Chapter 3: Moving
Thật không may rằng anh vẫn còn sống và lại trở bên cạnh em, chắc em tiếc lắm đây, biết đâu không chừng 2 tuần nữa là em đã có thể về bên cạnh Mouthmy gì đó của em rồi. Café và Siro à! Bố nói cái này con hãy nhớ, trên đời này có hai điều quan trọng hơn mạng sống của các con. Một là mẹ của các con và hai là hoài bảo chánh đáng. Bố còn nhớ vào cái ngày Jerusalem bị phát nổ, cả Trung đông và châu lục già rơi vào thảm kịch, khi cái “chánh đáng” trong niềm tin tôn giáo bị đụng trạm thì lũ ong bắp cày lắm lằn nhiều sọc kia không cần dùng đến cái miệng, đuôi là đủ. Tản bộ quanh nhà thờ Church of the Nativity với cái ấm nhẹ nhàng đặt lên da như đôi bàn tay khuyết xoa lấy than hồng, nhâm nhi từng chút một chiếc Jachnun khô béo đến quên lãng, cố quên đi cái nơi những kẻ tùy hành La Mã mang đức Christ đi về vùng đất “hứa”, để quên đi cái ánh mắt con chiên ngoan đạo cứ đảo quanh thánh địa như lũ kềnh kềnh ngửi sặc mùi cái chết. Đến đây con không cần phải nói mình là dân Israel hay Palestinian đâu, con hãy im lặng và nhìn về Jerrusalem Syndrome thì mọi tội lỗi của con sẽ tan.
Tàu vừa lại lướt cửa hàng Mochi trên đường Via Laurentina đầy kỷ niệm kia, làm sao anh quên được những cuối tuần ăn “ngon miệng” cái bảng giảm giá mochi trừ cơm. Via vẫn ở đấy, những cô nàng mơ mộng xinh đẹp, bồi hồi ôm lấy Parrocchia San Gregorio Barbarigo chững chạc hoài cổ đang ngước nhìn về Colosseo. Venice thì ru em từ chiếc cũi Raticose reo theo tiếng chuông thánh đường, còn Rome thì thơm lên má anh cái dư vị của một kẻ si tình bị trối bỏ, nếu Tevere không cần xét quốc tịch thì bấy giờ anh đã tham gia vào gia đình thủy ngư dưới đáy sông rồi. Vậy mà Rome bây giờ khác quá, cái dị quái Motilife software dần ăn mòn cơ thể con người, sẽ cảm nhận được gì khi chỉ cần nghĩ về Rome bạn đã có một mô phỏng 3D thay bạn lang thang check in ôm cột Corinthian trong Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Vài năm nữa thôi, bồ câu sẽ tự tạc tượng và đặt vào trong đấy, trong khi con người vẫn còn đang ảo mộng làm chủ vũ trụ. Và tại đây, Mouthmy gì đó của em kéo cả bầu trời trong sổ hộ khẩu của anh đến với Israel.
Cái đói vẫn đang phơi mình ra tắm nắng đầy thách thức nhân loại ở Sinal Peninsula, chính sự thần thánh hóa chủ nghĩa dân tộc vô tình làm Egypt bỏ quên người dân nơi đây trong giếng khô thêm vài thời Pharaon nữa . Đi sao được qua bên kia biên giới với em, khi cậu bé Dico vẫn ở đó, ôm con lạc đà con giữa vùng đạn, đặt tay lên nhành Caros gluse, tay kia nắm chặt nữa chiếc bút chì và vài trang nháp trắng của anh, bậm chặc môi, nước mắt đã cạn từ lúc em chào đời rồi.
Sa mạc vỗ về em qua từng nắm cỏ xanh,
Tặng em vài giọt mật xương rồng,
Nâng em lên bằng chú lạc đà bé nhỏ
Và đã cử anh đây bao bọc chút hơi tàn.
Đợi anh, anh đang chạy đến Dico ạ!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh