Một xã hội hướng lớp trẻ đến các giá trị vật chất nói lên rất nhiều về sự suy đồi của truyền thông ngày nay. 
Gần đây mình thấy giá trị của đồng tiền được phóng đại một cách kinh khủng, ngoài đời và đặc biệt là mạng xã hội, nơi các page truyền thông nhắm tới đối tượng là lớp trẻ thì phần nhiều trong số chúng sẽ chạy theo motif là : có tiền = vui / có tiền = mua sắm = vui / làm gì cũng được miễn là có tiền. Đến cái mức người ta sẵn sàng làm những trò đê tiện bỉ ổi nhất xét theo giới hạn đạo đức đương thời chỉ để kiếm mấy đồng bạc.
Và vô hình chung nó tiêm nhiễm vào đầu người trẻ, target audience và nhóm người bị ảnh hưởng trước những “tư tưởng” này một ý thức : tiền là chân ái và mục tiêu cuối cùng của cuộc sống.
Nhưng xét cho cùng, tiền là một social construct, một mảnh giấy in vào con số không thể có giá trị trừ khi xã hội đặt cho nó một giá trị. 
Mình có thể giải thích xu hướng này theo mô hình Maslow's Hierarchy of Needs. Theo mình, người bị ảnh hưởng là những người chưa hoàn toàn có được sense of security (cảm giác an toàn(?)) đang ở mức thứ hai từ dưới lên trong tháp, tức là nhu cầu về security/safety của họ chưa được đáp ứng. Và tất nhiên vì tiền mua cái gì cũng được nên nó được (truyền thông) dùng để lấp vào chỗ trống đó, xã hội mặc nhiên cho tiền là một giá trị và mục tiêu để người trẻ theo đuổi. 
Và tất nhiên là khi người ta chăm chăm đặt tiền lên hàng đầu thì mọi thứ khác có hay không không còn quan trọng nữa. Mình muốn nói đến hậu quả của tư tưởng này. Rõ ràng là khi giá trị vật chất được đề cao thì consumerism (chủ nghĩa tiêu thụ) sẽ bùng nổ. Và người chịu thiệt không ai khác ngoài những người phải liên tục chạy theo thị hiếu và những người cho rằng giá trị vật chất sẽ mang đến hạnh phúc. Ngoài ra điều mình thấy đáng kinh tởm là việc những tập đoàn lớn bắt đầu lấy điều này làm lí do để họ bóc lột nhân viên của mình. Trên danh nghĩa sức mạnh của đồng tiền, người ta sẵn sàng ngang nhiên bóc lột tầng lớp phía dưới còn tầng lớp phía dưới không có chút phản kháng vì họ có tiền. Chưa kể vấn đề về suy đồi đạo đức và cách biệt giàu nghèo khi giá trị vật chất bây giờ còn lớn hơn giá trị đạo đức. 
(khỏi cần nói cũng biết mình nói tới ai và cái gì mà)
Tiền chỉ là một phương tiện đi đến hạnh phúc, và nói về phương tiện thì có rất nhiều phương tiện để đi đến hạnh phúc chứ không riêng gì mỗi tiền cả. Còn những content creator hay influencer lợi dụng vulnerability của người trẻ để nhồi nhét tư tưởng và hành vi độc hại này đều ấu trĩ và rác rưởi không hơn không kém.
Nhưng nói qua thì cũng phải nói lại, ngày nay con người trên internet cho mình nhiều quyền quyết định cuộc đời của người khác hơn bao giờ hết. Thay vì chấp nhận rằng sẽ có những người khác mình về suy nghĩ (mình đang nói về những người CÓ tư tưởng như thế, không phải những người cổ xúy và dát vàng tư tưởng thờ tiền) thì họ ra sức mạt sát, sỉ nhục và làm mọi thứ bỉ ổi để bản thân thấy cao thượng hơn trước những con người tội nghiệp kia. Chúng ta sinh ra không cùng cha mẹ, không cùng lớn lên trong một môi trường, không cùng đọc một quyển sách thì tại sao tất cả mọi người phải có chung một suy nghĩ? Người ta đào ra đủ thứ tư cách và lí do chỉ để cho rằng tư tưởng của mình là đúng, là toàn diện nhất và mặc nhiên coi tất cả mọi thứ khác là rác rưởi để được tôn vinh như người hùng.
Suy cho cùng một bên thì lợi dụng sự ngây thơ của người khác để làm tiền còn một bên thì tự cho phép mình cái quyền của sự “đúng - sai chủ quan” mà áp đặt, mạt sát bên còn lại. Còn người trẻ, thế hệ đang phát triển về cả tâm lí và hành vi như bọn mình thì ngồi không cũng bị một trong hai luồng trên đâm chọt vào đầu.
“... và mười hay hai mươi con người này, mà trong số này rất ít những người từng chứng tỏ sự thông minh hay khéo léo nào đặc biệt, nói và viết và gọi điện thoại và thỏa thuận về những điều mà người ta không biết đến. Họ đưa ra những quyết định mà người không tham gia, không biết chi tiết, và qua đó quyết định cuộc sống riêng và cuộc sống của mọi người khác ở châu Âu. Bây giờ số phận của tôi nằm trong tay họ chứ không phải trong tay tôi.”
Stefan Zweig viết trong “The world of yesterday” (1942).