Bài này hơi dài hy vọng các bạn đọc hết vì đây là bài thuộc dạng tư duy, nắm được tư duy là nắm tất cả, nên có ích cho các bạn, nhất là newbie nhất là càng đọc về sau càng có ích cho các bạn. Ở đây tôi chỉ cho bạn cả cần câu luôn để các bạn câu cá. Để bạn thích bắt cá nào cũng được. Chứ không phải là chỉ cho bạn thấy 1 hình ảnh người khác ăn cá ngon lành còn bạn đứng nhìn và không biết họ bắt và kiếm cá ở đâu. Tư duy này áp dụng được cho nhiều ngành nghề chứ k chỉ mỗi POD.Bài này gồm 3 phần chính là:• Tâm sự về các nền tảng đồng hành với mình những ngày đầu,• Tư duy POD cho các bạn newbie• Góp ý cho những bạn đã đang sắp có ý định làm team hoặc lớn hơn.

Phần 1: Tâm sự về các nền tảng dịch vụ PLF

Mình bước chân vào mmo vào những năm 2013 cũng đạt được nhiều thành tựu và nhờ đó mà cũng đặt nền móng cho công việc POD khi biết đến nó vào năm 2014.
Đó là thời điểm mà Teespring được nhiều người biết đến. Nhiều anh tài, triệu phú của Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Teespring cũng đã mang lại 1 cv lợi nhuận cực cao mà chi phí bỏ vào quảng cáo vô cùng rẻ. Sau này nhiều platform nữa dần xuất hiện và anh em lại có nhiều lựa chọn hơn, bản thân mình cũng thế nhưng dù sao Teespring vẫn mang lại nhiều kỉ niệm đẹp.
Có sản phẩm mới lạ rồi nhưng để đưa được đến tay khách hàng hiệu quả lại cần đến 1 thị trường, công cụ đắc lực đó là Facebook. Đây là 1 làn gió mới trong cách quảng cáo marketing, và nó hiệu quả hơn bất cứ thứ khác. Mặc dù FB hành anh em seller nhiều đến mức phát điên nhưng phải cảm ơn đến họ. Và 1 trong số những điều mình thích nhất là việc Facebook cho nhà quảng cáo quảng cáo trước thanh toán sau. Mốc thanh toán 25 50 250…Nhờ nó mà mình kiếm được khá nhiều …tý ti từ 0 đồng vốn. Happy.
Có tiền rồi thì cần nơi rút tiền về ví. Ngày đầu mình chỉ dùng paypal nhưng đây là 1 cổng thanh toán khiến cho nhiều anh em khổ sở vô cùng. Rút vài trăm $ về ok, rút tầm vài ngàn $ về -> limit. Thỉnh thoảng tài khoản thiếu tiền nhờ bạn chuyển ít để thanh toán ads, chuyển xong -> limit. Đỉnh điểm là lúc bị limit 180 days là mình bỏ luôn k sử dụng paypal nữa mà thay vào đó là Payoneer. Đây là cổng thanh toán tuyệt vời nhất để thay thế cho paypal lúc đó. Từ lúc sử dụng Payoneer đến nay mình giao dịch nhiều triệu $ rồi không biết limit là gì luôn. Chuyển tiền nhanh, phí rẻ, tỷ giá lại cao hơn, sau này còn có thể dùng được nhiều thẻ để chạy ads
Nên có thể nói Payoneer là cổng thanh toán mình thích nhất trước đến nay.

Phần 2: Tư Duy POD

Đối với tôi làm gì cũng phải cần tư duy bài bản, cần gốc rễ, logic. Hiểu vấn đề sẽ dễ làm mọi thứ chứ chỉ chăm chăm học phần ngọn bí kíp không phải là tuýp của tôi. Vì đi học hoặc ai chỉ 1 tý phần bí kíp thế ngày mai ai cũng biết dẫn đến cạnh tranh hoặc chẳng may biến động thị trường thì bạn lại quay về số 0. Tư duy của tôi là bài bản và để làm lớn. Sau đây tôi chỉ dẫn cho các bạn 1 số điều sẽ cải thiện kết quả các bạn hơn.
Ở đây tôi sẽ trình bày các vấn đề dưới dạng tư duy lý thuyết trước, tý nữa có case phân tích thực tế chi tiết bên dưới nên các bạn đừng nóng vội.

Thực trạng chung

Đầu tiên là phải nhìn rõ tình hình chung của thị trường để biết mình và mọi người đang trong tình trạng như thế nào.
Thực trạng hiện nay hầu như mọi người nhất là newbie đều chỉ chăm chăm xem ai có camp nào ngon thì nhảy vào clone, vít đè. Ai may mắn hoặc vốn nhiều thì còn ăn được tý còn không thì lỗ, buồn chán.
Ai chăm nghe nhiều hóng hớt chút thì nghe người khác nói là nên thử Redesign lại sẽ bán được. Kết quả là có camp được có camp không mà hầu hết là không. Lý do không biết tại sao nên lại nản.
