Biết chữ hiểu theo nghĩa chính trị - Paulo Freire (P2) DỊCH
Biết chữ hiểu theo nghĩa chính trị - Dẫn nhập vào mô hình giáo dục nhân bản Mù chữ chính trị Nếu chúng ta nhắc đến vấn đề “biết...
Biết chữ hiểu theo nghĩa chính trị - Dẫn nhập vào mô hình giáo dục nhân bản
Mù chữ chính trị
Nếu chúng ta nhắc đến vấn đề “biết chữ” một cách chính trị, thì đối với tôi rõ ràng điểm khởi đầu chắc chắn một mặt phải là phân tích nghĩa của từ mù chữ chính trị. Mặt khác, ta cũng phải thảo luận về quá trình biết chữ chính trị.
Nếu mù chữ theo nghĩa ngôn ngữ nhằm chỉ những người không biết đọc, viết thì mù chữ theo nghĩa chính trị không hề liên quan tới việc liệu người ta có thể đọc, viết không mà chỉ nhắc tới những người có nhận thức ngây thơ về loại người và mối liên kết của anh ta với thế giới – một hiểu biết nông cạn về thực tế xã hội. Đối với anh ta, hiện thực là một trạng thái đơn thuần, là thứ như nó hiển hiện là, chứ không phải thứ đang hình thành. Họ có xu hướng rời bỏ khỏi sự thật cụ thể và từ đó hoàn toàn đánh mất bản thân trong sự hình dung trừu tượng về thế giới. Với chúng, họ chạy trốn khỏi trách nhiệm lịch sử của mình.
Chừng nào họ còn là nhà khoa học, họ còn núp mình sau sự trung lập của công việc nghiên cứu. Bằng cách chạy trốn thế giới khách quan, họ không chỉ phục vụ cho sự tồn tại của hiện trạng mà còn tạo điều kiện cho sự thống trị vô nhân đạo trên toàn thế giới – nơi mà họ tự khai trừ mình ra.
Vô vọng
Ngoài ra nếu họ là một con chiên thì họ sẽ tạo nên sự phân tách không ngờ giữa trần thế và sự siêu việt – một hình thức khác để thoát ra khỏi tính khách quan. Vì họ có một quan niệm máy móc và thậm chí mang tính số mệnh về lịch sử. Lịch sử với họ chỉ là thứ đã qua, chứ không phải thứ đang là và sẽ là. Hiện tại chỉ là thứ mà ta phải tầm thường hóa, còn tương lai sẽ chỉ nhằm lặp lại hiện tại. Với suy nghĩ đó, hiện trạng xã hội tiếp tục duy trì. Thỉnh thoảng những người mù chữ chính trị nghĩ về tương lai không phải là sự lặp lại của hiện tại mà là điều đã được dự đoán trước.
Cả hai đều là một tầm nhìn đã được thuần hóa về tương lai. Tầm nhìn đầu tiên xem tương lai thuộc về hiện tại được lặp đi lặp lại, còn cái thứ hai thì giảm thiểu xuống mức không thể tránh khỏi. Theo mỗi hướng, con người và số phận thật sự của họ bị phủ nhận.
Vậy nên dẫn đến là, cả hai cách cắt nghĩa trên đều thiếu hy vọng. Cách đầu tiên liên kết với lối giáo dục phản động và thứ hai thì được xem như một biến dạng của tư tưởng Marx.
Chạy trốn vào sự an toàn giả dối
Người mù chữ chính trị trải qua cảm giác bất lực đối với sự “vô lý” của thế giới cô lập và bị cô lập. Họ cố gắng trốn chạy vào một sự an tâm giả dối của chủ nghĩa cá nhân. Thi thoảng, những người mù chính trị từ bỏ các hoạt động sôi nổi, để trốn vào bên trong mình, trở nên chủ thể hóa. Trong cả hai trường hợp, họ đều không xem con người như một sự hiện diện trên thế giới, như một thực thể của hành động, nghĩa là 1 thực thể biết hành động và phản hồi lại thế giới.
Sẽ rất thú vị khi quan sát cách mà phương thức giáo dục sai lầm và lý tưởng hóa này thành công trên lĩnh vực khiến người mù chữ chính trị có nhận thức hết sức đơn giản và ngây ngô: Sự phân tách giữa lý thuyết và thực hành, tính phổ quát của hiểu biết, tự do khỏi điều kiện lịch sử, vai trò lý giải và chinh phục thế giới của triết học, giáo dục chỉ đơn thuần truyền bá các sự thật hiển nhiên và truyền lại di sản kiến thức: chính những niềm tin này càng làm cho người “mù chữ chính trị” có nhận thức ngây ngô. Được lý tưởng hóa bởi hiện thực đã được thuần hóa, nhận thức của họ không thể nào hiểu nổi Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel - theo đó làm việc là một hành động có tính luân hồi chuyển đổi, mà con người đang thực hiện với thế giới cũng như để giáo dục mình, mặc dù đối với Hegel việc luyện tập là một hành động của suy nghĩ.
Trong miền nhận thức đó, thì việc không thể tồn tại lý thuyết mà không có thực tiễn, suy nghĩ mà không có hành động mang tính luân đổi, cũng như không thể có một lý luận nào chỉ giải nghĩa được hiện thực và không thể tồn tại một nền giáo dục hoàn toàn trung lập – thật khó mà hiểu được. Nếu có thể kể thêm một dị dạng trong lối nhận thức ngây ngô này, thì đó chính là nó hoàn toàn miễn nhiễm với lối tư duy phản biện lại thực tế. Lấy ví dụ như, ta có thể dễ dàng bàn luận về chủ đề nhân loại và thế giới, về cách phân định sai lầm giữa công việc chân tay và trí óc với dân lao động mù chữ Mỹ La-tinh, hơn là với một học giả bị mù chữ “chính trị”.
Nhà học giả kia sẽ giải thích rằng, nhờ có kiến thức uyên thâm mà ông ta tránh khỏi việc bị thao túng, điều khiển. Còn những nhân công lao động kia chỉ là những kẻ dốt đặc. Đối với ông ta, khả năng hiểu và biểu đạt thế giới của những người dân lao động chỉ làm họ lộ ra sự ngu dốt, thấp kém mà thôi.
Thiếu phản biện và biện chứng
Theo một cách thức nhất định, tôi một lần nữa có thể nhấn mạnh lại điều tôi đã từng nói: dấu hiệu chung của người mù chữ “chính trị” được thể hiện trong sự thiếu sót trầm trọng tư duy phản biện hay biện chứng đối với thế giới xung quanh. Cũng giống như những người mù chữ (theo nghĩa đen), ở đây ta cũng cần tới một quá trình học hỏi, có thể là hướng về giải phóng hoặc ngược lại trở nên bị thuần hóa. Tuy nhiên, theo tôi điều quan trọng nhất phải nhấn mạnh ở đây là một tiến trình học tập không nhất thiết cần tới những khóa học đặc biệt. Bất kể lĩnh vực chuyên môn của giáo viên là gì thì họ cũng sẽ chỉ củng cố hoặc là cái hiểu biết ngây ngô hoặc tư duy phản biện của trò.
Trong phần đầu của bài, tôi đã tìm hiểu quá trình xóa mù chữ theo cách thuần hóa. Ở đây, tôi muốn giành thời gian để nói qua quan điểm riêng về như thế nào là giáo dục, giáo dưỡng. Giáo dục ở đây là thứ có thể cho phép nhà giáo và “học sinh” vượt ra khỏi chứng mù chữ “chính trị” của họ thông qua việc đập tan tính thần thoại hóa thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, tôi sẽ quay trở lại một luận điểm đã được nhắc tới trước đó. Tôi hy vọng rằng, việc lật lại lần nữa sẽ giúp chính tôi và đọc giả có cái nhìn tường tận hơn về vấn đề chung này.
Giáo dục giải phóng
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách nhắc lại tuyên bố trước đó: nếu không thể vượt qua đươc hệ lý thuyết, thực tế giáo dục chỉ đơn thuần truyền dạy kiến thức, đơn thuần mô tả thực tế, thì chúng ta đang ngăn cản tiến trình hình thành tư duy biện chứng cũng như càng lún sâu vào chứng mù chữ chính trị. Trừ khi chúng ta quyết định chọn giải phóng và nhân bản hóa, chúng ta phải thay thế lối giáo dục này bằng một phương pháp mới, trong đó những hiểu biết và vận động của thực tế cuộc sống – một đối tượng khách quan theo hiểu biết chúng ta, phụ thuộc lẫn nhau. Sự chuyển đổi chính là nằm ở đây, đối với nó, nền giáo dục tư bản vốn dĩ không thể đáp ứng đủ, mà chỉ có thể thể là giáo dục nhân bản và mang tính cách mạng. Nếu sự thay thế không xảy ra, cũng đồng nghĩa với việc hoàn toàn không còn nền giáo dục nhân bản nữa.
Sự thất bại của nền xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa
Thất bại bi thảm của các nền xã hội chủ nghĩa (ngoại lệ là Trung Quốc nhờ cuộc Cách mạng văn hóa và Cuba) vì vậy đến từ việc, toàn bộ hệ thống không thể thoát khỏi đặc tính thuần hóa của nền giáo dục tư sản thông qua giáo dục hướng tới giải phóng như thực tiễn xã hội. Vì vậy, ta đặt giáo dục theo chủ nghĩa xã hội cùng với việc làm suy giảm tư tưởng của Marx – một hệ tư tưởng không thể bị giam cầm, thành những “viên thuốc” mà ai cũng phải “nuốt”. Theo cách đó, ta để mình rơi vào thói quen dinh dưỡng đặc trưng của giáo dục tư sản. Nó liên quan đến việc, hệ tư tưởng của tư bản tồn tại theo một cách kỳ lạ của chủ nghĩa duy tâm, trong đó ta có thể kể tới những khái niệm là: sự luân đổi của xã hội, một khi đã hoàn thành, sẽ tự động tạo nên một thế giới tốt lành, một thế giới mà không ai có thể chất vấn, nghi ngờ về nó. Bởi vậy, những nhà giáo dục của thực tiễn đẹp đẽ và cho một thế giới tuyệt đẹp trong thực tế này đã sao chép các nhà giáo dục của thế giới tư bản thịnh vượng và cho thế giới tư bản thịnh vượng. Họ cũng chỉ là “Ngài giáo sư” như những nhà giáo tư sản. Mối quan hệ họ tạo nên với học trò mình cũng là mối quan hệ từ trên xuống như giữa các nhà giáo chủ nghĩa tư sản và học sinh của họ. Bởi vì, trong mối quan hệ giáo dục của họ, chủ thể khách quan có thể nhận thấy ở đây thuộc về sở hữu của họ, chứ không tồn tại trong việc trao đổi giữa học sinh và thầy, thế nên họ hoàn toàn xa cách với trò.
Họ chia tách việc dạy khỏi việc học, chia thế giới thành những nhóm người biết mọi thứ, và nhóm người chẳng biết gì, cũng có nghĩa là những người lao động.
Bằng cách họ xem trường học là công cụ kiểm soát xã hội, tiếc thay người dạy đã quên mất đi một quan điểm vô cùng quan trọng trong triết học Marx, được ông viết trong luận văn thứ ba về Feuerbach: “Bản thân nhà giáo cũng cần giáo dục”. Huyền thoại tư sản được chủ nghĩa tư bản lan truyền đã ngăn họ hiện thức hóa đề xuất của Marx. Điều đó dẫn đến kết luận là, những xã hội giống như xã hội tư sản cũng đang lún sâu vào nạn mù chữ chính trị bởi một thực tiễn giáo dục thiếu hoàn toàn tính biện chứng.
“Conscientizacão”
Tại thời điểm này, mặc dù tôi muốn dẹp bỏ những hiểu nhầm có thể nảy sinh, điều mà tôi đã nỗ lực ngay từ đầu: nhưng tôi cũng muốn nói tiếp về vai trò của nhận thức trong thực tiễn giải phóng. Xin được làm rõ ở đây rằng, từ quan điểm biện chứng tôi không thể vẽ ra một ranh giới ngây thơ giữa nhận thức và thế giới. Cả hai, chủ quan và khách quan, đều bấu chặt lấy nhau, đến mức người ta có thể khẳng định về “sự hiện thân của chủ thể bên trong khách thể”. Nếu chúng ta phá vỡ tính biện chứng này, thì chúng ta đang để mình rơi vào ảo tưởng của chủ nghĩa duy tâm (chủ nghĩa chủ quan: chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận hoàn toàn cái khách quan bên ngoài và chỉ ra rằng mọi quyết định là từ chủ thể mà ra. Ghi chú) hoặc trong sự sai lầm của chủ nghĩa khách quan (ghi chú: Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: ý thức, tinh thần nói chung như 'ý niệm', 'ý niệm tuyệt đối', 'tinh thần thế giới' là cái tồn tại khách quan bên ngoài con người).
