dạng kỹ thuật số đã đạt được mức phát triển rất cao, nhưng khi được kết hợp với blockchain, công nghệ này còn được nâng lên thêm một tầm cao mới.
Vấn đề blockchain có thể hỗ trợ nằm ở việc bảo mật. Đa số các công ty, nền tảng cung cấp dịch vụ bảo mật hiện tại đang có cơ sở dữ liệu tập trung. Điều này rất nguy hiểm nếu kho dữ liệu này bị xâm nhập vào, làm mọi thông tin của khách hàng có nguy cơ bị đánh cắp. Với blockchain, các công ty sẽ một cơ sở dữ liệu phi tập trung, an toàn và được bảo mật hơn rất nhiều.
Để có thể truy cập vào một cơ sở dữ liệu trên blockchain, người dùng cần cung cấp một chữ ký số. Các chữ ký số này là độc nhất, không thể sao chép và mang tính bảo mật cao.
Công nghệ này là rất mới, đa phần được dùng trong các doanh nghiệp. Mình tin phần đa người đã tham gia crypto vẫn chưa dùng qua cách bảo mật này. Nhưng với những ai từng tham gia vào hệ sinh thái blockchain Dfinity sẽ có phần quen thuộc. 
Ở blockchain này, khi truy cập vào một vài ứng dụng, người dùng sẽ được yêu cầu sử dụng “Internet Identity”. Theo mình biết, mỗi thiết bị sẽ có một Internet Identity riêng, và phải sử dụng mật khẩu và sinh trắc vân tay để xác nhận. Có nghĩa, nếu bạn muốn sử dụng một thiết bị khác truy cập vào chung một tại khoản của ứng dụng trên mạng Dfinity, phải có sự xác nhận chữ ký số từ thiết bị cũ.
Internet Identity của mạng lưới Dfinity
Internet Identity của mạng lưới Dfinity

Bầu cử

Nếu một quốc gia xây đựng được hệ thống xác minh danh tính, chữ ký kỹ thuật số, quốc gia ấy có thể ứng dụng blockchain vào những đợt bầu cử toàn quốc.
Các cuộc bầu cử thường xảy ra những tranh cải về tính xác thực của lượng phiếu bầu. Chắc hẳn chúng ta còn chưa quên cuộc đua giữa tống thống Biden và cựu thổng thống Trump, thời điểm ấy, luôn có những lùm xùm nhất định. Nào là “người chết” đi bầu hay xe chờ phiếu bầu bị tấn công,... Dân chúng cần một công cụ minh bạch hơn, và blockchain ở đó.
Nếu hệ thống danh tính đã được xây dựng kĩ càng. Người dân có thể bầu cử và kiểm tra lượng phiếu bầu một cách chính xác trên blockchain. Vì dữ liệu trên chuỗi là an toàn tuyệt đối, những tranh cãi về lượng phiếu bầu cũng sẽ khó mà nổ ra.
Thực tế, đã có những cuộc thử nghiệm trên thế giới. Estonia, Đan Mạch, Nauy đã thử nghiệm thành công hệ thống này, tuy với quy mô còn khá nhỏ.

Lưu trữ hồ sơ, giấy tờ

Chắc hẳn, ai trong chúng ta đã nhiều lần gặp phải tình trạng mất giấy tờ tùy thân, hay đi khám bệnh mà lại làm mất sổ khám,... Đó là vấn đề cố hữu của các loài tài liệu, giấy tờ. Nhưng lại là ưu điểm của cách lưu trữ mới blockchain đem lại.
Hệ thống lưu trữ
Hệ thống lưu trữ
Lấy một ví dụ cụ thể, giả sử trường hợp bạn phải đi đến bệnh viện. Nếu bạn có thể đi đến một bệnh viện trong nhiều năm, dữ liệu của bạn sẽ được họ lưu trữ. Nhưng chả may có một ngày bạn đang đi công tác mà lại phải đến bệnh viện ở tỉnh khác, rắc rối có thể bắt đầu từ đây.
Rất có thể, bạn sẽ bị yêu cầu cung cấp lại thông tin về lịch sử bệnh án, thông tin về dị ứng thuốc,... và hàng ty tỷ thông tin chi tiết mà mình tin khó ai trong chúng ta hoàn toàn nhớ hết được.
Nhưng nếu các thông tin của bạn được lưu trên một cơ sở dữ liệu phi tập trung, dù bạn có đi đâu, bất kì bệnh viện, bác sĩ nào cũng có thể truy cập và sử dụng chúng. Đặc biệt với những trường hợp cần sự can thiệp kịp thời từ đội ngũ y tế, như phẫu thuật, làm sao hệ thống lưu trữ cũ có thể đáp ứng thông tin chi tiết của bệnh nhân kịp thời được ?
Không chỉ thế, khi đã có một “timeline” về sức khỏe, kết quả chẩn đoán bệnh sau này cũng sẽ chuẩn xác hơn. 

Chứng chỉ học thuật

Đang là năm 2022, thế giới của chúng ta cũng “phẳng” hơn bao giờ hết. Nhờ vào Internet, việc kết nối toàn cầu đang trở nên hết sức dễ dàng. Cũng vì thế, các hoạt động tìm tòi, học hỏi gần như không có giới hạn. Nói không ngoa, Internet đã cách mạng nền giáo dục toàn cầu.
Các nền tảng giáo dục online như EDX, Udemy, Coursera,... thu hút rất đông người tham gia trên toàn cầu. Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được các nền tảng này cấp một chứng chỉ. Nhưng có những trường hợp, các chứng chỉ này có thể bị làm giả một cách tinh vi.
Blockchain có thể cho ta một giải pháp giải quyết triệt để vấn đề này, đó là NFT. Nếu một chứng chỉ được NFT, chẳng ai có thể giả mạo nó cả. Bằng hệ thống blockchain, các nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được liệu chiếc bằng đấy có được gửi từ các nền tảng học thuật hay không.
Trên thế giới, đã có nhiều trường Đại học áp dụng công nghệ này. Tiêu biểu là trường Đại học Hoseo ở Hàn Quốc đã phát hành 2830 chiếc bằng đại học được NFT đến các sinh viên của trường. Theo mình, đây là một trong những ứng dụng thực tế nhất hiện tại của blockchain. 

Các tác phẩm nghệ thuật

Một chiếc NFT trị giá nửa tỏi Biden được Neymar mua và dùng làm avatar
Một chiếc NFT trị giá nửa tỏi Biden được Neymar mua và dùng làm avatar
NFT còn nhiều công dụng hơn chỉ là bằng đại học. Về bản chất, bất kì bức ảnh nào, đoạn video nào hay đoạn âm thành nào đều có thể được NFT hóa để trở thành phiên bản độc nhất.
Nhờ đó, thị trường NFT trong 1 năm trở lại đây đang nóng hơn bao giờ hết. Đương nhiên, ngoài các bức tranh mà người ta chẳng hiểu sao lại có giá ấy, thì vẫn có những tác phẩm nghệ thuật được trao đổi trên các thị trường NFT như Opensea hay Rarible
Vào giữa năm 2021, tác phẩm Nhạc Anh của Andree và Wrxdie đã tổ chức đấu giá phiên bản 2.0 trên nền tảng Rarible. Trên thế giới, thị trường nhạc NFT thậm chí đã phát triển từ cách đây khá lâu. Đã có những công ty start-up trong lĩnh vực này như Peertrack, Uio Music hay Mycelia. Nhưng thương vụ đáng chú ý nhất là việc Spotify mua lại công ty Mediachain vào năm 2017.

Điện toán đám mây

Thị trường điện toán đám mây là một thị trường mới nổi và vô cùng lớn, nhưng phần đa của thị trường này lại nằm trong tay của những ông lớn như Amazon, Google và Mircrosoft. Ngay cả ở Việt Nam, 80% thị phần đều bị tóm gọn bởi các ông lớn này.
Nhưng bạn có nhớ, vào khoảng cuối năm 2021, khi hệ thống lưu trữ đám mây của Amazon - Amazon Web Service gặp sự cố và bị “sập nguồn” trong vài giờ. Ngay lập tức, các ứng dụng trên Internet đều bị tê liệt, trong đó có cả Google, Facebook, Discord,... Để thấy rằng, Amazon đang nắm trong tay sự ổn định internet của thế giới này.
Nhưng đây cũng là ví dụ cho thấy rằng, khi quyền lực tập trung quá nhiều một chỗ, nếu vấn đề xảy ra, ảnh hưởng sẽ rất lớn. Vấn đề này sẽ được giải quyết nếu áp dụng công nghệ blockchain. Như mọi khi, blockchain mang lại sự phi tập trung cần thiết cho một mạng lưới, nếu một máy chủ có sập, vẫn còn hàng trăm máy chủ khác trên toàn thế giới duy trì và vận hành.
Filecoin, Storj, Sia là những cái tên tiên phong trong lĩnh vực này. Nhưng đáng tiếc thay, mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Khi các ông lớn như Amazon, Google đang nắm trong tay một kho dữ liệu của khách hàng, thúc ép họ từ bỏ quyền nắm giữ đó một mình chẳng khác nào đang lấy một túi vàng ra khỏi vòng tay của họ. Có lẽ, sẽ khác với những ngành công nghiệp khác, thị trường lưu trữ đám mây sẽ khó được “blockchain hóa” hoàn toàn.

Chuỗi cung ứng

Từ vài năm trước đây, blockchain đã bắt đầu được ứng dụng trong ngành logistic. Nhờ vào tính năng của mình, blockchain đã giải quyết được kha khá những vấn đề còn tồn động ở các kiểu lưu trữ cũ:
Trong chuỗi cung ứng, chắc hẳn tầm quan trọng của việc lưu trữ giấy tờ, tài liệu là rất lớn. Blockchain giúp các công ty có một cơ sở dữ liệu chi tiết, được xác thực và có thể kiểm tra lại bất cứ khi nào cần thiết (dù là một giao dịch nhỏ nhất).
Nếu công ty sử dụng nguồn oracle đủ tốt, công ty có thể thực hiện theo dõi hàng hóa và quy trình theo thời gian thực. Điều này hoàn toàn khả thi với blockchain.
Thực hiện thanh toán. Với smart contracts trên blockchain, 2 công ty có thể thực hiện thanh toán dựa trên điều kiện 2 bên đặt ra (hàng hóa, thời gian, địa điểm,...)
Mình có tìm thấy một tài liệu rất hay nói về ứng dụng của blockchain trong ngành logistics. Xem tại đây.

Kết luận

Nhìn rộng ra, vẫn còn rất nhiều ngành nghề đã hoặc có thể áp dụng công nghệ blockchain vào. Đương nhiên, chi phí xây dựng vẫn đang là trở ngại lớn nhất làm cho nhiều công ty nhụt chí.
Có thể rằng, vài năm sau nữa, khi thế giới đã có lời giải cho bài toán chi phí hạ tầng của một chuỗi khối. Chắc chắn ta sẽ thấy ứng dụng của blockchain đâu đó quanh trong cuộc sống chúng ta.