1. Tôi thấy gì?

Ảnh bởi
Afif Ramdhasuma
trên
Unsplash
Những cuộc tranh cãi không hồi kết là một đặc sản không thể thiếu tại những diễn đàn dạng mở trên internet, ở đó người ta tự do đưa ra các quan điểm dựa trên nhiều chủ đề, tranh luận là điều tất yếu, mài dũa tri thức và tư duy là niềm vui của tất cả mọi người ở đây. Điều đáng nói là đôi khi có những vấn đề gây nên tranh luận không hồi kết cho dù đã kinh qua nhiều luận điểm và luận cứ, vậy ai đúng ai sai? Tôi chợt nhận ra rằng, bên cạnh ưu điểm yêu tư duy thì chúng ta vẫn còn tồn tại mặt tối: sân si và cố chấp, cực đoan với những quan điểm, tư tưởng của bản thân nhiều hơn là tập trung đưa đến giải pháp hài hoà.

2. Cố chấp vào tư tưởng

Ảnh bởi
ammar sabaa
trên
Unsplash
Cố chấp vào tư tưởng là một lỗi sai cố hữu trong biện luận, nó biến hoá từ chỗ thô kệch đến tinh vi như đám đông giận dữ hóng drama rồi chửi đổng trên Facebook, phát triển hơn là bọn người Do Thái gốc Việt rao giảng đạo lý và quy luật vận hành xã hội theo cách bla bla... nào đó, kiểu muốn nói sao thì nói như là bàn đề, tôi từng được giới thiệu một cuốn sách nói về trí tuệ Do Thái nhưng tôi chắc chắn cuốn này do người Việt soạn ra, nó không in tên tác giả chính xác, nó mâu thuẫn, thu nhặt những mẫu chuyện lắt nhắt và quan trọng, nó... khôn lỏi, khôn lỏi cực kỳ. Tôi đề cập đến khuyết điểm của cuốn sách đó không chỉ bởi vì phê bình mà còn muốn dùng những khuyết điểm đó để hoán dụ vào bản thân mỗi người khi tư duy và biện luận. Chúng ta nên chấp nhận rằng những người tư duy thấp có vấn đề riêng và những người có tư duy cao vẫn tồn tại những vấn đề riêng, lấy ví dụ Tornad, đồng ý anh ấy rất giỏi trong việc biện luận nhưng thử hỏi với cái giọng văn đầy chỉ trích đó thì có mấy người sẵn sàng lắng nghe, cái tôi của Tornad hay của chúng ta đều rất cao, đều muốn người khác lắng nghe mình 100% khi đã thể hiện hết những thứ mình biết ( dù cái mình biết vẫn chưa chắc đã là sự thật) và cái tôi ấy dễ trở nên nóng nảy, càng nóng nảy càng dễ rơi vào bài bác, áp đặt quan điểm của người khác, bẻ cong sự thật, từ đó làm mất đi mục đích ban đầu của tranh luận, một cuộc tranh luận thảm hoạ khi nó nuôi dày lên cái tôi chứ không phải bộ óc, thứ mình đạt được sau đó không phải là giải pháp mà là cái tôi càng ngày càng toxic thêm, các mối quan hệ cũng dần bất đồng và rời bỏ ta, không nên biến những cuộc nói chuyện cởi mở hằng ngày thành những màn tranh luận, đấu tố trước vành móng ngựa. Đó chỉ mới là khuyết điểm khi overthinking và tranh luận toxic đối với người ngoài, còn tác hại đối với ngay cả bản thân mình thì sao?

3. Tự hủy?

Bạn có đồng ý rằng, thà rằng không biết còn hơn biết nhiều mệt đầu không? Đây là một chướng ngại đối với người không dám mở rộng tư duy, chúng ta ở đây đều đã vượt qua điều này nhưng chưa chắc đã vượt qua 100%, theo Daily Mail, những người thông minh ( iq cao) dễ mắc bệnh tâm thần do họ nhận thức rõ ràng hơn những sự vật, sự việc xung quanh từ đó thần kinh cũng trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương. Những luồng suy nghĩ nhanh, mạnh, đan xen, mâu thuẫn và những mẫu chuyện vụn vặt tấn công chúng ta ngày đêm cũng là một vấn đề nhức nhói, hậu quả nhiều người tôi gặp tương đối thông minh và có địa vị nhưng lại khó quản trị cảm xúc, cảm xúc thất thường lại dễ gây ra bệnh tật do ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, tuần hoàn máu. Tôi tự hỏi chúng ta phải có giải pháp nào để tránh tình trạng "học nhiều hoá điên" trên.
Để giải quyết vấn đề trên, tôi nhận ra vấn đề ở chỗ mình chưa thật thà khi tự đối diện mình, mình chưa biết quan sát, điều tiết những chuyển động của cảm xúc và ý thức, lẫn vào trong đó là chưa biết hoà hợp cái tôi với thế giới bên ngoài. Điều này tôi nhận xét là nghiêm trọng bởi vì một người có học mà còn nuôi thêm lòng ích kỷ, thù ghét và phiền não khác nào học để tự hủy hoại bản thân lẫn xã hội à? Không ít những kẻ thông minh lạc lối ngay trong tâm trí của bản thân rồi trở nên điên loạn. Lỗ hỏng này phát sinh ngay từ giáo dục đầu đời, người ta dạy trẻ em phải cư xử thế này, thế kia mà không cho chúng nhận thức rõ tại sao, hay tôi lấy ví dụ, có phải ai cũng cảm thấy cuốn sách đạo đức thời còn đi học cực kỳ sáo rỗng không? Chúng hướng dẫn hành vi bên ngoài nhưng chưa đi vào gốc rễ bên trong, chúng chưa bao giờ dạy ta quản trị tâm mình, cụ thể hơn là quản trị cảm xúc, tâm trí, lập trường, lòng thấu cảm, trắc ẩn, sắp xếp các tư tưởng, tri thức có hệ thống khi ta thu nhặt chúng từ cuộc đời, hãy thừa nhận rằng chúng ta vẫn còn thực hiện những điều trên chỉ bằng bản năng hoặc may mắn có một người thực sự sáng suốt hướng dẫn cho.

4. Giải pháp

Ảnh bởi
Dewang Gupta
trên
Unsplash
Tôi hiểu ra, cẩn thận bên ngoài và cẩn thận tâm mình, tôi chánh niệm, chánh tư duy, chánh kiến để lần mò giải quyết khuyết điểm trên, đã đến lúc dừng việc lấy những quan điểm để chọi vào nhau mà hãy tập trung quan sát và dung hoà chúng đến chỗ chân thật nhất, không thái quá, không bất cập. Nếu chiều hướng nào chưa thoát khỏi cái tôi, hãy quay lưng lại với nó. Tất cả chỉ đang trong quá trình, khoang kết luận.