Bí kíp võ công, bang phái, kiếm hiệp và chuyện kiếm tiền
Dạo gần đây mình có xem lại phim "Thiên Long bát bộ", thấy có mấy thứ hay ho: - Chuyện 1 anh chàng tên Đoàn Dự, đầu phim vô dụng vê...

Dạo gần đây mình có xem lại phim "Thiên Long bát bộ", thấy có mấy thứ hay ho:
- Chuyện 1 anh chàng tên Đoàn Dự, đầu phim vô dụng vê lù, tự nhiên nhặt được bí kíp thành cao thủ vô đối.
- Chuyện 1 anh chàng tên Hư Trúc, giữa phim kém cỏi vê lù, tự nhiên được truyền võ công 70 năm, cũng thành cao thủ vô đối.
- Chuyện 1 anh chàng tên Tiêu Phong, từ đầu đến cuối xứng danh anh hùng, bang chủ Cái bang, tung hoành thiên hạ, cũng vô đối.
- Cùng 1 đống chuyện Sư phụ, đệ tử, bang phái, võ học, tranh đoạt bí kíp... vừa buồn cười vừa thú vị. Không biết đời thực còn chuyện này không ta?
Mình tự hỏi:
1. Liệu nếu có 1 bí kíp nào đó, chỉ cần chuyên tâm tu luyện sẽ trở thành cao thủ thiên hạ, liệu người ta có muốn luyện không? Có muốn nó không?
2. Liệu nếu có 1 sư phụ (có tài mà không có tiếng, sống ẩn dật) chịu thu nạp đệ tử, muốn truyền hết bí kíp võ học mấy chục năm tu luyện cho đệ tử, thì liệu có ai chịu làm đệ tử mà nối nghiệp không?
3. Giữa thời hiện đại này mà nói chuyện kiểu này cứ như mơ ngủ, liệu người ta có bảo mình bị thần kinh không? Hay ngộ phim chưởng đến độ ảo tưởng?
Rồi mình cũng tự tìm 1 số câu trả lời, kiểu như:
1. Tu luyện không công hả? Lại 1 kiểu đa cấp trá hình chăng? Làm gì có bí kíp nào, lại mấy kiểu khóa học làm giàu nhan nhản trên mạng, tôi biết thừa. Bí kíp này càng tu càng nghèo, chỉ ngu hoặc thiếu hiểu biết mới muốn.
2. Làm gì có ông nào tốt thế? Chẳng lẽ ổng cạp đất mà ăn chăng? Cả chuyện nếu ổng giỏi thế thì ổng cũng phải vang danh thiên hạ chứ, làm gì có chuyện có miếng mà không có tiếng? 1 gã vô danh tiểu tốt thì có gì đáng để học? Chưa kể học thì chắc sẽ mất học phí rồi. Hiệu quả thì chưa chắc, nhưng mất tiền thì chắc chắn. Hum.. phải xét đã, cứ xem có ai học trước mình để xem có kết quả không, rồi học cũng không muộn.
3. Phim là phim, chỉ là sản phẩm của tưởng tượng thôi. Đừng đem cuộc đời ra làm trò chơi, không vui đâu.
Bởi vậy, mấy ông thành công hay bảo mình là: xem phim ít thôi, ngủ ít thôi, làm việc nhiều vào, thế mới mong thành công được. Trên đời không có gì miễn phí đâu cu ạ. Ok! Có vẻ đúng.
2020-01-04 - first story.

Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Lvu Insf
Bài viết của bạn đầy tâm sự lẫn tâm huyết.
Mình cũng thích xem kiếm hiệp. À mà nói đến kiếm hiệp, võ hiệp thì là câu chuyện của các anh kiếm khách, võ sĩ thì luyện công phu là con đường chính thống rồi. Bí kíp ở đây là sự may mắn. Còn trong đời thật ngày nay thì có mấy ai thích thành thánh kiếm, thần dao đâu, bây giờ là đua nhau làm kinh tế, nghệ thuật, nghiên cứu. Nghề nào thì cũng cần luyện mới thành tài, kể cả có bẩm sinh thiên tài thì vẫn phải có môi trường luyện, chứ mô za mà sinh ra cô nhi ở việt nam đi bán vé số thì đời nào em ấy mới được mó tới cây đàn và thành thần đồng tuổi thiếu nhi.
Còn nói đến bí kíp thì chắc chắn ko thể có cái bí kíp nào dụng được tất cả các thể loại kinh tế, nghệ thuật, nghiên cứu được nên mình nghĩ bí kíp ở đây là môi trường giáo dục ưu việt, môi trường gia đình lý tưởng, khuyến khích, môi trường xã hội kích thích vừa đủ thì gộp lại thành một cái bí kíp từ trên trời rơi xuống trúng đầu thằng nào thằng ấy giỏi. Nhà giàu học trường sang bét cũng làm mấy thứ ngẩng cao mặt được, còn thằng nào nhà giàu học giỏi mà thêm tâm huyết nữa thì thành siêu anh hùng. À mà nhưng mấy đứa này thì là điển hình của Đoàn Dự và Hư Trúc.
Còn đứa nào mà chả có gì chỉ có tâm huyết mà lên anh hùng thì là Tiêu Phong.
Nhưng mà những đứa như Tiêu Phong dễ chết vì mất phương hướng lắm ( do cái chủ nghĩa tự lực tự cường mà ko tự văn hoá nên gặp cái khủng hoảng lòng tin vĩ đại là ko biết làm gì ngoài tự đấm vào ngực. )
Cho nên tóm lại là, làm anh hùng thì oách, nhưng mà làm anh hùng thực tế mới quan trọng.
- Báo cáo

duongAQ

Bác phân tích sâu đấy. Nhưng quan điểm về xuất thân và môi trường theo em chỉ chiếm 1/3 thôi, là "địa lợi". Còn "thiên thời" và "nhân hòa" nữa. Bí kíp mà em nói tới ở đây là "thiên thời", còn gặp được người muốn học và có thể học hay không, rồi có chịu truyền dạy bí kíp hay không thì là "nhân hòa". Ở ví dụ về ông mô-za thì có sẵn nhân hòa rồi, và may mắn khi tìm thêm được những yếu tố còn lại.
Với cả em không tin lắm vào cái gọi là may mắn. Khi ta thành công thì ta bảo ta may mắn, khi thất bại thì chả ai bảo may mắn cả. Còn không có chuyện may mắn tạo ra thành công.
Thời nay việc nhìn ra được "thiên thời" có vẻ khó hơn, bởi cứ cái gì mình nghĩ là mới tìm ra, chưa ai làm thì google cái là thấy thiên hạ đã làm cả đống rồi. Rồi trong bài viết thì em nhắc nhiều tới nhân hòa. Bởi nếu coi như có thiên thời đi, rồi có cả điều kiện học đi (khi giải quyết được điều tối thiểu là học phí và sinh hoạt phí) thì có giải quyết được cái yếu tố còn lại không?
Cái em trăn trở là cái đó.
Với cả em cũng thực tế lắm, khi mà phản biện 1 đống tư tưởng mang tính "ảo tưởng" và "thiếu thực tế".
- Báo cáo
Lvu Insf
Bác nói đúng về thiên thời, địa lợi, nhân hoà đó.
Nhưng mà em thì em hiểu thế này, có người chạy theo tiền, có người chạy theo tri thức, có người chạy theo nghệ thuật.
Thiên thời, địa lợi, nhân hoà của kinh doanh thì tất nhiên là chạy theo xu hướng kinh doanh, rồi thì sao để xoay vòng vốn, nhân hoà là quản lý nhân sự trong công ty rồi thì là văn hoá công ty supportive và integrating.
Còn nói về theo đuổi tận cùng của tri thức và nghệ thuật thì các anh cha này em chưa bao giờ thấy ngán nhân hoà với cả thiên thời gì cả, các anh ý cứ thế mà lao đầu vào đam mê thôi, quan trọng là có đủ lực ko, như anh mô za đủ lực để xờ vào cây pi a nô rồi được sủng ái thì ra trò rồi, còn như anh van gốc thì nghèo túng kiệt quỵ cuối đời nhưng anh ấy vẫn vẽ, còn như bác stephen hawking thì coi tri thức là nguồn sống luôn mà vùng vẫy, được cái hợp thời nên được hỗ trợ nhiều cái.
Tóm lại là bây giờ làm tiền là mệt mỏi nhất thôi, nhưng mà thời buổi khó khăn cơm áo gạo tiền lại ko được cái địa lợi nên là các nguồn sống tri thức nghệ thuật nghe nó có vẻ ảo tưởng thiếu thực tế thế nào ấy nhỉ. Nghĩ mà buồn.
- Báo cáo

duongAQ

Vậy nên em mới viết ra bài tâm sự này đó. Có những thứ tưởng như đơn giản, nhưng lại bị cái cơm áo gạo tiền nó làm cho thành phức tạp.
Lại nhớ cái ông Diệp Zấn nào đó, võ công đầy mình cũng loay hoay với cơm áo gạo tiền, trông đến khổ. May thì chẳng thấy đâu, toàn thấy xui. Nếu có tí may mắn thì may lấy được 1 cô vợ tốt (nhưng rồi vợ cũng chết sớm thì phải). Nhưng cuối cùng người đời vẫn tôn vinh ông.
Nên em cũng nghĩ là: cơm áo gạo tiền thì vẫn phải lo, còn sống để làm được gì cho đời thì là quyền và khả năng của mình.
- Báo cáo

k1b1t0
tui học được Hàng Long Thập Bát Chưởng đánh nhau với bọn đầu gấu ở trường giờ chúng nó vào viện thăm tôi hết rồi nè, lại bảo không hiệu quả đi 

- Báo cáo

duongAQ

Hàng Long thập bát chưởng là quỳ xuống lạy 18 cái xin tha mạng, chứ đâu phải để đánh nhau. Bác dùng chưởng sai nên mới phải vào viện mà tu luyện lại đó.
- Báo cáo