Bàn về "nóc nhà" trong hôn nhân gia đình
Đầu tiên để bàn về vấn đề này, tôi nghĩ chúng ta nên bàn về vấn đề góc nhìn trước. Bởi vì một gia đình có cha và mẹ, bao giờ cũng có...
Đầu tiên để bàn về vấn đề này, tôi nghĩ chúng ta nên bàn về vấn đề góc nhìn trước. Bởi vì một gia đình có cha và mẹ, bao giờ cũng có những mâu thuẫn về giá trị quan của hai phe: đàn ông và đàn bà (đây là vấn đề muôn thuở các bạn ạ).
Ngày xưa đây không phải và nỗi lo lắng lớn của chúng ta, vì quan niệm "Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng", "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó", "Thuyền theo lái, gái theo chồng". Nhưng thời nay, khi có nhiều trào lưu văn hóa du nhập từ phương Tây, cùng với sự nổi lên của 'Chủ nghĩa nữ quyền' (Feminism), có rất nhiều vấn đề khó nảy sinh như, độ tuổi kết hôn tăng cao, tỉ lệ sinh con giảm mạnh,... đây là chủ đề lớn nên tôi sẽ nói riêng trong một bài viết khác.
Trở lại với vấn đề hôn nhân gia đình, trong một xã hội mà phụ nữ đã bắt đầu lấn lướt đàn ông, dùng "nữ quyền" và sự xem trọng (lịch sự) của đàn ông dành cho phụ nữ, để họ đòi hỏi nhiều yêu sách, thì góc nhìn về người trụ cột trong gia đình sẽ ra sao.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra, bảo thủ và chính kiến là gì? Và chúng có mối tương quan gì với nhau?
BẢO THỦ là trong một vấn đề mang tính tập thể, ảnh hưởng tới nhiều người khác. Quyền quyết định ở bạn, nhưng bạn bỏ qua mọi lời khuyên của người khác, vẫn giữ khư khư quyết định của mình mặc dù kết quả có ra sao đi chăng nữa.
CHÍNH KIẾN cũng là trong một vấn đề mang tính tập thể. Quyền quyết định nằm ở bạn, bạn tôn trọng quyết định của mình và không chịu tác động bởi người khác. Đương nhiên việc lắng nghe và đánh giá lại những góp ý của mọi người là điều không thể thiếu.
Trong một khóa học về NLP, tôi cũng đã từng được dạy về chủ đề này, nói về việc so sánh sự khác nhau giữa Boss và Leader là như thế nào. Thì ở đây tôi sẽ trình bày khác đi một chút. Thông thường một người có cái tôi cao sẽ là người dành được quyền lãnh đạo.
Ví dụ, một doanh nghiệp xây dựng có 6 đội ngũ thi công, nhận cùng một lúc 3 ngôi nhà với thời hạn bàn giao là gần như nhau. Tốc độ và trình độ làm việc của cả 6 đội ngũ là như nhau.
Vậy phải làm việc như thế nào?
- 2 đội làm 1 ngôi nhà I, 2 đội làm 1 ngôi nhà II , 2 đội làm 1 ngôi nhà III.
- 4 đội làm 1 ngôi nhà I, 2 đội làm 1 ngôi nhà II, sau đó 4 đội làm 1 ngôi nhà III.
- 6 đội làm 1 ngôi nhà I, 6 đội làm 1 ngôi nhà II, 6 đội làm một ngôi nhà III.
- 3 đội làm 1 ngôi nhà I, 1 đội làm 1 ngôi nhà II, 1 đội làm 1 ngôi nhà III, 1 đội làm công tác vật tư, hậu cần giữa cả 3 ngôi nhà.
…
Thật ra, một cách tương đối mà nói thì những cách trên đều có thể làm được, nhưng quan trọng là sẽ phải làm theo cách nào? Thì đây mới là vấn đề của người chủ doanh nghiệp. Thực tế sẽ khác rất nhiều, vì để có được cả 6 đội ngũ có tương đồng nhau, nhận được cả 3 ngôi nhà như giả thuyết tôi đưa ra bên trên thì rất là khó. Nhưng công việc không khó thì chẳng có ai làm lãnh đạo. Hihi.
Nói về những kiến thức chuyên môn, bằng cấp, nguyên tắc làm việc hay luật doanh nghiệp. Thì đối với một người có nền tảng tốt, chịu khó cần cù siêng năng, nếu dành đủ thời gian hoàn toàn có thể lãnh đạo tốt được. Nhưng trong một xã hội không đặt nặng lý tính và sống vì tình cảm nhiều như Việt Nam thì đây lại là vấn đề khó khăn và tế nhị hơn các nước phương tây nhiều, vì nó còn mang tính cá nhân, sở thích, tình cảm,... mà tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Tôi hơi lan man rồi.. Xin lỗi, chúng ta quay lại với chủ đề hôn nhân gia đình.
Đến đây, tôi xin phép được mượn vấn đề trên để bàn về:
Gia trưởng
Tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người, mà từ gia trưởng này sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Có nhiều góc nhìn về vấn đề này, ví dụ như vùng miền, Nam - Bắc, trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm, học vấn, khả năng tài chính,... Nhưng cơ bản vấn đề này vẫn được quyết định bởi người đàn ông.
Một phần thì đây cũng là vấn đề của nam quyền và nữ quyền. Hiện nay, xã hội trọng dụng quyền sử dụng quyền lực, nhưng lại bỏ qua các giá trị về luân lý, đạo đức, cũng như luật lệ. Nó ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội mà ở đó, gia đình hay cũng gọi là tế bào của xã hội đã bị tác động mạnh mẽ.
Tiếng nói về nhân quyền và nhân bản vị đã không còn được coi trọng. Tình thương thiếu vắng đi, trong sự toan tính và thiếu ngôn ngữ tự nhiên.
Góc nhìn về tính nam quyền trong từ gia trưởng: là một người đàn ông có thể bảo vệ gia đình, có thể đưa ra những quyết định mang tính quyết đoán, và được xem là trụ cột của gia đình. Một câu nói có thể quyết định được điều này đó là: “Người lãnh đạo là người chắc chắn trong những lúc không chắc chắn.” Và đương nhiên, người đàn ông chắc chắn phải là người lãnh đạo của gia đình.
Góc nhìn về tính nữ quyền trong từ gia trưởng: là một người độc đoán và bảo thủ trong mọi vấn đề. Không biết lắng nghe và hiểu mong muốn của những người xung quanh mình. Tự cho là mình có hiểu biết và im lặng thao túng mọi vấn đề xung quanh. Đương nhiên điều đáng nói ở đây là nó giúp gì cho chúng ta hay không thì cần phải xem lại.
Người đàn ông sẽ chịu trách nhiệm trong việc răn đe và trừng phạt lỗi lầm của con cái. Và họ thường thiếu đi tính vị tha. Để làm được như vậy người đàn ông cần phải hiểu biết về những nguyên tắc và luật lệ cơ bản. Vậy nên, những vấn đề nằm ngoài nguyên tắc và luật, thì người đàn ông cần phải suy nghĩ thoáng hơn, còn lại đó là phần tình cảm thì dành cho người phụ nữ.
Đây là những yếu tố cơ bản của một gia đình kiểu mẫu cần có. Giới hiền mẫu sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này, mối tương quan sẽ phát triển, và cần được định hình khi được mở rộng ra.
Về cách xã hội vận hành hiện nay, những công việc tay chân cần đến những người đàn ông nhiều hơn. Và những công việc về thiên về quản lý thì cần đến những người phụ nữ nhiều hơn. Còn lãnh đạo thì lại là một chủ đề khác và cần phải có cái nhìn thận trọng. Đây là một chủ đề lớn mà tôi sẽ phải trình bày ở trong một bài viết khác.
Vâng, trên đây là bản thiết kế khá chi tiết về nóc nhà và hay được nhắc tới. Nhưng tôi thấy chúng ta cần phải bàn luận nhiều hơn về cốt móng và cột nhà. Ví dụ như ngôi nhà này chẳng hạn
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất