9toTalk #66: Ai được quyền chửi bậy?
Ngày 20/11 vừa qua, sau khi Đỗ Thị Hà đăng quang tân hoa hậu Việt Nam thì cùng lúc những bình luận chửi bậy của cô trên Facebook bị...
Ngày 20/11 vừa qua, sau khi Đỗ Thị Hà đăng quang tân hoa hậu Việt Nam thì cùng lúc những bình luận chửi bậy của cô trên Facebook bị cộng đồng mạng khai quật lại. Điều này gây ra làn sóng tranh cãi về việc cô không xứng đáng để đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt công - dung - ngôn - hạnh.
Trước đó không lâu, những tranh cãi xung quanh về phát ngôn của anh chàng rapper MCK cũng nhận được nhiều sự quan tâm khi chính anh văng tục trên status của mình và chia sẻ rằng “Quy chuẩn của bạn không phải quy chuẩn của tôi". Thậm chí câu chuyện của rapper này còn được chiếu lên VTV24 để khuyên răn "Cũng giống như việc hút thuốc thì phổi sẽ yếu đi. Chẳng có thói quen xấu nào mà lại không kéo theo những hậu quả".
Đây cũng không phải là lần đầu tiên VTV đăng tải thông tin về vấn đề này. Độ Mixi - một streamer nổi tiếng cũng đã xuất hiện trên một bản tin của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) để mô tả cho thói quen hút vape và chửi bậy trên sóng livestream.
Dù vậy, nếu như cả VTV cũng phải thừa nhận rằng "Ai chẳng từng văng tục” thì việc kỳ vọng những người nổi tiếng phải sống một cuộc đời khác, phải sử dụng từ ngữ phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục có phải là một yêu cầu hợp lý.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, từ thời nhà Lê đã quy định rất nhiều hình phạt về tội chửi nhau, áp từ hàng quan tam phẩm xuống đến dân thường, phạt nhẹ thì bị đánh bằng roi, cho nộp tiền, phạt nặng có thể bị tù đày, thậm chí bị xử tử… Cũng theo giới Nho gia, đó không phải là hành vi của bậc chính nhân quân tử: "Những tiếng "mắng cha chửi mẹ" cùng những lời tục tĩu, người nghe đến nhơ cả lỗ tai mà tự người nói lại lấy làm khoái,… Những thói xấu đó thật là ba phần giống người bảy phần giống ma quỷ...".
Có lẽ vì vậy mà từ xa xưa trong tâm thức cộng đồng, người Việt đã xem việc chửi rủa, nhục mạ người khác là hành vi của ma quỷ, phải lên án, tẩy trừ. Nhưng ở thời điểm hiện tại, việc chửi tục dường như là một điều rất bình thường, là “câu cửa miệng” của nhiều người trẻ, như chính tân hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà cũng chia sẻ rằng “Trước đây em là cô gái khá vô tư nên đôi khi cũng có những câu nói vui đùa.”
Nếu như chửi tục bị lên án nhiều nhất vì cho rằng nó làm cho cách suy nghĩ, hành động của từng cá nhân trở nên bỗ bã, tiêu cực hơn và làm xúc phạm, gây khó chịu cho người nghe thì như cũng đã đề cập ở trên, khi việc chửi tục trở thành “bình thường mới”, một cách chào hỏi đối với nhiều người thì chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Liệu chửi tục có thật sự có hại cho sự phát triển của mỗi cá nhân? Và chửi tục có nên bị lên án đến như vậy không? Chia sẻ trải nghiệm của bạn với Spiderum về chủ đề này nhé!
Xem thêm số 9toTalk khác:
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất