Bị gạ gẫm, bị quấy rối, bị tấn công chưa bao giờ là lỗi của nạn nhân mà trách nhiệm thuộc về người gây ra những điều này.

Năm 2019, tại quận Molenbeek tại Brussels, Bỉ từng diễn ra một triển lãm vô cùng đặc biệt mang tên “What were you wearing” (Bạn mặc gì vào hôm bị xâm hại?). Nội dung của cuộc triển lãm là trưng bày 18 bộ trang phục từ các nạn nhân của nhiều vụ tấn công tình dục. Mục đích của buổi triển lãm là nhằm đập tan định kiến của mọi người về việc bị xâm hại hay không phần nhiều do cách ăn mặc của phụ nữ.
Xuất hiện trong triển lãm, bạn sẽ thấy rằng những nạn nhân đều là những người hết sức bình thường, quần áo của họ cũng là những trang phục bình thường và họ đã cư xử theo cách bình thường vào ngày bị hại nhưng cuối cùng họ lại phải chịu đựng những tổn thương phi thường.
Tại đây, họ lặng lẽ trả lời câu hỏi khó quên trong cuộc đời mình: Bạn đã mặc gì vào ngày bị tấn công tình dục?
Có một điều khá lạ lùng là mỗi khi sự cố xảy ra, một số người luôn có xu hướng tập trung vào lỗi sai của nạn nhân. Nhưng đối với nạn nhân, tâm lý về loại tổn thương thứ cấp này có khi còn gây day dứt và ám ảnh hơn việc họ từng bị quấy rối, xâm hại dù bằng hình thức nào.
Dần đà, với những người yếu lòng, chính họ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: “Đó thực sự là lỗi của tôi ư? Tôi đã làm gì sai? Có lẽ đó thực sự là lỗi của tôi rồi. Đáng ra tôi không nên mặc như vậy, đáng ra tôi không nên tiếp chuyện người đó, đáng ra tôi nên block anh ta ngay từ đầu, đáng ra tôi nên im lặng chịu đựng…”.

Nhưng rốt cuộc các cô gái có lỗi gì ?

Đáp án là họ chẳng có lỗi gì cả. Họ mặc ra sao, họ nói những gì, họ ra đường vào thời điểm nào…, tất cả đều là quyền của họ. Chính những người áp đặt định kiến lên họ, những người suy đoán ác ý về họ mới có lỗi. Đương nhiên, kẻ cầm đầu gây ra vụ việc, thủ phạm của hành vi quấy rối dù ở mức độ nào, dù dưới hình thức nào, từ lời nói, câu chữ cho đến hành động vẫn là kẻ sai nhất.
Các cô gái à, bạn không cần phải cảm thấy tội lỗi hay tự ti vì trở thành nạn nhân. Chiếc váy của bạn vô tội, lứa tuổi của bạn vô tội, giới tính của bạn vô tội, sự thiện lương, tốt bụng, ngây thơ của bạn cũng vô tội, đáng trách ở đây là thủ phạm và những người tiếp tay cho thủ phạm một cách gián tiếp đẩy bạn vào vòng tự trách mà thôi.
"Bạn mặc gì vào hôm bị xâm hại?" là chủ đề cuộc triển lãm tại Brussels, Bỉ đã như nhát dao đâm vào trái tim vốn đã tan nát của những nạn nhân bị hiếp dâm.
Tại buổi triển lãm "Bạn mặc gì vào hôm bị xâm hại?" trưng bày 18 bộ trang phục của các nạn nhân sống sót sau các vụ cưỡng bức - từ áo váy có phần mát mẻ cho đến những bộ cánh kín mít từ đầu đến chân. Liesbeth Kennes, thành viên của Ban tổ chức cho hay: "Khi tới đây, bạn sẽ thấy ngay những thứ này là quần áo bình thường mà phụ nữ mặc hằng ngày. Thậm chí, còn có cả áo phông trẻ em, in những từ ngữ mang tính trẻ em". Theo Keynes, tư tưởng kì thị hay đổ lỗi cho nạn nhân bị xâm hại tình dục vẫn còn rất phổ biến. Thậm chí, họ còn bị tra vấn như thể phải chịu một phần trách nhiệm cho tai họa ập đến với bản thân.
"Đằng sau những con số khủng khiếp về nạn xâm hại tình dục là những con người bằng xương bằng thịt. Họ có thể là phụ nữ, trẻ em và đàn ông. Chúng ta không nên ép nạn nhân phải tường trình chi tiết lại nhiều lần về những gì mà họ đã trải qua". Kennes nhấn mạnh rằng, thay vì cáo buộc các nạn nhân ăn mặc hở hang, đong đưa hoặc đi đêm về hôm một mình - hãy lên án và trừng phạt những kẻ đã gây ra đau khổ cho họ. "Phụ nữ, đàn ông hay trẻ em có thể mặc thứ gì mà họ thích - Nhưng không ai có quyền được chạm vào họ hết! Và việc ăn mặc thế nào không hề là nguyên nhân khiến phụ nữ bị cưỡng bức, hãy chấm dứt việc đổ lỗi cho nạn nhân!". 
Sự ám ảnh đã khiến cô bé 6 tuổi từ đấy không còn dám mặc váy nữa. "Một thời gian dài đã qua. Nhiều tháng sau, mẹ tôi đứng tủ quần áo của tôi và phàn nàn rằng tôi không mặc váy lần nào. Khi đó tôi mới 6 tuổi"
"Tôi mặc quân phục và mang theo một khẩu súng. Đủ để ngăn chặn bất cứ điều gì", một nữ quân nhân mỉa mai vì những trang phục này vẫn không thể giúp cô thoát khỏi những chuyện hư hỏng. Tỷ lệ nữ giới bị xâm nhập trong quân đội thực tế rất cao trên thế giới.
"Áo phông và quần jean. Chuyện đó đã xảy ra 3 lần bởi 3 con người khác nhau trong cuộc đời tôi. Mỗi lần tôi đều mặc áo phông và quần jean". Một cơn ác mộng lặp lại tận hưởng 3 lần. Không chỉ nữ mà cả nam cũng là nạn nhân bị xâm hại.Nên cả hai giới tính hãy biết bảo vệ chính mình, đừng có nghe ai nói "con trai có mất gì đâu,con trai có sao đâu" đây là cơ thể của bạn, bạn là chủ và bạn phải làm chủ, nếu thấy không thoải mái , việc bạn cần làm là phản kháng ngay lập tức.
" Hôm đó tôi mặc áo sari (trang phục truyền thống Ấn Độ). Hầu như ngày nào tôi cũng mặc trang phục này. Nó làm tôi thấy thoải mái. Nó nhắc nhở tôi về nhà, về gia đình, về nguồn gốc. Giờ thì nó lại khiến tôi nhớ về gã ta " một phụ nữ Ấn Độ đau đớn nhớ lại. Ấn Độ là một trong những quốc gia có nạn nhân nữ bị hiếp dâm cao nhất thế giới.
"Chiếc áo màu vàng yêu thích của tôi. Tôi không nhớ mình mặc quần gì. Tôi nhớ mình đã rất bối rối và chỉ muốn rời khỏi phòng anh trai để quay về xem hoạt hình", còn điều tệ hơn khi còn là một đứa trẻ bị chính anh trai mình bức hại. Không biết nạn nhân là nam hay nữ nhưng nạn nhân bị chính anh trai mình xâm hại, mọi người đoán giới tính để làm gì nhỉ ? nam hay nữ cũng có thể là nạn nhân cả, và vấn đề ở đây là từ người thân trong gia đình chứ không phải tranh cãi nam hay nữ.
" Tôi phải nghỉ làm 2 ngày sau chuyện đó. Khi tôi nói với sếp, cô ấy hỏi tôi câu này. 'Hôm nay em mặc gì?'. Tôi trả lời: 'Áo phông và quần jean, chị mặc gì khi chơi bóng rổ chứ?' Sau đó tôi ra đi và không bao giờ quay trở lại”. Đặt mình vào tâm trạng nạn nhân, và dựa vào những từ ngữ và cảm xúc của kẻ bị xâm nhập khi bị hỏi 1 câu như vậy, thì mình sẽ dịch là: tao mặc áo phông và quần jean đấy con khốn! Mày nói tao sẽ mặc cái gì khi đến xem một trận đấu bóng rổ hả? Mày cũng là phụ nữ mà....
" Bộ thứ nhất là quần jean áo phông, lúc tôi 18 tuổi. Bộ thứ hai là váy trẻ em khi tôi 5 tuổi. Bộ ba là váy yếm - tôi nghĩ sẽ an toàn khi ở cùng một người phụ nữ nhưng cô ta vẫn tấn công tôi "
"Một chiếc quần jean, áo phông và giày vải đế bằng". Áo in chữ HAPPY nhưng người mặc có hạnh phúc ?

Họa sĩ chống xâm hại tình dục bằng 1001 chân dung phụ nữ bị xâm hại

Ở một góc nhỏ ở thủ đô Hà Nội, có người phụ nữ Australia xinh xắn tên Hiratsuka Niki. Cô đang ấp ủ dự án nâng cao nhận thức cộng đồng về xâm hại tình dục. Ngày còn bé, cô bị bố đẻ xâm hại tình dục. Cô ấy có một cuộc sống khó khăn vì hậu quả của điều xảy ra ảnh hưởng đến gần như mọi thứ. Nghệ thuật đóng một vai trò rất lớn trong cuộc đời của Niki đồng thời cô ấy cũng rất quan tâm đến việc tham gia chữa trị những tổn thương về tinh thần, vì vậy Niki học ngành liệu pháp nghệ thuật, sử dụng nghệ thuật để khuyến khích việc khám phá bản thân, qua đó giúp vượt qua những vấn đề về tâm lý.
Dự án "1001 Portraits of the Goddess" là 1001 bức tranh về các nạn nhân đã bị xâm hại, trong đó chính tác giả đã vẽ chân dung mình làm bức tranh đầu tiên. Niki đã rất ngạc nhiên khi cô đã vẽ rất nhiều tranbh và có cả phụ nữ, đàn ông, những đứa trẻ hay người lớn tuổi và cả người thuộc cộng đồng LGBT. Họ đã tự nguyện đến, tâm sự và nhận bức tranh của mình như một sự an ủi chữa lành tổn thương. Trong vấn đề xâm hại tình dục, câu chuyện thường là: Việc đó xảy ra, bạn nghĩ đó là lỗi của mình và bạn im lặng. Rồi người kia cứ tiếp tục làm việc đó. Nếu xã hội nói với bạn rằng, thật ra không có gì điều sai trái ở bạn cả và người bị hại cảm thấy họ có thể nói về việc đó, họ cảm thấy có thể có được công lý, và có thể được nhìn thấy bản thân họ đang vật lộn thì câu chuyện sẽ dễ dàng hơn. Sẽ rất kinh khủng nếu bạn cứ phải giấu giếm, cho rằng đó là lỗi của bạn. Vậy nên, điều cô ấy đang làm với dự án “1001 Portraits of the Goddess” là gửi đi thông điệp: Chuyện đó có xảy ra, nhưng mọi người cần thấy đây không phải là lỗi của nạn nhân, họ không cần cảm thấy xấu hổ. Nạn nhân cần vượt qua chuyện này để sống và truyền cảm hứng cho người khác. Niki nghĩ đó là cách câu chuyện nên diễn ra.
Tỉ lệ phụ nữ bị quấy rối tình dục ở châu Á cao gấp 1,7 lần so với trung bình trên thế giới. Đa phần đều xảy ra ở những nơi công cộng (ví dụ như công viên vắng người hoặc các phương tiện công cộng). Phương tiện công cộng như xe buýt hay ga tàu được xem là những nơi nguy hiểm nhất với phụ nữ, khi gần 30% các vụ quấy rối tình dụ (bằng hành vi hay lời nói) đều xảy ra ở đây.
Vì chưa có các bộ luật kiểm soát chặt chẽ các hành động quấy rối tình dục với mức phạt thích đáng nên hơn 2/3 các vụ tấn công tình dục không được thông báo cho cảnh sát. Hơn 60% phụ nữ ở Đông Nam Á đã trải qua những lần bị quấy rối tình dục (bằng lời nói hoặc hành vi).
Tuy nhiên, chỉ 1/3 các vụ tấn công tình dục ở Đông Nam Á bị xét xử. Những lý do chính khiến tỉ lệ các vụ tấn công tình dục ở Đông Nam Á (đặc biệt là những nơi công công) rất cao bao gồm: hệ thống chiếu sáng yếu kém, chính phủ chưa có những bộ luật trừng phạt thích đáng cho những trường hợp tấn công tình dục.
Bốn thành phố lớn của Đông Nam Á (Jakarta, Kuala Lumpur, Bangkok, Manila) đứng ở top 10 thành phố có hệ thống giao thông công cộng nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, khi phụ nữ thường bị quấy rối bằng những hành động hay lời nói sỗ sàng, đặc biệt là vào ban đêm.
Từ những con số nhóm tìm hiểu và phân tích cho thấy hiện trạng quấy rối tình dục nơi công cộng ở Đông Nam Á đã tăng cao mức đáng quan ngại, nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mực.
Việt Nam là có tỉ lệ phụ nữ bị quấy rối tình dục nơi công cộng cao nhất khu vực, khi hơn 55% phụ nữ đã từng trải qua vấn nạn này lúc sử dụng các phương tiện hoặc nơi công cộng. Tại Mỹ 31% lao động nữ và 7% người lao động nam cho biết họ đã từng bị quấy rối. Một con số lên đến 40-50% nữ giới tại Châu Âu bị quấy rối. Tỷ lệ này cũng đáng chú ý tại Ý khi 55,4% nữ trong độ tuổi 14- 49 từng trải qua tình trạng này. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được hiện diện rõ tại các doanh nghiệp, 17% ứng viên cấp trung phỏng vấn cho biết đã từng “nhận được những đề nghị liên quan đến tình dục từ cấp trên để đổi lấy các lợi ích tại nơi làm việc. Đặc biệt, 30% số quốc gia trên thế giới chưa có luật cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, khiến gần 235 triệu lao động nữ đã, đang và có nguy cơ trở thành nạn nhân.
Tình hình ở Châu Phi cũng không khả quan. Khảo sát tại khu vực Nam Phi, có đến 3/4 phụ nữ cho biết mình từng bị quấy rối. Trong khi đó, quốc gia Mỹ La tinh là Brazil cũng là điểm nóng với 86% phụ nữ than phiền về nạn quấy rối.
Các quốc gia phát triển tình hình có vẻ vẫn là các con số đáng xấu hổ. Ở Mỹ, tỉ lệ phụ nữ từng bị quấy rối ở nơi công cộng lên đến 65%, trong khi ở Anh là 64%. Nhiều quốc gia châu Âu cũng nằm trong "danh sách đen, ví dụ như 52% đối với Đan Mạch, ở Phần Lan là 47%, Thụy Điển 46%, Pháp là 44%.
Bản thân tôi đã từng nghe những đứa trẻ chơi với nhau và gọi 1 bạn nhỏ là ĐỒ BỊ HIẾP DÂM. Tôi thật sự giật mình và thấy lồng ngực như bị bóp nghẹt lại. khi hỏi người dân xung quanh, tôi mới hiểu rằng bố mẹ bé đều là thợ xây, đi làm sớm tối, đã tin tưởng giao bé cho hàng xóm cạnh nhà trông bé. Ai ngờ người đó đã xâm hại bé rất nhiều lần, đến khi bé nói bị đau bộ phận sinh dục mới đưa di khám và bác sĩ kết luận viêm nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn. Câu chuyện lan rộng ra xóm nhỏ, người trách kẻ kia không có nhân tính, người trách bố mẹ bé thờ ơ, không quan tâm con cái nhưng lại ít ai quan tâm rằng 1 vết thương lớn như thế, đứa bé sẽ lớn lên như nào ? Những đứa trẻ trêu nhau, gọi nhau bằng 1 cái tên rất tự nhiên mà không biết đến sự cảm nhận của nạn nhân. Tôi không nghĩ vấn đề phòng tránh quấy rối hay giáo dục giới tính là trách nhiệm của 1 cá nhân nào cả mà là tất cả mọi người. Chúng ta nên đồng cảm và chia sẻ với người bị xâm hại chứ không phải chỉ trích họ. Các chuyên gia tham gia tọa đàm đều cho rằng quấy rối tình dục đã thành "vấn đề toàn cầu". Để ngăn chặn nó, cách duy nhất là sự phân phối quyền lợi giữa hai giới. Quấy rối tình dục được định nghĩa gồm nhiều hành vi tình dục không được đồng thuận ở mức độ từ nhẹ đến nặng, ví dụ như các lời nói khiếm nhã, khiêu khích, hành vi đụng chạm vào cơ thể... cho đến nghiêm trọng nhất là hiếp dâm.