Vì vậy, từ “Conscientizacão” – vốn được tôi dùng để miêu tả trong những tiến trình chung mà thông qua đó con người sẵn sàng bước vào sự vận động chung của thế giới và không bị hiểu một cách lý tưởng hóa. Với tiến trình “conscientizacão”, chúng ta không có ý định gán cho sự nhận thức chức năng hình thành thế giới, mà thay vào đó chúng ta muốn đặt cho nó vai trò nhận biết “một thế giới được ban cho” thành “thế giới ban cho”. Như đã thấy, “conscientizacão” là một mã giải liên tục giải mã những thứ ẩn sâu bên trong con người, những thứ tồn tại trong thế giới mà không có sự phản ánh phản biện (kritische Reflexion).
Tôi biết rõ rằng, “conscientizacão” như một sự phản ánh mang tính phản biện lên thế giới như mong đợi, cũng như lên những nhận định của một thế giới khác, nó không thể thay thế cho những hành động thay đổi thế giới nhận thức đó.
Tôi biết rõ rằng, chỉ những hành động đó mới có thể thực sự tạo lập nên một thế giới được nhắc tới trong phản biện.
Tôi biết rõ rằng, việc thay thế dễ dàng góc nhìn thế giới ngây thơ thông qua góc nhìn phản biện là không đủ để giải phóng loại người.
Tôi biết rõ rằng, bản chất mục đích luận của nhận thức cần tới một thực tiễn thực hành thật thụ.
Nhưng tôi cũng biết rõ rằng, bằng cách làm sáng tỏ những thứ đang phai nhạt trong “việc hiểu gốc rễ” của nhận thức, “conscientizacão” trở thành công cụ quan trọng để đưa con người đi tới sự thật, bằng cách này, dần dần sự thật thông qua việc hé lộ những khía cạnh bị ẩn giấu sẽ được khai mở hoàn toàn.
Bởi vì vậy, “conscientizacão” tồn tại không dựa trên một nhận thức ở đây và thế giới ở kia, và chúng cũng trở nên vô nghĩa trong sự phân tách đó. Thay vào đó, nó chủ yếu dựa trên sự tương quan như một chủ thể của tính phản ánh phản biện. Thế nên nó sẽ làm sáng tỏ mọi khía cạnh đen tối mà nó gặp phải trong khi thâm nhập vào thế giới. Bởi thế, quá trình nhận thức không hình thành trong việc mở ra một thực tế mới - thứ được ngụ ý trong những lần phản biện trước đó. Thay vào đó, một thực tế mới phải được tạo nên để làm đối tượng của một phản ánh phản biện mới. Giữ thực tế mới trong trạng thái bất khả xâm phạm, là điều ngây thơ và phản động, cũng giống như khi ta nói tới sự bất khả xâm phạm của thực tế cũ. “Conscientizacão” - như một hệ phản biện của con người đối với thế giới, sẽ không bao giờ kết thúc. Nếu con người cư xử như một thực thể thích nghi với thế giới đang chuyển động, thì họ sẽ bị chìm vào một “đám mây mù” mới. “Conscientizacão” được thúc đẩy ở một thời điểm nhất định, phải được tiếp tục phát triển, bằng cách thưc tế biến đổi được mở ra với một bộ mặt mới.
Nhấn mạnh một lần nữa, quá trình xóa mù chữ chính trị, cũng như ngôn ngữ, có thể là một thực tiễn làm con người bị thuần hóa hoặc ngược lại giúp giải phóng con người. Vì vậy, trong mọi trường hợp “conscientizacão” không xảy ra trong những trường hợp đầu, nhưng tiến trình kết thúc, bản chất nó đã là “conscientizacão”. Bởi thế, ở trường hợp đầu chúng ta phải đối mặt với một tiến trình mất nhân tính, nhưng ở phân đoạn cuối lại với nỗ lực nhân tính hóa.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất