Thử nghiệm bệnh giang mai

Tướng Shiro Ishii, chỉ huy Đơn vị 731.
Tướng Shiro Ishii, chỉ huy Đơn vị 731.
Bệnh hoa liễu đã trở thành cơn ác mộng của quân đội có tổ chức kể từ thời Ai Cập cổ đại, và do đó, đây cũng được coi là lý do hoàn toàn chính đáng để quân đội Nhật Bản quan tâm đến các triệu chứng và cách điều trị bệnh giang mai.
Để tìm hiểu những gì họ cần biết, các bác sĩ đã chỉ định cho các tù nhân ở Đơn vị 731 lây nhiễm căn bệnh này và sau đó không điều trị, để quan sát diễn biến liên tục của căn bệnh này. Tuy nhiên, một vài tù nhân sẽ được dùng một số phương pháp điều trị hiện đại, hay một tác nhân hóa trị ban đầu được gọi là Salvarsan trong khoảng thời gian hàng tháng để quan sát các tác dụng phụ của những phương pháp này.
Để kiểm tra khả năng lây truyền bệnh, các tù nhân nam bị bệnh sẽ được lệnh cưỡng hiếp cả nữ và nam bạn tù, những người này sau đó sẽ được theo dõi để tìm hiểu thời gian khởi phát của căn bệnh này. Nếu lần tiếp xúc đầu tiên không hình thành nên sự lây nhiễm, thì nhiều vụ hãm hiếp sẽ được dàn xếp cho đến khi nó xảy ra.
Cưỡng bức mang thai
Cơ sở Cáp Nhĩ Tân của Đơn vị 731.
Cơ sở Cáp Nhĩ Tân của Đơn vị 731.
Ngoài các thí nghiệm về bệnh giang mai, hiếp dâm đã trở thành một đặc điểm chung trong các thí nghiệm của Đơn vị 731 .
Ví dụ, các nữ tù nhân trong độ tuổi sinh đẻ đôi khi bị cưỡng bức và được tẩm bổ để có thể thực hiện các thí nghiệm về vũ khí và chấn thương đối với họ.
Sau khi bị mắc các bệnh khác nhau, tiếp xúc với vũ khí hóa học, hoặc bị thương đè, vết thương do đạn, mảnh đạn, các đối tượng mang thai sẽ bị mổ ra và nghiên cứu ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên những kết quả mà các nhà nghiên cứu của Đơn vị 731 từng công bố dường như đã bị hủy và không tồn tại sau những năm chiến tranh.
Những tội ác vô nhân đạo khác
Các nhà nghiên cứu của Đơn vị 731 tiến hành các thí nghiệm vi khuẩn học với các đối tượng trẻ em bị nuôi nhốt ở huyện Nongan thuộc tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Tháng 11 năm 1940.
Các nhà nghiên cứu của Đơn vị 731 tiến hành các thí nghiệm vi khuẩn học với các đối tượng trẻ em bị nuôi nhốt ở huyện Nongan thuộc tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Tháng 11 năm 1940.
Toàn bộ nghiên cứu của Đơn vị 731 trên thực tế là hỗ trợ cho những "sứ mệnh" lớn hơn, vào năm 1939 là phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt để sử dụng chống lại người dân Trung Quốc, và có lẽ là lực lượng Mỹ và Liên Xô (nếu cần).
Để đạt được mục tiêu này, Đơn vị 731 đã tiến hành nghiên cứu hàng chục nghìn tù nhân tại một số cơ sở trên khắp Mãn Châu, nơi đã bị quân đội đế quốc chiếm đóng trong nhiều năm. Các tù nhân của các cơ sở này đã bị nhiễm một số mầm bệnh gây chết người (nhiều trong số đó là những loại nguy hiểm nhất mà khoa học từng biết đến), chẳng hạn như Yersinia pestis, bệnh dịch hạch, bệnh dịch phổi, và bệnh sốt phát ban, mà người Nhật hy vọng sẽ làm ra được loại vũ khí sinh học để những căn bệnh này có thể lây lan từ người này sang người khác sau khi được triển khai.
Để tạo ra những chủng bệnh lý gây chết người cao nhất có thể, các bác sĩ đã theo dõi bệnh nhân về sự khởi phát của các triệu chứng và thúc đẩy những yếu tố để nó có thể tiến triển nhanh chóng. Những tù nhân có thể sản sinh ra đề kháng mạnh hoặc có những dấu hiệu phục hồi sẽ bị bắn, nhưng những người ốm nhanh nhất sẽ bị chảy máu đến chết trên bàn nhà xác, và máu của họ được sử dụng để truyền bệnh cho các tù nhân khác, hoặc được dùng để nghiên cứu, phát triển căn bệnh thành những dạng có thể di truyền cho thế hệ sau.
Một thành viên của Đơn vị 731 sau đó kể lại rằng những tù nhân ốm yếu và không có khả năng chống chọi với các căn bệnh sẽ được đặt trên phiến đá và bị rạch một đường để đưa những đoạn ống vào động mạch cảnh của họ và hút cạn máu. Khi hầu hết máu đã bị hút hết và tim quá yếu để có thể bơm máu, một sĩ quan mặc ủng da sẽ leo lên bàn và nhảy lên ngực nạn nhân để lượng máu còn lại phụt vào thùng chứa.
Khi trực khuẩn dịch hạch đã được lai tạo đến mức được cho là đủ gây chết người, thế hệ tù nhân cuối cùng bị nhiễm bệnh sẽ được tiếp xúc với số lượng lớn bọ chét, vật trung gian truyền bệnh. Bọ chét sau đó được đóng gói và niêm phong bên trong vỏ bom đất sét.
Các nhân viên Nhật Bản trong trang phục bảo hộ mang cáng qua Nghĩa Ô, Trung Quốc trong các cuộc kiểm tra tác chiến vi trùng của Đơn vị 731. Tháng 6 năm 1942.
Các nhân viên Nhật Bản trong trang phục bảo hộ mang cáng qua Nghĩa Ô, Trung Quốc trong các cuộc kiểm tra tác chiến vi trùng của Đơn vị 731. Tháng 6 năm 1942.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 1940, các máy bay ném bom Nhật Bản đã triển khai ném những quả bom này vào ngôi làng Quzhou, Trung Quốc, mỗi quả chứa khoảng 30.000 con bọ chét từng hút máu của những tù nhân sắp chết. Các nhân chứng của cuộc đột kích này nhớ lại: một lớp bụi mịn màu đỏ lắng đọng trên các bề mặt khắp thị trấn, sau đó những bọ chét đã cắn, gây đau đớn cho hầu hết mọi người.
Người ta biết rằng hơn 2.000 thường dân đã chết vì bệnh dịch sau cuộc tấn công này, và khoảng 1.000 người khác đã chết ở Yiwu (khu vực gần đó) sau khi bệnh dịch được đưa đến bởi những công nhân đường sắt ốm yếu. Ngoài ra, những quả bom này còn sử dụng bệnh than, căn bệnh này đã giết chết thêm khoảng 6.000 người trong khu vực.
Vào tháng 8 năm 1945, sau khi Hiroshima và Nagasaki đều bị ném bom, Quân đội Liên Xô đã tiến đánh Mãn Châu, tiêu diệt hoàn toàn Quân đội Nhật Bản, Đơn vị 731 chính thức bị giải tán.
Hồ sơ của hầu hết những tội ác đã bị đốt cháy, mọi thông tin của các nghiên cứu mà Đơn vị 731 đã cố gắng tạo ra trong 13 năm nghiên cứu cũng theo đó mà tan biến.
Cho đến ngày nay, Nhật Bản vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi chính thức và khi những nhân chứng cuối cùng của lịch sử này già đi và chết, có thể vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết. như trước.