Toàn cảnh dự án xây dựng bệnh viện dã chiến Vũ Hán trông như một một vở múa ba- lê của xe ủi đất, đào móng; một cuộc diễu hành của xe tải kéo với cáp thép, xi măng, cấu kiện bê tông đúc sẵn và máy phát điện.  



Xây dựng bệnh viện dã chiến thần tốc

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) vì sự lây lan của chủng virus corona, hiện được gọi là 2019-nCoV hay virus Vũ Hán, bên ngoài Trung Quốc. Hiện tại ở Trung Quốc số người chết đã lên đến 132 người, hơn 6.000 người bị nhiễm bệnh, con số người chết tăng lên gấp 3 chỉ sau một đêm. Đa số những người bị nhiễm đến từ thành phố Vũ Hán, chính phủ Trung Quốc liền đưa ra quyết định xây dựng một bệnh viện dã chiến ngay tại Vũ Hán. 
Công cuộc xây dựng bệnh viện này được livestream trên kênh CCTV. Số lượt xem của kênh truyền hình này đã tăng kỷ lục: 65 triệu người xem video hàng ngày chỉ với một kỳ công kiến trúc: hai tòa nhà chức năng của bệnh viện được hoàn thiện từ mặt đất chỉ trong vài ngày.
Live stream kỷ lục lượt xem của CCTV
Hình ảnh được cung cấp bới Thông tấn xã Trung Hoa cho thấy: toàn cảnh dự án xây dựng như một một vở múa ba- lê của xe ủi đất, đào móng; một cuộc diễu hành của xe tải kéo với cáp thép, xi măng, cấu kiện bê tông đúc sẵn và máy phát điện. Công nhân đang làm việc cực nhọc suốt ngày đêm để đáp ứng tiến độ điên cuồng: Bệnh viện Huoshenshan (Hỏa Thần Sơn), mà đã động thổ vào ngày 24, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào ngày 03 tháng 2, sẽ có 1.000 giường và chiếm diện tích 25.000 m2 của thành phố Vũ Hán. Với một thời gian không kém phần tham vọng là Bệnh viện Leishenshan (Lôi Thần Sơn), diện tích 30.000 m2 , cơ sở 1.300 giường dự kiến sẽ mở hai ngày sau đó.
Tiến độ xây dựng chóng mặt Vũ Hán đặt ra một số câu hỏi: Làm cách nào Trung Quốc có thể giảm thiểu triệt để một timelines công trình xây dựng ? Trong khi đó, Một tòa nhà như vậy- một bệnh viện đầy đủ dịch vụ với công nghệ thiết bị y tế- thường mất vài năm để đủ điều kiện đi vào hoạt động. Liệu đúng là có thể có một một công trình xây dựng vừa nhanh chóng vừa an toàn?
Scott Rawlings, một kiến trúc sư chịu trách nhiệm về hạng mục các công trình sức khỏe của công ty kiến trúc và xây dựng toàn cầu HOK, chỉ ra rằng những gì người Trung Quốc đang xây dựng không phải là một cơ sở y tế điển hình nhưng lại nhiều hơn “một trung tâm phân loại để quản lý nhiễm trùng đại chúng.”
“Tôi đoán rằng bệnh viện đang được xây dựng hiện nay ở Vũ Hán không phải là một bệnh viện lâu dài, và chắc chắn nó không phải là một cơ sở dịch vụ đầy đủ,” ông nói với phóng viên. “Khi chúng ta thiết kế, chúng ta phải xem xét việc sử dụng và khả năng thích ứng của tòa nhà cho 75 năm tiếp theo ... vậy mà với bệnh viện này thì tôi lại không thấy điều đó trong thiết kế của nó.”
Rawlings có nhiều năm kinh nghiệm xây bệnh viện (500 giường bệnh viện ở Thành Đô và hai bệnh viện ở Hồng Kông.) Ông giải thích rằng đối với một dự án bệnh viện điển hình, mất một khoảng thời gian đáng kể dành cho việc khảo sát ý kiến bệnh nhân, bác sĩ, y tá, và cộng đồng xung quanh để cho ra một thiết kế cân bằng cho yêu cầu tất cả mọi người.
Vì không có đủ thời gian để tham vấn cho một thiết kế tối ưu, các quan chức Vũ Hán đang sử dụng bản thiết kế cũ từ Bệnh viện Xiaotangshan, một cơ sở 1.000 giường ở ngoại ô Bắc Kinh lắp ráp một tuần trong dịch SARS năm 2003.

Bê Tông đúc sẵn: An toàn nhưng không phải lúc nào bền vững

Sử dụng cấu kiện đúc sẵn là chìa khóa để đẩy nhanh tiến độ bệnh viện Vũ Hán. Công xưởng chế tạo được vận chuyển bằng xe tải và đặt ngay công trường xây dựng.
Kỹ thuật xây dựng này là hoàn toàn an toàn, đảm bảo. Thorsten Helbig, một kỹ sư kết cấu và đồng sáng lập của công ty kỹ thuật Đức Knippers Helbig người hiện đang giảng dạy tại Cooper Union ở thành phố New York. “Bạn chắc chắn có thể ở trên các tòa nhà dã chiến” ông nói.
Ông giải thích rằng vì các cấu kiện được lắp ráp dưới sự kiểm soát chất lượng của một nhà máy; các kỹ sư thiết kế và các kỹ sư thi công có thể khắc phục bất kỳ vấn đề nào. Chắc chắn rằng tất cả các khối mô-đun sẽ làm việc cùng nhau khi chúng đưa vào hoạt động. Trong khi đó Xây dựng truyền thống lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tiến độ của các nhà thầu khác nhau của cùng một một dự án. 


Bê tông đúc sẵn hoặc “mô-đun xây dựng” cũng đã được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp ở các khu vực khác của thế giới. Bộ Quốc phòng Mỹ là một ví dụ, họ có thể xây dựng bệnh viện nhanh chóng ở bất cứ đâu. Học sinh tại Chương trình Sức khỏe Kiến trúc của Đại học Clemson đang thử nghiệm tính khả thi của việc sử dụng các container vận chuyển, xích lại với nhau, để lắp ráp một cơ sở y tế phản ứng nhanh. “Công nghệ này tồn tại và đang được sử dụng,” Rawlings nói. “Tiến bộ của nó có lẽ là tương lai của ngành y tế.”
Rawlings cho rằng lịch sử Trung Quốc với dịch bệnh hàng loạt đã khiến họ phải chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Vũ Hán. “Họ đã trải qua điều này với SARS đầu những năm 2000,” ông nói. “Trung Quốc đã có thể giảm thiểu sự quan liêu khi thiết kế và xây dựng các dự án lớn như thế này. “
Có nhiều yếu tố cần lưu ý khi nghiên cứu lý do sự thần tốc khi xây dựng các dự án ở Trung Quốc: sự thiếu liên đoàn lao động, dòng ổn định của lao động giá rẻ từ thị xã, và sự sẵn có của vật liệu xây dựng. Nhưng những điều này chẳng có nghĩa rằng các tiêu chuẩn xây dựng của Trung Quốc là lỏng lẻo hơn so với các nước phương Tây.
Helbig, người đã làm việc trên một số dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Trung Quốc bao gồm cả sân bay Bảo An Thâm Quyến và một khu nghỉ mát Disney ở Thượng Hải, ông nhận thấy an toàn là ưu tiên hàng đầu ở Trung Quốc. “Họ không còn làm những điều điên rồ nữa. Họ đánh giá kỹ hơn. Tôi cảm thấy như thế vì họ có một sự thay đổi trong thái độ trong vòng 10 đến 15 năm về trước,”Helbig nói. Nỗi ám ảnh lâu đời với kỹ thuật và kiến trúc đã làm cho các nhà thầu trở lên vượt trội. Trong năm 2016, Trung Quốc đã hoàn thành 84 tòa nhà chọc trời (tháp 650 ft và cao hơn) so với chỉ bảy ở Mỹ. Thành phố Mini Sky của tỉnh Hồ Nam có một tòa nhà chọc trời 57 tầng, được xây dựng trong 19 ngày.
Khao khát đổi mới cũng góp phần lớn vào việc thay đổi, Helbig nói thêm. So với các nước Mỹ và châu Âu, Trung Quốc cảm thấy thoải mái hơn về phương pháp xây dựng mới, Helbig quan sát. “Họ rất cởi mở với công nghệ mới và thay đổi công nghệ, và điều này thực sự khác biệt so với thế giới phương Tây” ông nói. “Là một kỹ sư, tôi đánh giá cao thái độ này. Người Trung Quốc sẽ hiếm khi bám vào cách họ đã làm những việc trong quá khứ.”
Trung Quốc từng đối mặt với SARS năm 2003
Nhưng khi số các tòa nhà nhanh chóng và an toàn tăng lên ở Trung Quốc, chúng không còn bền vững nữa. “Các bệnh viện đáp ứng các tiêu chuẩn khi tính toàn vẹn kết cấu, nhưng có lẽ không tính đến vấn đề tiêu thụ năng lượng,” Helbig giải thích. “Tôi không nghĩ rằng đó là những tòa nhà tối ưu nhất.” Bệnh viện Xiaotangshan của Bắc Kinh đã “lặng lẽ bị bỏ rơi” sau khi dịch SARS được ngăn chặn, như báo cáo của BBC. Bởi vì thật khó để thích nghi với một cơ sở có mục đích sử dụng khác, nó làm cho các bệnh viện ngổn ngang vô dụng sau khi tình trạng khẩn cấp qua đi.
Là người một người ủng hộ kiến trúc gỗ bền vững, Helbig cho rằng cần phải thiết kế các cấu kiện đúc sẵn thân thiện với môi trường, có thể được tháo rời và thêm thắt cho trường hợp khẩn cấp khác hoặc bổ sung cho các công trình có ích khác.
Nhanh chóng nhưng phải bền vững

Nguồn: QUARTZ
BD: An Phạm