Sau đó ai kiên trì hơn tí nữa đi nghe người ta nói nên thuê design sẽ nhanh ra sale hơn, “cái gì mình không giỏi nên thuê người khác làm”. Nghe có vẻ hợp lý, sau đó đi thuê và sẽ có những kết quả như sau: có ra vài sale, không bán được vì design xấu, hoặc designer chưa giao hàng mà đã thấy idea mình trên tool rồi 
 (Nói thế chứ giờ có nhiều designer cũng làm đẹp và có tâm hoặc những team design lớn có tâm hỗ trợ mọi người, nhưng không thể nào bạn vứt 1 cái idea cho họ và bảo làm đi và mai sẽ ra danh sách ngàn sale cho bạn được).  Mà nên nhớ newbie thuê design nhiều cũng tốn quá nhiều tiền, chiếm hết chi phí để chạy ads. Vậy tại sao cũng đều thuê design nhưng mình lại ra toàn fail?
Kết quả 1 hồi là mông lung, lỗ, chán, bỏ cuộc, ai cố hơn 1 tí thì chờ mother day, father day hoặc christmas để kiếm tí còn lại…
Vậy xem lại mình đang trong tình trạng nào, nếu thấy tồi tệ như trên thì thoát ra hướng mới thôi.
Hãy nhớ 1 tư duy xuyên suốt rằng: “ mọi vấn đề luôn tồn tại lỗ hổng của nó, khi 1 vấn đề khác sinh ra để bịt lổ hổng của vấn đề cũ thì bản thân vấn đề mới lại tự xuất hiện lỗ hổng mới”. Tí nữa tôi sẽ phân tích rõ vấn đề này hơn nữa.
Các bạn bế tắc tức là do chưa có 1 định hướng rõ ràng, chưa đi 1 cách bài bản, logic.
Các bạn đều đi sai đường ngay từ đầu, hoặc đường đi rất lòng vòng nên lâu về đích. Ví dụ: đi từ TP HCM – Hà Nội các bạn không đi thẳng mà đi 1 đoạn rồi chạy sang Campuchia rồi chạy về Nha Trang sau đó đi sang Lào rồi mới đến Hà Nội. Lý do là vì không bám đúng theo lộ trình hoặc không có lộ trình từ đầu hoặc lộ trình không logic, ai nói gì cũng nghe nên đi rất lâu.

Nên chọn niche nào

Đây là câu hỏi luôn thường trực của các bạn newbie. Các bạn phải tư duy rằng niche nào cũng bán được cả, trên đời này các bạn bán gì cũng ra tiền. Tuy nhiên chúng ta phải khôn ngoan hơn mới nhanh có tiền và tránh rơi vào tình trạng tự gây khó cho bản thân.
Vậy như thế nào là khôn ngoan? Đó là phải phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bạn và mục tiêu của bạn trong tương lai. Mà cái này chỉ có bạn mới hiểu rõ. Ví dụ: niche có au lớn và các camp bán được toàn vài k sale, 10k sale thậm chí 30k 50k sale các bạn thích k? Thích chứ nhưng nên nhớ là ngoài bạn ra còn nhiều người cũng thích, lợi nhuận cao thì rủi ro, cạnh tranh cao.
Cạnh tranh cao, rủi ro cao thì đem lại lợi nhuận lớn còn cạnh tranh thấp rủi ro thấp đem lại lợi nhuận thấp. Nhưng để vào nơi cạnh tranh cao cần vốn đầu tư ban đầu lớn, nếu b chỉ vốn ít mà nhảy vào nơi cạnh tranh cao thì dễ toang. Thực ra ai cũng biết điều này, nhưng cái chết là ở chỗ mắt của người ít vốn luôn nhìn ở cái lợi nhuận cao kia, đôi lúc có ai đó bảo rằng tôi cũng newbie mới chạy vài camp ở niche cạnh tranh cao lại có camp vài trăm sale ngay làm bạn càng thèm khát nhảy vào đó hơn nữa. Kết quả toang. Thực ra không phải các bạn không có lý trí, mà cảm xúc của bạn bị lấn át bởi lòng tham rồi.
Cho nên nguyên tắc là lý trí luôn phải chế ngự được cảm xúc và lòng tham trước. Bitcoin, chứng khoán, bất động sản… cũng nguyên tắc tương tự nếu sau này các bạn không muốn mất tiền vào các lĩnh vực này.
Vậy nếu vốn lớn vài trăm trở lên thì có thể vào niche au to trên 15m 30m trở lên. Vốn nhỏ vài chục theo tôi nên đi niche vài m hoặc ngách của niche au to. Hoặc nếu vốn ít nhưng tự tin vào tư duy, phân tích các chiến lược cũng như thẩm mỹ design thì vẫn có thể nhảy vào niche lớn.
Và nguyên tắc phải theo cho đến khi làm chủ nắm trọn niche đó thì thôi ít nhất là 100 idea design trở lên. Nếu mới kiếm được ít tiền mà chưa làm chủ được niche mà vội nhảy sang niche khác là lại sai nguyên tắc, kiểu gì 1 ngày cũng toang tiếp.
Kinh doanh là nên an toàn từ đầu đi chắc từng bước thì càng đi sẽ càng nhanh, các b đâu có bị ai dồn vào chân tường mà phải bất chấp liều lĩnh được ăn cả ngã về 0 làm gì.
Các b đừng xem thường mục này, có nhiều người ban đầu bán tốt vì lý do nào đó (nhưng chắc chắn k phải là bài bản) sau bắt đầu lao ra các niche khác mà k đúng với nội tại bản thân cuối cùng mất tiền dần và out ra khỏi thị trường. Số này nhiều lắm.

Tìm hiểu Niche, khách hàng thị trường, đối thủ.

Nguyên tắc là phải tìm hiểu tất cả tận cùng mọi ngóc ngách.
Tìm hiểu Niche
Hiểu niche tức là bạn phải hiểu được nó là gì, lịch sử, phân loại, chi tiết bộ phận, màu sắc chủ đạo, font hay dùng, phong cách, không thích vì lý do gì, sở thích theo mùa hay cả năm, biểu tượng là gì, thời tiết, địa lý, các nguyên tắc….tất cả mọi thứ dù nhỏ nhất.
Ví dụ cho việc tại sao cần tìm hiểu mấy thứ như vậy: niche xe đạp chẳng hạn, tìm hiểu lịch sử thì có phải là biết được kiểu xe ngày xưa nó hình dáng như thế nào, gặp trend vintage thì sử dụng mấy mẫu xe này hay mẫu xe hiện đại hợp lý hơn? Rồi tìm hiểu phân loại để làm gì? Để biết được có loại xe đạp điện, xe đi dạo thể dục, xe đạp leo núi… tức là mỗi xe 1 loại ngách khác nhau đi vào ngách sẽ đỡ cạnh tranh hơn. Mỗi loại xe thì sẽ có phong cách khác nhau nếu bạn bán design hình chiếc xe đạp đi dạo hàng ngày cho bọn đi xe địa hình trên núi nó có mua không? Rồi tìm hiểu chi tiết bộ phận xe để làm gì? Để khi mà nhà nhà đều lấy hình xe đạp rồi khách mua nhìn chán rồi thì giờ thay hình xe đạp nhàm chán thành cái bánh xe được không? Đến khi chán bánh xe thì thay cái ghi đông được không? Khi chán ghi đông rồi thì thay bằng mũ bảo hiểm được không? ….Đấy là lợi ích của việc tìm hiểu chi tiết, tìm hiểu sâu đấy các bạn.
————-
Nhiều người hay bảo nên vào các group về niche để tìm hiểu. Cách này cũng ok nhưng có 1 cách tìm hiểu niche hay hơn nữa là hỏi thẳng khách hàng. Tôi hay inbox hỏi thẳng vài chục thằng xem nó thích gì, tại sao lại thế? Gọi qua mess call cho nó hỏi cho dễ (cách này chắc chưa ai làm 
 nhưng nó nhanh mà hiệu quả lắm) Như thế biết được nhiều thông tin hơn chứ mày mò trong group lâu.
Nếu ai đó cho rằng chỉ lấy những quotes like nhiều pin cao thì t nói rằng cũng đúng nhưng tư duy đó nó cũ lắm lắm rồi ở những năm 2014 2015. Tôi thường ít khi dùng cách này lắm. Tất nhiên hiên tại các bạn bám theo cách này vẫn ok nhé.
Riêng t toàn tìm những quotes rất bình thường vài like cũng có nhưng đọc thấy nó hay, hợp niche, hợp hoàn cảnh, hợp đối tượng thì t chọn. Bản thân t thích sự mới mẻ hơn, đột phá hơn. Như này dễ có nhiều sale và tạo sự cạnh tranh riêng. Tuy nhiên để làm tốt cách này thì cần phải hiểu biết sâu rộng về niche, mới biết nên chọn quotes nào, trường hợp nào.
Vì vậy chứng minh lại rằng bước tìm hiểu niche cực kỳ quan trọng. Càng chi tiết bao nhiêu càng dễ làm sau này bấy nhiêu, và sáng tạo vô bờ bến.
Đừng thấy lạ vì sao đi tập võ sư phụ toàn bắt tập đứng tấn là vậy :))
T cứ hay tư duy ngược, ông nào làm như thế nào tôi hay làm ngược lại như thế đó :))
———
Như thế nào là hiểu niche? là hỏi vặn lại sẽ trả lời được hết mọi thứ, nếu không trả lời được là chưa hiểu niche, lên camp dễ fail.
Cách này có hiệu quả như thế nào: Ví dụ chọn niche đọc sách đi.anh X tìm hiểu xong và anh Y hỏi vặn lại a ấy rằng:Y: tại sao người ta thích đọc sách?X: vì muốn tìm hiểu kiến thứcY: nếu tìm hiểu kiến thức sao không đọc với nhiều người, trao đổi dễ hơn, học nhanh hơn mà thấy suốt ngày đọc 1 mình ở 1 góc?X: Chắc là không tự tin về kiến thức nên không dám trao đổiY: đọc bao nhiêu sách mà không có tự tin là sao?X: à chắc là nó nghĩ mất bao nhiêu thời gian đọc, thằng khác muốn biết thì tự đi mà đọc, ai rảnh hơi đâu chia sẻ làm gì. Tôi tìm hiểu niche kỹ lắm, tôi cũng đọc sách chứ bộ, đây này trong sách có ghi, người xưa có câu: có làm thì mới có ăn, không làm mà muốn có ăn thì chỉ có …đi ăn xin
) tôi tìm hiểu niche kỹ lắm, trong này toàn người giảng đạo lý không à.Y: biết ngay là chưa hiểu niche mà, chưa hiểu mà bày đặt lên camp, kiểu gì mai cũng 0 sale cho mà xem, lêu lêu lêu.X: này thì lêu này :))) đấm… đá…
Tìm hiểu thị trường, đối thủ
Các b có thể lên Google, Etsy hoặc tool ví dụ DMMSpy (đề nghị chủ tool đổi lại tên đi) tìm xem ai đang bán tốt niche của các bạn. Lục tung cả store nó lên để phân tích từng design, phân tích những thứ như sau:
Store nhìn xấu hay đẹp?Fanpage đẹp hay xấu?Mẫu bán chủ yếu là áo hay cốc hay poster?Nội dung chủ yếu là quotes hay hình hay cả 2?Những hiệu ứng nào được sử dụng?Phong cách nào được sử dụng?Nội dung bao chủ yếu funny hay ý nghĩa?Mẫu nào quotes hay nhưng design xấu?Mẫu nào design đẹp nhưng quotes không hay?Họ upsale sản phẩm gì? Có liên quan không?
Rồi xong lập bảng Excel thống kê ra các bạn sẽ thấy rõ những thứ rất hay ho đấy. (Ở đây bài viết dài quá tôi không làm mẫu chi tiết được nhé, các bạn tự làm)
Trước tôi chỉ cho 1 bạn, tôi lục tung cả vài chục ngàn design của 1 store lên rồi ngồi lọc ra từng cái 1, sau cùng chọn ra 100 cái tiêu biểu nhất… Bạn kia mới bảo sao phải làm nhiều thế? Tôi bảo răng: Ơ kìa chẵng lẽ ngồi nhìn 1,2 cái camp win của nó là thôi sao? Làm kinh doanh mà nghĩ đơn giản thế thì có mà cám không có mà ăn. Đâu phải lấy tiền của thiên hạ mà dễ. Camp win của người khác chỉ để tham khảo thôi còn mình phải tìm hiểu cả những thứ không win.
Nguyên tắc: Không phải là mẫu không bán được hay xấu là không xem nha, nhiều khi đó là vàng mà các bạn không biết đó.
Xem nhiều thì mới phân tích được nhiều thứ. Ví dụ: mẫu không bán được thường người khác bỏ đi, nhưng mình phải phân tích xem như thế nào, thấy quotes hay mà hình xấu thì nên thử thay hình khác, phong cách khác chi tiết khác có khi bán được. Đấy là đãi cát tìm vàng đấy các bạn à. Trong khi ngoài kia hầu như không ai kiên trì làm vậy. Thấy mẫu không bán dc là bỏ qua chỉ nhìn camp win của người ta rồi làm theo thôi. Nên phải biết tìm lợi thế cho mình. Nhưng nếu mình không tìm hiểu kỹ các chi tiết của niche như kể ở trên kia thì dưới này có biết để nên thay cái nào chỗ nào không bạn? Vậy nên phải làm mọi thứ theo trình tự là thế.
Hiệu ứng, bố cục, font chữ này họ phối đẹp nên ghi lại sưu tầm học theo, hoặc thấy nó đẹp nhưng các thành phần khác không ăn nhập khiến tổng thể design không bán được thì thay phần này đi.
Sản phẩm chủ yếu là áo thì xem nó không bán được poster vì gì? Vì khách không thích poster hay poster mấy ông này bán kém nên khách không mua? Hay nó để giá quá cao hay vì cái gì?
Phân tích xem với sản phẩm upsale mà họ đưa ra thì khách có mua không? Nên làm giống họ hay đổi sang mẫu upsale khác?
Xem mockup đánh giá có hợp lý không? Nếu không thì chứng tỏ chủ store này còn kém, để lỗ hổng quá nhiều và bạn thay đi cho hợp niche, design của bạn thì bán có kết quả tốt hơn.
Bạn phát hiện nhiều mẫu tương tự tức là họ đang redesign, vậy xem họ đang thay đổi theo hướng nào? Tại sao lại thay đổi như thế, liệu họ làm vậy đúng không? Hoặc đúng những phần nào? Nếu đang trong quá trình test thì liệu mình có đoán được các yếu tố win nhanh hơn họ test không? Nếu có thì nhảy vào ngay, đỡ được bao nhiêu công test phía trước lại đi nhanh hơn họ.
Với những mẫu bán được thì cũng xem thử nó bán được vì gì? Quotes, hình, font, hiệu ứng… vì đôi khi khách thấy quotes hay mà những thứ khác hơi xấu họ vẫn chấp nhận mua (hoặc ngược lại). Nếu như mình biết điều này mà cải thiện thêm những thứ đó thì khách sẽ mua thậm chí nhiều hơn.
Vậy nên phải phân tích kỹ để tìm được, lỗ hổng của đối thủ thì mới đưa ra chiến lược đúng đắn cho mình.
Tôi thường xem nó làm được gì,chưa làm gì, phân tích cả ngàn design mục đích để đọc ngược lại tư duy của thằng chủ store này xem nó tư duy đến đâu.
Vẽ chân dung khách hàng
Trước khi bán 1 sản phẩm hãy vẽ được chân dùng khách hàng của mình, ít nhất là 3 chân dung. Mỗi chân dung là 1 hướng chiến lược, hướng test cho camp. Không vẽ chân dung sẽ không khác gì dã tràng xe cát, vứt tiền qua cửa sổ.
Sáng tạo, idea
Là tự tạo ra 1 idea mới hoàn toàn hoặc làm 1 idea mới nhưng dựa trên những ý tưởng có sẵn…
Idea mới hoàn toàn là sao? Là bạn tự nghĩ ra 1 câu quotes hay nào đó, có thể kết hợp 1 hình ảnh mới nào đó. Với 1 phong cách mới hoàn toàn rồi lắp ráp lại với nhau. Hướng đi này bình thường khó nghĩ ra, khó bán, nhưng nếu bán được thì nhiều lắm. Rủi ro cao thì phần thưởng lớn.
Có 1 cách khác dễ hơn đó là dựa trên 1 ý tưởng có sẵn, dùng 1 thành phần trong đó lắp ráp sang 1 ý tưởng khác.
Ví dụ: thấy có 1 camp A có hình ảnh đẹp, 1 camp B có 1 quotes hay. Vậy thì tạo 1 camp X có cả quotes hay và hình ảnh đẹp của camp A và B.
Tuy nhiên nếu người khác làm giống bạn thì sao? Thì cạnh tranh cao. Vậy thì tìm 1 camp A’ có hình ảnh tương tự gần giống camp A + camp B’ có quotes tương tự camp B sẽ ra camp X’ sẽ dễ bán mà bớt cạnh tranh hơn.
Tư duy sâu hơn nữa, tìm thêm hiệu ứng C, C’,C’’. Màu sắc D, D’,D’’… Họa tiết trang trí E, E’, E’’ …bố cục F,F’,F’’…
Vậy thì giờ có phải ta có 1 loạt tổ hợp mới được sinh ra từ các phần tử cũ không? Ví dụ: AB’C’D’E’F’ AB’’C’’D’’E’’F’’…. kẻ bảng ra các bạn sẽ thấy nó rất nhiều. Sau cùng lên design và test thôi.
Ở bài này tôi trình bày sáng tạo cách số 1 cơ bản như thế thôi. Còn nhiều cách khác nâng cao hơn khi khác có điều kiện share tiếp. Các bạn thực hành tốt cái 1 đi đã.
———–
Có 1 tip là các bạn luôn phải có 1 sổ idea cho riêng bản thân mình. Vì ý tưởng có thể đến với bạn bất chợt lúc nào, có thể đang ăn cơm, lúc chuẩn bị đi ngủ…nếu khônh ghi lại nó sẽ biến mất nhanh chóng (chỉ khi nào b thấy camp win của 1 ai đó mới chợt nhớ là ơ trước mình cũng nghĩ ra cái này, lúc đó ngồi tiếc thôi).
Mỗi lần bí ý tưởng lại mở ra đọc lại là 1 lần mình nghĩ thêm 1 cái gì đó hay ho, tháo gỡ được bế tắc.
Ngày trước, lúc tôi có tạm nghỉ 1 thời gian dài k làm pod nữa, tôi có tặng lại cho đứa bạn bản chụp 1 số trang ghi chép idea của tôi, sau này nó chia sẻ cũng bán được kha khá nhiều camp win 6k 8k 11k…sale. Vậy nên ghi chép lại idea quan trọng lắm các bạn nhé.
Test
Nghĩ ra idea rồi, giờ ném cho designer rồi lên ads ngồi hí hửng đợi ngày mai ra nhiều sale đúng không? Oh thế là ngày mai hầu hết các b đều thất vọng đấy. Các bạn phải test. Vậy test là như thế nào? Tôi đảm bảo là không phải ai cũng hiểu bản chất vấn đề của test này hoặc biết thì làm cũng hời hợt mặc dù nó khá đơn giản.
1 design win là 1 design gồm quotes, hình ảnh, font, hiệu ứng màu sắc, mockup…tất cả đều win. Trong khi trên tay chúng ta lúc mới lên idea, design ban đầu chỉ là 1 design với các thành phần chưa win. Giả sử quotes chọn đúng rồi, chúng ta đi tìm hình ảnh đúng bằng cách đưa ra vài design cùng quotes có những hình ảnh theo hướng khác nhau, khách hàng phản hồi tốt hướng nào tức là hình ảnh đó là đúng. Khi có quotes, hình ảnh đúng, thì chúng ta lại đưa ra vài design cùng quotes cùng hình ảnh khác hiệu ứng… tiếp tục cho đến khi tìm được tất cả thành phần đúng. Nó giống như 1 trò chơi vậy các bạn.
Vít camp
Bản chất vít camp cũng giống tư duy test ở trên thôi nhưng khi có dấu hiệu vài thành phần trong design đó win và sale, chỉ số ổn thì sẽ tăng ngân sách đẩy nhanh tiến trình test nhanh nhất có thể, tìm nhanh design win và lại tăng ngân sách cho design win đó để ra nhiều sale nhất. Vì sao phải đẩy nhanh, vì không để người khác ăn mất của mình.
Design
Design nhất định phải đẹp. Design đẹp chưa chắc bán được nhưng design xấu thì không bao giờ bán được.
Nhiều người lại không biết hoặc biết nhưng cố tình lờ đi. Kết quả bạn lên camp sẽ lỗ. Vì sao? Vì họ không biết bạn muốn thể hiện điều gì, bán cho ai, diễn đạt nội dung gì trong đó, màu sắc gì hình ảnh kiểu gì. Nên họ sẽ làm theo cách của họ. Kết quả đưa cho bạn thì vẫn có 1 design nhìn đẹp nhưng đẹp đến mấy mà đã sai thì không bán được. Giống như bạn là trai thẳng mà có 1 thằng rất đẹp trai đến tán bạn thì kiểu gì nó cũng fail, trừ khi thằng kia áp dụng định luật bẻ cong vạn vật 
.
Vậy nếu như b chỉ có câu quotes mà k có định hướng làm 1 cách chi tiết trong đầu ntn rồi thì đừng thuê design, vì tốn tiền.
—————————————-
Giờ để rõ hơn tôi sẽ phân tích cho các bạn thấy 1 design bên dưới (H2).
Ban đầu tôi định sẽ dùng bài phân tích mà tôi sử dụng viết 1 bài đã win contest 1000$ lần trước bên group a Henry Luyen cho nhanh nhưng giờ tìm k biết để ở đâu rồi nên quyết định làm 1 cái mới hơn, hay hơn, chi tiết hơn.Tôi chọn đại 1 design ngẫu nhiên trên google (cho khách quan nhé) để phân tích các hướng đi cho các bạn thấy rõ ( t chọn ngẫu nhiên trên google nếu chẳng may dính phải design của ai thì bỏ qua cho tôi nhé coi như giúp b mở rộng phân tích phát triển idea hơn.Tôi  phân tích hình ảnh ( H2) lại cho các bạn tập tư duy nhé:– Đây là hình ảnh về niche heaven bán cho người có người thân trên thiên đường, thể hiện tình yêu, nỗi nhớ đối với họ.– Đánh giá hình này design khá đẹp, nội dung hay. Họ có khả năng đã bán vài ngàn sale với camp này. Nhưng nếu sử dụng những phân tích đi theo các hướng tôi chỉ dưới đây, các bạn có thể mở rộng ra thành 10k 15k sale thậm chí hơn nhiều nếu làm tốt. Nếu có dịp, sau này tôi có thể chia sẻ thêm cách tư duy và chiến lược để bán thêm đến vài chục ngàn sale ăn cả năm chỉ với mỗi hình ảnh này, muốn bán nhiều thì cần thêm chiến lược nữa. Nhưng dưới đây đã là tạm đủ cho các bạn newbie.– Đọc qua câu quotes thấy hình như là câu quotes thể hiện nỗi nhớ của người vợ cho người chồng. Đấy là 1 hướng đi hay. Vậy theo các b, 1 người con có thể thể hiện nỗi nhớ cho bố mẹ không? 1 người cháu có thể thể hiện nỗi nhớ cho ông bà không? Bố mẹ có thể nhớ con cái không? Cháu nhớ cô dì chú bác không? Có thể có mà hơi ít. Mở rộng thêm nữa, có thể hiện nỗi nhớ cho người bạn thân không? Hàng xóm được không? Cũng có thể! nhưng hơi kỳ, chả mấy ai làm thế. Mạch tư duy đến đây bị đứt. Vậy phải xoay theo hướng khác, bạn thân đâu nhất thiết là con người, oh có thể là thú cưng thì sao? Chó mèo, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, hươu, bò… đều có thể mà. (Đào sâu thêm sẽ có 1 vài hướng nữa nếu t nói ra thì nhiều người chắc chắn sẽ ồ lên ngạc nhiên không nghĩ ra cho xem ) Vậy là từ 1 idea chúng ta nghĩ ra nhiều hướng đi khác. Mỗi hướng đó là 1 hướng bán hàng đó.– Như vậy thì chúng ta cần thay đổi quotes như thế nào cho phù hợp mỗi hướng đi. Nên thay từ he thành she không nếu là cho mẹ hoăc bà? Hoặc có những câu nào có ý nghĩa tương tự, nhưng đắt giá hơn cho câu này không?– Hình ảnh niche này chủ yếu là tông màu xanh, vậy tại sao cứ phải màu xanh, màu đỏ, hồng tím, cam được không nhỉ? Tại sao lại phải 1 màu, 2 màu được không?– Chi tiết hình ảnh chủ yếu trong hình là bình hoa với con bướm? Có vẻ bướm hơi nhỏ bị khuất trong hoa. Vậy có nên làm nổi bật bướm lên không?– Tại sao lại phải là hoa với bướm? Thay bướm bằng con khác được không? Ví dụ con chim, cũng là biểu tượng cho niche này. Chim cũng có thể đặt bay cạnh bình hoa mà.– Tại sao lại phải bình hoa mà không phải là 1 cái cây? Tại sao 1 bình mà không phải là 1 khóm hoa thật nhiều? Tại sao lại phải là loài hoa kia, liệu loài hoa khác có được không?– Nếu là người thì thay hình bình hoa thành bố mẹ, ông bà, con pet như chó mèo lơn gà hươu vịt… được không? Với pet là chó thì mỗi giống chó 1 hình dc không?– Đào sâu tư duy hơn tí nữa.Với ông bà thì nên để hình ông bà cười hay khóc, có nên dùng hình hôn cháu không? Nên ôm không? hay nên dắt không?. Sâu hơn tí nữa thì hình ảnh bà đang ngồi may vá, ông hút thuốc khói bay mù mịt được không?…Rồi muốn thích sâu hơn nữa đều có hết. Cứ tư duy theo hướng này sẽ ra.– Về bố cục ta thấy hiện nay hình đang để trên chữ. Vậy theo các b chữ trên hình dưới có ổn không? Hình ở giữa, chữ trên và cả dưới có ổn không?– Canvas này đang là hình dọc vậy chuyển sang hình ngang thì như thế nào? Chuyển sang ngang thì cho hình sang trái chữ sang phải, hình sang phải chữ sang trái, hoặc hình ở giữa thì ntn?– Font chữ của hình này liệu thay bằng font khác liệu có nên không? Họ phóng to chữ I MISS HIM lên mục đích làm nổi bật gây ấn tượng cho người xem, còn chữ khác thì như nhau. Nhưng nếu mình phóng to thêm để nhấn mạnh chữ SMILE, VOICE, LAUGH…thì có nên không? đều là những đặc điểm đáng nhớ mà. Nếu phóng to mấy chữ này thì đổi font khác sẽ ra sao? Đổi font rồi giờ ta tô màu khác thì sẽ ntn?….– Background hình này đang là màu hơi trắng ngà, có thể chuyển sang hình ảnh màn đêm đầy sao được không? Bầu trời xanh được không? Ánh chiều tà được không? Con đường được không? Sương khói được không? …– Hình này có các sọc ngang gỗ, đây có thể là học theo 1 trend nào đó, vậy giờ nếu vân gỗ dọc được không? Nếu vân gỗ thì dùng vân màu sắc khác được không? Nếu giờ không thích vân gỗ nữa thì vân đá liệu có ổn không?– Giờ lồng trend vào cho nó hot. Christmas đi. Ví dụ thay background bằng nền tuyết rơi được không? Font chữ nên để xanh này hay xanh noel? Hay màu đỏ hay màu trắng?– Thay bướm, chim, chó, mèo, lợn, gà, ông, bà, chú, bác, bố, mẹ bằng hình ảnh đội mũ noel được không?– Cho bướm, cho chim bay quanh cây thông có ổn không?– Chó mèo lợn gà đeo túi quà thay ông già được không?– Thay hình ảnh ông già noel bằng ông bà ngồi trên xe trượt truyết với cháu dưới là chó thay con nai kéo xe liệu có ổn không?…– Ông bà đeo cánh đang bay cầm túi quà có ổn không?– Cho hình ảnh ông bà treo tất noel lên cây thông được không?………………………– Nãy giờ tổng hợp từ các hướng đi, với mỗi hướng có xx cách làm hình ảnh, x cách làm quotes, x hướng đi màu, x hướng hiệu ứng, x bố cục… sử dụng cách tạo tổ hợp thế là các b tạo ra được vài trăm cái idea design khác nhau để test rồi đấy.– Nên nhớ là các hướng trên là t gợi ý để các b tập tư duy chứ nó k phải đúng tuyệt đối 100% đâu nhé, các bạn phải test.Phải phân tích tất cả mọi yếu tố dù nhỏ nhất thì mới có cái nhìn tổng quát và sâu rộng, biết được điểm chưa tốt của mỗi idea, và không phải ai cũng biết hoặc chịu khó làm kỹ nên là điểm yếu của họ, đấy là tư duy tìm lỗ hổng.Đấy là cách tập luyên tư duy đào sâu hơn, mở rộng hơn cho 1 idea. Tôi mới chỉ cho các bạn 1 chút tư duy sáng tạo idea cơ bản thôi còn gần 20 cách làm nữa. Nhưng t nghĩ thế đã tạm đủ cho newbie rồi. Hi vọng nó sẽ giúp các b có thật nhiều sale trong tương lai.Khác biệt lớn của người thành công và người bình thường nằm ở tư duy. Ở đây tôi đoán chắc có nhiều người đã từng có camp win 1k, 4k, 7k…nhưng phần lớn chỉ có 1 lần như thế thôi và mãi chưa thấy lần thứ 2 thứ 3. Đôi khi khoảnh khắc may mắn đến bất chợt nhưng nó không đến mãi. Nếu tư duy tốt sẽ biết cách tạo ra nhiều camp win tiếp theo chứ không chờ vào may mắn nữa.Nếu ai làm tốt tư duy theo cách này, 1 ngày không xa trong tương lai các bạn có thể kiếm hàng triệu $. Tôi làm được thì các bạn sẽ làm được.Chắc chắn 1 ngày nào đó bạn sẽ là 1 ngôi sao sáng trong ngành này.

Phần 3: 1 Vài Lời Góp Ý Nho Nhỏ Cho Các Team, Doanh nghiệp

Khi các bạn newbie có vốn, biết chút cách làm, 1 hướng đi mới là lập team, phát triển thành công ty.
Có rất nhiều vấn đề cần bàn để nói cho những người đã phát triển thành team mạnh hơn. Vì hiện nay tôi thấy nhiều team còn tồn tại rất nhiều vấn đề khiến các bạn không lớn mạnh được hoặc lớn vài tháng sau đó lụi tàn dần. Không chỉ POD mà các ngành kinh doanh khác đều thế.
Vì bài viết quá dài rồi nên tôi chỉ đề cập đến 1 số khía cạnh nhỏ thôi, nên không thể viết hẳn thành 1 bài liền mạch luôn được. Lần sau có cơ hội sẽ bàn luận rõ hơn hoặc thêm những vấn đề khác. Hy vọng là lời góp ý có ích cho các bạn.
Đây là ý kiến cá nhân, có thể đụng chạm, có thể chưa phù hợp với doanh nghiệp của b chỗ nào thì các b hãy góp ý thảo luận bên dưới cùng nhau đi lên.
Tối ưu hóa
Khác biệt của 1 doanh nghiệp xuất sắc và bình thường nằm ở sự tối ưu.
Tối ưu nhân sự, tối ưu quy trình, tối ưu store, page, tối ưu ads…
Có 1 nguyên lý của sự tối ưu hóa toàn bộ quy trình đó là chứa đựng thuộc tính lãi kép. Mỗi giai đoạn của quá trình chi cần bạn tối ưu 1 chút thôi thì toàn bộ hệ thống có kết quả tăng lên khủng khiếp.
Người đi đầu
Để 1 team thực sự đột phá về doanh số cũng như cách làm thì đôi khi cần phải là người tạo ra trend chứ không phải đợi ai đó tạo ra rồi scale sang các niche của mình. Vì dù sao người đi đầu cũng là người hưởng lợi nhiều nhất.
Các bạn lựa chọn lợi nhuận hay là số sale?
Tôi thấy hầu hết mọi người đều cố vít nhiều sale nhất có thể, nhìn chung thì profit cao nhưng ROI thực sự lại thấp. Nếu vít số sale vừa phải để ROI cao thì tổng mức lợi nhuận ròng thực sự thu về lại cao hơn là vít nhiều sale ở trên. Thậm chí nếu bằng thôi thì bạn đã lời rồi. Tại sao? Vì thường để tạo ra 1 số sale lớn cần phải có nhiều nhân sự, mà nhiều người chạy ads thì cần nhiều design, các bạn tốn nhiều cho chi phí lương thưởng, càng nhiều người càng tốn cho chi phí cố định như mua sắm máy móc, chi phí văn phòng… như vậy nhìn chung càng lỗ.
Tái Đầu tư
Nói thật lòng là mô hình nhiều team hiện nay chưa ổn. Thậm chí thua nhiều công ty truyền thống trong nước về mặt quản lý, chuyên nghiệp… mặc dù doanh thu của họ thấp hơn các bạn nhiều. POD là 1 ngành mới nên lợi nhuận cao nên các bạn không để họ hoặc những vấn đề về 1 hệ thống chuyên nghiệp đó vào mắt. Có lợi nhuận là rút ra sạch. Nhưng 1 thời gian nữa khi cạnh tranh gắt gao hơn liệu các bạn có lợi nhuận cao nữa không? còn trụ nổi khi xuất hiện những đơn vị làm xuất sắc hơn?
Dẫn chứng là ngày xưa ROI vài trăm % thậm chí vài ngàn % giờ nếu bán sạch tầm 20-40% Hoặc những năm 2015 2016 2017 khi ngành này còn lợi nhuận khủng cạnh tranh chưa cao nhiều team xuất hiện nhưng rồi bây giờ họ còn tồn tại nhiều không?
Cần phải đầu tư lại cho team. Cong ty như 1 cỗ máy vậy. Làm việc tháng này sang năm khác sẽ bị hao mòn. Hoặc thị trường thay đổi cần sản phẩm mới đều phải nâng cấp cỗ máy lên, thay đổi cỗ máy, thay đổi hệ thống quản lý các cỗ máy mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mới chiến đấu được với đối thủ khác.
Định hướng
Các team cần có 1 hoạch định phương hướng lâu dài cho nhiều năm tới, nếu không có kế hoạch nhìn xa, các bạn sẽ vừa đi vừa mất phương hướng, giống như lạc trong rừng, đi 1 hồi trở về chỗ cũ.
Nhiều team hiện nay cũng vậy, các bạn đang mải mê với cái quy trình đi rình spy – redesign – dùng tiền vít thật nhanh. Hết. như thế thì mãi khó bước đi xa được. Thậm chí khả năng rơi vào bế tắc rất nhanh.
Sáng tạo
POD là ngành về sáng tạo, 1 doanh nghiệp không còn sự sáng tạo tức là đang dần đi xuống. Thường thì người đứng đầu luôn sáng tạo chính kể cả idea, quy trình bắt đầu từ lúc họ còn làm solo và mang nó phát triển thành team. Tuy nhiên sau 1 thời gian cách làm của họ không còn đúng không còn cạnh tranh được với thị trường nữa, hoặc người đứng đầu không còn sự sáng tạo do buông lỏng, bỏ bê (cái này hơi nhiều, có nhiều tiền hưởng thụ quá đà) doanh thu tụt xuống nhanh chóng.
Họ mong chờ những nhân viên sẽ mang lại sale cho họ, nhưng bạn biết rồi đấy, nhân viên xuất sắc chỉ ở với người lãnh đạo xuất sắc.
Có thể không nhất thiết phải người đứng đầu làm nhưng họ phải biết cách làm, mọi sự thay đổi đều phải biết cách làm tiếp theo để chỉ dẫn cho nhân sự. Khi mà người đứng đầu cảm thấy bắt đầu không biết làm nữa tức là đang thua dần và cần phải thay đổi ngay lập tức. Vì vậy, luôn phải giữ cho bản thân được bơi trong biển sáng tạo mỗi ngày.