Better a love story
Chapter 13: Economic: Piano and Math “ Nếu bác không phiền thì cháu có thể trực thư viện thay bác đêm nay? “ Còn đêm mai?” ông...
Chapter 13: Economic: Piano and Math
“ Nếu bác không phiền thì cháu có thể trực thư viện thay bác đêm nay?
“ Còn đêm mai?” ông ấy gằn giọng nghe ồn ồn.
“ Nếu cháu rảnh, và con Xuân nhà cháu không ghen xàm!” tôi cố tỏ vẻ bình thường.(Chắc em không nghe thấy anh vừa nói gì đâu nhỉ? Hy vọng là vậy!)
“ Mày nên về trước nhà trước 21h 26p (ngày 28 tháng 10 năm 1929), mày sẽ không biết phải đối mặt với cái gì khi mày quên tắt máy thổi ““bong bóng” cười” đâu, nhóc ạ!” bác bảo vệ nói.
Thật vậy khi một đóa hoa Tulip ngào ngạt sau hương men, nồng và đượm vị sang chảnh thì nó đáng để ta giết đi vài trăm tên nô lệ, phải không 1636? Khi một thú vui của một vài gia tộc “thần thánh” được thần thánh hóa thì 1793 đã phải chi trả bằng cái đầu ngài, phải không Luis XVI? Chớ vội cười, hỡi Englanhs cao quý ạ, những tay buôn cáo già như các ngươi làm sau thấu hiểu hết một Lev Nikolayevich Tolstoy gấu trắng được, không phải William Shakespeare đỡ từng giễu cợt cuộc chiến Hoa Hồng giành vị trí “dân tộc thượng đẳng” qua vỡ kịch “vua Henry VI” đấy sao? Để rồi sau đó vài chục năm, khi kỹ thuật đóng tàu của các ông cũng đã ngang bằng với người Mãn Thanh thì các ông bắt đầu xâm lược kèm theo khẩu hiệu trên các nhãn bao bì có in đậm “ Vì một thị trường kinh tế tự do”, phải không “Thuyết Kinh Tế cổ điển” ạ? Chả mấy chốc sẽ có một John Maynard Keynes ra đời để củng cố quyền lực cho chính phủ tư bản và một Karl Marx sẵn sàng hạ thấp cái tôi, sống nhờ vào đồng tiền trợ cấp của Engels, giữa lòng London kia, để tìm ra một loại kinh tế thị trường dân chủ hơn cho vô sản! Thay vì kể xàm cho em nghe về “Bò tót và Gấu” hay về một tình bạn từng đẹp giữa “Voi và Lừa” trước khi đảng Liên Bang bị sụp đổ, thì anh sẽ dẫn em đi gặp một người “viết” được âm nhạc bằng toán học nha Vân!
Vienna, 21/07/1822,
Thì tất nhiên lúc đấy “ông trời đã giấu em đi” nên anh mới vô tình đi về gặp Beethoven cùng với một người khác thôi. Chứ anh thề là anh yêu…
Rầm
Cổ xe ngựa vừa mới rơi vào một cái hố to và ngã lăn quay ra đất, vì thất vọng khi thấy Xum chảy máu đầu sau cú ngã ấy, anh nóng nẩy bước ra định tỷ thí vài đường quyền với tên phu xe:
“ Này, đây là Vienna, không lẽ nghèo tới mức không có cao su lót làm lốp xe chăng, kêu vua của anh giông buồm đến Nam Mỹ liền đi, trước khi Hoa Kỳ độc quyền nó? Hay ở đây các ông chỉ biết dùng dầu đen và sáp nguội cho những bữa tiệc thâu đêm?”
May là lúc ấy chửi bằng tiếng Việt, chứ không thì một gã người Cro-Magnon đập chết một tên Mongoloid plus Africa như anh, nhanh như giết 1 con gián!
Tới nơi rồi đấy, ngồi đây đợi đi, lát nữa dưới chân cầu đá này, sẽ có một ông già 52 tuổi đi qua đây thôi, ngày nào cũng vậy. So với lũ “công hầu bá nam tử tước”, cố tình làm ra vẻ “già” dặn, hiểu biết trong những buổi tiệc thơ ca, thì ở Vienna vẫn còn một con người “già” vì sự vĩ đại thật!
Không thiên tài như Mozart, không phải kẻ đặt bút là kiệt tác, viết nhạc bằng sự dày dạn và từng trải, sự mê mụi và tự do, sự thấu hiểu và bất cần, cả sự điên loạn nhưng rất tỉnh. Beethoven sinh ra không giành cho quý tộc rồi, qua thời kỳ Phục Hưng trăng hoa này, đến thời kỳ Khai Sáng, lúc đấy, cả thế giới sẽ khóc cùng ông!
“Ông ta đến rồi kìa, chúng ta lại đấy đi. Có vẻ ông ta đang buồn khi cứ lấy gậy đập vào tai mình kìa mày!” Xum lo lắng nhìn tôi, rồi xoay sang nhìn người nghệ sĩ thiên tài 3 mét bẻ đôi, với làn da vàng nghệ, mặt luôn cau có bực tức.
“ Em nghĩ sẽ giúp được gì cho một người luôn nghĩ mình sẽ không bao giờ có bạn sao? Nếu em từ trên đưa tay xuống để kéo họ, thì ấy là bố thí, nếu em từ dưới đẩy họ lên, thì ấy họ xem là lẽ dĩ nhiên! Và nếu Julie Guicciardi dám bỏ áo mũ để làm vợ của ông ta, thì Nhạc Viện trên khắp thế giới sẽ mất đi 1 người thầy của thầy!”
“ Thế mày có muốn vĩ đại không? Sang hử?” Xum liếc mắt, đậm môi, và…
“ Okay, vậy để anh ra đấy chia sẻ và giúp đỡ được chưa?” Không đi là nó tán thật đấy. Nhưng đó cũng là nhân duyên để sau này anh đưa ra thuyết “Thòng lọng lỏng dần” để dạy vợ đó Vân.
Bước đến trước nhà soạn nhạc, ngồi xuống và viết lại công thức tính chu kỳ giao động và bước sóng (λ = v/f), vẽ ra một hình tròn và đặt lên nó một vài quả bóng lớn nhỏ khác nhau, đặt ở giữa 5 cây kim(4 bộ dây và 1 bộ gõ) được cố định một đầu ở chính giữa tâm. Bây giờ công việc viết nhạc sẽ là làm sao phân phối chu kỳ chuyển động của mỗi kim cho hợp lý, tạo bản nhạc. Nhưng không nên nghe lại nó thêm bất kỳ một lần nào nữa, nếu bạn muốn sáng tác hay hơn chính nó. Biết thế, tôi liền đi lại gần và ghi vài ký tự La Tin mà tôi nghĩ rằng ngài ấy hiểu:
“ Các bản giao hưởng Anh Hùng, Đoàn Viên, Số Phận (số 3, 4, 5) của ngài đã quá xuất chúng rồi, nó đủ giao sầu cho chúng tôi trăm năm qua. Nên bản giao hưởng số 9 này xin ngài đừng viết cho chúng tôi nữa, hãy viết cho những người ngoài hành tinh, để họ hiểu hơn về chúng ta!”
Beethoven cười mỉm, lần đầu tiên gương mặt gắt gỏng ấy cười chăng, nó không dịu ngọt như cái cách Xum thường đu đưa tủm tỉm, hay như mẹ anh cười thật hào sản và ấm áp. Nếu em là anh lúc bấy giờ, hay bất kì ai, cũng sẽ mỉm cười theo ngài ấy, thật ma mị.
“ Cảm ơn, từ giờ cậu có thể trò chuyện với tôi rồi đấy! Gã điên”- Beethoven lấy ra khỏi tai ông hai mẫu da khô cùng ít bông trắng được làm ẩm.
“ Ngài thấy cô gái ở đằng kia không? Cô ấy muốn ngài vui hơn đấy!”
“ Ta nghĩ rằng cậu cũng vậy! Đừng viện cớ!”
Tôi như được cởi khóa lòng, lia lịa đáp lại:
“ Đúng vậy, xin ngài hãy viết bản số 9 thật thoát tục. Với hồi Adagio molto e cantabile xin ngài đừng bi lụy để làm kịch tính, và hồi Finale xin ngài đừng đặt hy vọng thêm lần nào nữa. Bản số 3 ngài đã gieo nỗi nhớ vào bản số 4, rồi số 5,… hãy viết về tự do. Nó không cần ngài chỉ mặt, nó cần ngài làm lấy!”
Ludwig không đáp vội, nhìn về đồi Tulln, hướng bắc Vienna: “ Tự do như cái chợ sặc mùi kinh tế người Anh mới mang đến đây à?”
“ Đâu hẳn vậy, nó đâu giống xứ Elysium do Hy Lạp cổ thêu dệt, kinh tế tuy có lừa đảo và gian trá nhưng nó vẫn là “nghệ thuật” thưa ngài. Và nếu không cung cầu, không điều tiết, hoặc thậm chí là không nhân danh “sát nhập” và “khai hóa” thì làm sao đi tiếp được”
“ Thế, ta nên cổ vũ hay phê bình?” Beethoven hỏi câu này như việc dùng 8 loại nhịp trong bản một bản sonate thì nên chậm hay nên nhanh vậy đấy.
“ Thế theo ngài nghĩ, đức vua của ngài, có nên hay không nên can thiệp vào thị trường tự do? Chính phủ liệu đủ sức điều tiết bằng lý tuyến như ngài chi phối nốt nhạc hay rồi cảm xúc thay ngài làm việc đó?”
Tôi ngừng một chút, cố bắt lấy ánh mắt đồng cảm từ nhà soạn nhạc thiên tài, nhưng vẫn là cái im lặng đáng sợ trước mỗi cú vồ mồi của loài báo đen trong màn đêm, thật êm và chết thật nhanh.
“ Ta nghĩ là cả hai, đến khi mỗi người đều có thể tự do, thì chẳng còn “thị trường tự do” và giao hưởng số 9 sẽ là cuối cùng cho sự tự do!”
Ludwig nhét lại vào tai hai mẫu da bông ẩm và tiếp tục lang thang về hướng Schwechat, nhưng bổng, ngài ấy quay mặt lại nhìn tôi rất lạ và nói:
“ Súng, chính khoán và piano giống nhau ở chỗ nào hỡi chàng trai?”
Tôi cười khe khẻ và lắc đầu, không đáp.
“ Chúng đều có nhịp điệu, và cần người chơi, không phải một người luôn lo sợ và luôn tìm cách “chế ngự” chúng đâu, cậu trai trẻ!”
Tôi cười thật tươi và cố hô vang bằng hết sức bình sinh, như mong những âm thanh này có thể vượt qua sự “cố tình điếc” của ngài ấy: “ Ngài làm sao hiểu được, làm một ông thầy sướng ngần nào!”
Sáng thứ tư, 30/8/2028, trên đường từ Zhao kau đến Nanjing University để dạy ngày cuối, để trả bảng điểm quyền lực, để trả lại vài tấm bằng khen vô vị và đơn giản để cố dọn sạch “vết nhơ” anh từng gây ra ở đây.
Mai anh sẽ hành hương về thăm Vienna 200 năm sau ngày Beethoven mất, tiếng piano còn đang vọng đu đưa reo gió trong xe hơi chạy bì bạch thì…
Rầm...
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất