Bảy Viễn- Thủ lĩnh Bình Xuyên (P.1)
Hồ sơ mật thám ghi rõ lai lịch Bảy Viễn- 1 tù nhân thường phạm nhiều lần vào tù ra khám. Tên thật là Lê Văn Viễn, sinh tại Phong Đước...
Thân thế.
Hồ sơ mật thám ghi rõ lai lịch Bảy Viễn- 1 tù nhân thường phạm nhiều lần vào tù ra khám. Tên thật là Lê Văn Viễn, sinh tại Phong Đước tỉnh chợ lớn (nay là quận 8 Tp. HCM), cha là Lê Văn Dậu, lai Tiều. Bảy Viễn gốc Minh Hương (cha Tiều mẹ Việt). Sinh năm 1904 Giáp Thìn, năm có trận bão lụt ghê gớm nhất trong lịch sử Nam Kỳ lục tỉnh mà báo Nông Cổ Mím Đàm đã có bài tường thuật năm 1904. Chính năm kinh khủng đó lại cho ra đời 1 tay du đãng khét tiếng làm điên đảo đám nhà giàu và làng lính, cò bót Tây tà. Bảy Viễn vào đời với chuỗi tiền án, tiền sử không lấy gì làm vẻ vang:
Vào tù lần 1 ngày 14/2/1921, lúc 17 tuổi. Lý do: ăn trộm xe đạp, án tù 20 ngày giam.
Vào tù lần 2 ngày 31/5/1927, 2 tháng tù giam về tội hành hung.
Vụ thứ 3 ngày 28/8/1936, 12 năm tù, đây là vụ đánh cướp bằng súng đầu tiên của Bảy Viễn.
Sau khi vượt ngục Côn Đảo, Bảy Viễn đánh cướp có bài bản hơn.
Bảy Viễn học hết các lớp trường làng thì đi bụi đời , học võ, học gồng, mình xăm rồng ở lưng, đầu rồng trên cổ, đuôi rồng tận hậu môn. Hai vai xăm đầm ở truồng, bùa và đầu rắn xăm ở đầu dương vật. Về thể hình, Bảy Viễn to, cao 1m70. Cha là Lê Văn Dậu tham gia Thiên Địa Hội, nhóm Nghĩa Hoà Đoàn, có tinh thần Phù Minh Diệt Thanh. Do đó, Bảy Viễn có máu giang hồ từ nhỏ. Khi còn gác sòng bạc trong chợ lớn, một hôm chủ sòng bạc quở mắng, Bảy Viễn đánh chủ trọng thương. Ra toà lãnh 2 tháng tù. Mỗi lần ra tù lại thăng 1 cấp trên chiếu anh chị. Bảy Viễn lập băng nhóm xưng anh chị chợ Bình Đông, bảo vệ các trường gà. Khi thế lực mạnh, Bảy Viễn đứng bến xe đò lục tỉnh đường Schreiner (bên hông chợ Bến Thành, nay là Phan Châu Trinh). Trong 1 vụ cướp tiệm vàng ở Giồng ông Tố, lấy được 6.000 đồng (bấy giờ 1 đồng mua được 5 giạ gạo) Bảy Viễn bị thộp cổ ở ga xe điện Louvain (gần rạp Nguyễn Văn Hảo trên đại lộ Trần Hưng Đạo). Ngày 28/8/1936, toà đại hình kết án Bảy Viễn 12 năm khổ sai đày đi đảo Côn Nôn.
Lịch sử nhà tù Côn Đảo chỉ khoảng 10 cuộc vượt ngục thành công mà Bảy Viễn đã chiếm đến 3.
Năm 1936, Côn Nôn nằm dưới quyền chúa đảo Tây Bouvier, làm chúa ngục Côn Nôn 2 nhiệm kỳ: 1927-1931 và 1935-1942. Bouvier mập núc, tròn vo, không chịu nổi sức nóng miền nhiệt đới nên chỉ ngồi trong phòng, mặc quần sooc, cởi trần, mình thoa phấn như trẻ con thoa phấn ngứa rôm sẩy. Công việc trị tù giao hết cho thầy chú. Bấy giờ có nạn dùng tù Miên trị tù Việt. Ác ôn khét tiếng là tên Khămchay phòng 5, 1 tướng cướp núi Tà Lơn ở biên giới Việt- Miên. Tên này võ nghệ cao cường, lại có gồng Trà Kha, bùa ngải đủ thứ. Khi Bảy Viễn bị đưa vào phòng 5 là tên thầy chú muốn mượn tay Khămcha diệt giùm tướng cướp vùng Bình Xuyên nổi tiếng Sài Gòn- Chợ Lớn.
Sau này, Bảy Viễn hạ Khămcha, được suy tôn làm cặp rằn khám 5. Vì dân tù phần lớn quen suy nghĩ theo phong kiến: "Nhất nhật vô vương đảo quyền thiên hạ" (1 ngày không vua, thiên hạ đại loạn). Nước phải có vua, khám đường phải có cặp rằn!
Trước năm 1945, Bảy Viễn là tay giang hồ tướng cướp khét tiếng làm điên đảo giới nhà giàu và các chủ tiệm vàng cũng như ngành an ninh của chính quyền Thuộc địa khắp Sài Gòn-Chợ Lớn, khiến người Pháp phải ráo riết truy bắt. Trong tác phẩm "Bảo Đại, hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam", tác giả Daniel Grandclément còn miêu tả rằng "Bảy Viễn là một đầu sỏ lưu manh thực thụ, từng cầm đầu mafia Chợ Lớn. Trưởng thành từ cuộc sống đường phố và trở thành thủ lĩnh nhờ sức mạnh võ biền, Viễn đánh nhau rất liều lĩnh để xưng hùng xưng bá, là tướng cướp nhưng nổi danh chỉ đánh vào bọn nhà giàu".
Ban đầu Bảy Viễn nổi danh là tay anh chị chợ Bình Đông, chuyên bảo kê các trường đá gà và thu tiền xâu từ các sòng bạc, Viễn còn có cả một băng đảng do mình cầm đầu chuyên “bảo kê” cho các hãng xe đò chạy tuyến Sài Gòn-Biên Hòa và Vũng Tàu. Sau đó Bảy Viễn mở rộng địa bàn hoạt động, vào trung tâm thành phố Chợ Lớn làm bảo kê cho các tay xì thẩu.
Tham gia kháng chiến
Tháng 8 năm 1945, vừa vượt ngục trở về cũng là lúc nổ ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Được một số nhân vật trong Xứ ủy Nam Kỳ móc nối, Bảy Viễn cùng Mười Trí (Huỳnh Văn Trí, một người bạn quen trong vụ tổ chức cướp xưởng mộc Bình Triệu. Mười Trí cũng là dân giang hồ, giỏi võ, vì bất mãn xã hội mà lập nên một nhóm cướp gây chấn động cả Sài Gòn-Chợ Lớn, vì vậy cả hai có duyên gặp và kết thân) tập hợp lực lượng du đãng tại Sài Gòn hợp tác với Trần Văn Giàu tham gia Kháng chiến chống Pháp. Bộ đội Lê Văn Viễn xây dựng thành Chi đội 9 do Lê Văn Viễn làm Chi đội trưởng và thuộc Liên khu Bình Xuyên, sở chỉ huy đặt tại Vườn Thơm (Bình Chánh) và do Ba Dương (Tức Dương Văn Dương) làm Tổng chỉ huy.
Chi đội 9 của Bảy Viễn còn được gọi là "Bộ đội Phú Thọ" hoặc "Bộ đội Bảy Viễn", dù vậy, đơn vị của Bảy Viễn tuy tuân thủ chỉ thị quân sự của cấp trên nhưng lại từ chối tiếp nhận những chính trị viên do cấp trên cử xuống. Tháng 10 cùng năm, Bảy Viễn đưa đơn vị rời Vườn Thơm rút về mật khu Rừng Sác. Cuối tháng 11, ông được Ủy ban Hành chính lâm thời cử làm Tư lệnh tối cao các Lực lượng Kháng chiến Sài Gòn- Chợ lớn kiêm Chỉ huy trưởng khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Trong khoảng thời gian gần 3 năm trước khi về thành, Bảy Viễn đã chỉ huy Bộ đội Bình Xuyên đánh nhiều trận quyết liệt và gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Pháp.
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất