Bản chất thật sự của thực tại
Cuộc sống là gì? Điều gì tạo nên cuộc sống? Vật chất? Ý thức? Một cách tiếp cận Sự thật của cuộc sống đang diễn ra ngay lúc này
Hay:
Một cách tiếp cận Sự thật của cuộc sống đang diễn ra lúc này
I. Hai yếu tố cơ bản
Cuộc sống là gì? Cuộc sống có gì? Đây là một vấn đề hết sức cơ bản nhưng không vì thế mà dễ hiểu, dễ biết.
Một cách trực quan, cuộc sống là những gì có quanh ta: cái bàn, cái ghế, mặt trăng, mặt trời, cây cỏ, muông thú, con người, thức ăn, đô thị, xe cộ …. Ta tạm gọi chúng là các thực tại.
Theo quan điểm triết học, các thực tại đó được khái quát lại chỉ còn hai yếu tố cơ bản.
Yếu tố thứ nhất cũng là điểm chung làm nên mọi thực tại có thể nhìn thấy hoặc đo lường được: Vật chất. Yếu tố thứ hai, một cách hết sức tự nhiên, khái quát tất cả những gì không phải là Vật chất, nằm ngoài vật chất, hay gọi là Phi vật chất. Bài này xin gọi Yếu tố thứ hai này là Ý thức.
Vật chất là những thứ hữu hình (tangible), còn Ý thức thì không có hình hài, trừu tượng và khó đo đếm và vì thế khó nắm bắt hơn. Một số người thậm chí tỏ ra khá mơ hồ về sự tồn tại của chúng khi được hỏi, trả lời khá linh tinh khi được hỏi về sự khác biệt giữa người và máy chẳng hạn. …
Ở mức độ sâu hơn, bản thân sự phân chia thực tại ra làm Vật chất và Ý thức cũng dẫn đến một vài câu hỏi sâu sắc đến mức hiện tại vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát: Vật chất/ Ý thức khởi đầu thế nào? Cái nào có trước? Có phải thứ này sinh ra thứ còn lại?

II. Về vật chất và ý thức
Các tư tưởng đều đồng ý ý thức khác với vật chất ở một điểm cơ bản: Khả năng nhận biết, suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm. Chính ý thức là cái làm nên chủ thể. Một cơn bão có thể gây ra những tàn phá ghê gớm nhưng không ai đi kiện “cơn bão” hết. Khi chiếc xe gây tai nạn, trách nhiệm thuộc về những chủ thể có ý thức chứ không thuộc về bản thân chiếc xe.
Vật lý học hiện đại đã tìm hiểu rất kỹ về thế giới vật chất, nhưng ko trả lời được nguồn gốc của ý thức là gì, ko chứng minh được vật chất “sinh ra” ý thức như thế nào. Bản thân hiện tại con người cũng đi tìm hoài các hành tinh khác ngoài Trái đất có “sự sống” tức là đi tìm ý thức bên ngoài trái đất nhưng chưa tìm ra.
Triết học “duy vật biện chứng” của Marx thì tin rằng tất cả chỉ là Vật chất. Ý thức do đó được sinh ra từ Vật chất. Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Có rất nhiều trường phái triết học khác tin điều ngược lại: Tất cả chỉ là Ý thức và Vật chất là do Ý thức sinh ra, gọi là các trường phái “duy tâm”.
Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu một cách tiếp cận khác rất đáng để nghiên cứu và tham khảo.

tranh vẽ của một người mù bẩm sinh
III. Các lượng tử thực tại?
Không rơi vào duy vật hay duy tâm, cách tiếp cận đặc biệt này nói rằng vật chất và ý thức cùng tồn tại ngang hàng với các đặc điểm sau:
Các thực tại được hình thành từ những thứ mà trong khuôn khổ bài viết này tôi xin được tạm gọi là các đơn vị thực tại vô cùng vi tế. Các đơn vị thực tại (ĐVTT – một lần nữa xin lưu ý đây là thuật ngữ cá nhân) này là những “viên gạch” cơ bản xây dựng nên toàn bộ thế giới. Ở mức độ tột cùng, những gì thực sự tồn tại chỉ là các “đơn vị thực tại” mà thôi.
Cụ thể hơn, có hai loại đơn vị thực tại, một loại là các “đặc tính vật chất” (ĐTVC – xin lưu ý đây là thuật ngữ cá nhân) và loại kia là các “đơn vị ý thức” (ĐVYT – xin lưu ý đây là thuật ngữ cá nhân). Cái thấy là một đơn vị ý thức, cái nghe, ngửi, nếm, nghĩ …. là một đơn vị ý thức. Tính cứng là một đặc tính vật chất, tính nóng, tính kết dính …. là một đặc tính vật chất.
Các đơn vị thực tại không những vô cùng nhỏ bé mà còn vô cùng ngắn ngủi. Các đơn vị này sinh lên và rồi lại diệt đi trong chớp mắt. Ngay sau khi một đơn vị thực tại diệt đi lại có một đơn vị thực tại khác sinh lên thay thế để rồi lại diệt đi ngay nhường chỗ cho một đơn vị thực tại khác nữa cũng sinh lên rồi diệt ngay, cứ thế, cứ thế …
Các đơn vị thực tại không sinh khởi một mình mà luôn phải sinh khởi cùng với các thực tại khác. Đơn vị ý thức phải dựa vào đặc tính vật chất để sinh khởi. Chúng nương tựa và sinh khởi cùng nhau theo những quy luật bất biến nhưng vô cùng phức tạp.
Một sinh vật chỉ là một tập hợp các đơn vị ý thức và đặc tính vật chất sinh diệt liên tiếp cùng nhau, kết hợp với nhau, vận hành cùng nhau. Một con người chẳng hạn thì không tồn tại thật, mà cái thực sự tồn tại chỉ là sự vận hành của các đơn vị thực tại vô cùng ngắn ngủi cứ sinh lên rồi diệt đi kia mà thôi.
Nếu tách ra thì từng đơn vị thực tại không thể tạo ra điều gì cả. Mọi hành động của một sinh vật đều cần đến sự kết hợp của cả đặc tính vật chất và đơn vị ý thức. “Đơn vị ý thức không có năng lực hành động. Nó không thể tự sinh khởi, không thể ăn uống, nói năng, đi đứng nằm ngồi… Các đặc tính vật chất cũng không thể tự sinh khởi, không có ý muốn ăn uống, nói năng, đi đứng nằm ngồi…. Nhưng khi y cứ vào đặc tính vật chất thì đơn vị tử ý thức sinh khởi, y cứ vào đơn vị ý thức đặc tính vật chất sinh khởi. Khi đơn vị ý thức có ý muốn ăn uống, nói năng, đi đứng nằm ngồi … thì chính đặc tính vật chất làm việc ấy.“
Cả hai dựa vào nhau
Thuyền và người vượt biển
Cũng như hai loại thực tại
Đều lệ thuộc lẫn nhau
IV. Cái gì tồn tại thực sự?
Như đã nói, không có con người mà chỉ có các đơn vị thực tại ngắn ngủi, giống như các tín hiệu ngắn ngủi liên tiếp nhau sinh rồi diệt. Cũng không có cái cây hay cái bàn cái ghế … thật, chỉ có các đặc tính vật chất sinh lên rồi diệt đi.
Giống như một bức ảnh, một đoạn video trên màn hình máy tính thực chất được hình thành từ các pixel, thực chất là các tín hiệu điện ngắn ngủi loé lên rồi tắt đi, một con người được hình thành từ các đơn vị (ý thức và vô thức) ngắn ngủi do có các điều kiện nền tảng để chúng sinh khởi (và diệt đi) liên tục cùng nhau. Tương tự thế, toàn bộ không gian giống một cái màn hình 3D khổng lồ và toàn bộ sinh vật, thiên nhiên là các đoạn video hay bức ảnh hiển thị trên cái màn hình 3D ấy mà thôi.
Cái tồn tại thực sự chỉ là các tín hiệu (đơn vị thực tại) chớp loé. Sự kết hợp và vận hành của chúng tạo ra mọi thứ mà được gọi tên là bàn ghế, con người, mặt trời và trăng sao. Dường như những thứ được gọi tên ấy tồn tại kéo dài nhưng trong sự thực tột cùng, không có cái gì tự thân tồn tại kéo dài, bởi vì chỉ có các đơn vị thực tại là tồn tại thật và chúng chỉ tồn tại trong khoảnh khắc rồi biến mất ngay không bao giờ quay lại. Thế giới thực sự chỉ tồn tại trong những khoảnh khắc ngắn ngủi của các đơn vị thực tại loé lên mà thôi.
Như thế, đứng từ mức độ tột cùng, tất cả những thứ có thể quan sát hay đo đếm trong cuộc sống này, tất cả những thứ có vẻ “có ở đó” ngày này sang ngày khác như con người, xe cộ, thiên nhiên … đều không thật có, mà chỉ giống như những ảo ảnh được xây dựng nên từ các đơn vị thực tại vô cùng nhỏ bé và biến mất ngay khi chúng vừa sinh lên mà thôi.
Hãy thử nghĩ về những thực tại ấy!

V. Câu chuyện các dòng sông
Vì không có gì là thật có, thử hình dung bất cứ thứ gì có vẻ có hình dáng ổn định và quan sát được trong một khoảng thời gian thực chất giống như một dòng sông luôn trôi chảy và biến đổi từng giây phút, một dòng sông các tín hiệu (đơn vị thực tại) loé lên cùng nhau, vận hành cùng nhau.
Vật lý hiện đại hình dung toàn thể vũ trụ được tạo thành từ các hạt cơ bản và biến đổi theo các định luật khách quan về nhiệt động học hay các lực cơ bản…. Sự sinh ra, biến đổi rồi biến mất của các hành tinh, các thiên hà hay của bản thân vũ trụ là hoàn toàn khách quan mà không hề có một trung tâm điều khiển nào. Cũng tương tự như thế, những thứ được gọi là con người, muông thú hay các sinh vật có ý thức …. thực chất cũng chỉ là các dòng sông tín hiệu tự vận hành bởi các điều kiện và quy luật khách quan mà không hề có một trung tâm điều khiển nào.
Không có ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông.
Bởi vì không chỉ có dòng sông là biến đổi liên tục mà người tắm cũng vậy, người tắm cũng là một dòng sông biến đổi liên tục. Một khoảnh khắc hai dòng sông tiếp xúc với nhau là một khoảnh khắc chỉ có một lần rồi qua đi vĩnh viễn, không bao giờ quay trở lại. Các đơn vị thực tại “chết đi” ngay lập tức để nhường chỗ cho các đơn vị thực tại khác thay thế cũng “chết đi” ngay lập tức và điều này là nằm ngoài khả năng kiểm soát hay can thiệp của bất kỳ một trung tâm điều khiển nào. Trên thực tế, không hề có một trung tâm điều khiển nào trong toàn bộ thế giới này và bất cứ đơn vị thực tại nào sinh lên đều phải diệt đi ngay lập tức không có ngoại lệ. Đó là quy luật.

VI. Ngoại truyện
Các đơn vị thực tại sinh lên và diệt đi ngay lập tức, tuy nhiên sự diệt đi của chúng dẫn đến sự sinh khởi của các đơn vị thực tại mới (theo các quy luật)
.ĐTVC có thể tạo ra ĐTVC mới
.ĐVYT kết hợp với ĐTVC có thể tạo ra ĐVYT mới
.ĐVYT có thể tạo ra ĐTVC và/hoặc ĐVYT mới
—- Disclaimer —-
bài viết thể hiện quan điểm cá nhân và dùng các thuật ngữ cá nhân
độc giả lưu ý khi đọc

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Chi Hoàng
Cảm ơn công sức của b
- Báo cáo

An lang thang
cảm ơn chuyên gia linh hồn! bạn cũng bỏ nhiều công sức tìm hiểu ghê 

- Báo cáo

1+1=3
Bài viết ở đây có 1 số lỗi mà mình phải chỉ ra:
1. Bạn nói cách tiếp cận của bạn sẽ cho phép "ý thức và vật chất cùng tồn tại song song". Thế nhưng phía sau bạn lại viết là:"Đơn vị ý thức phải dựa vào đặc tính vật chất để sinh khởi". Chẳng phải câu này về cơ bản bạn đã thừa nhận rằng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức hay sao? song song nghĩa là chúng phải độc lập, ko có tác động qua lại với nhau. Bạn cứ thử kẻ 2 đg thg song song là biết, có liên quan đâu. Ko chỉ vậy đó còn là 1 quan điểm duy vật trong khi bạn bảo ko dựa vào duy vật hay duy tâm. Đó là điều mâu thuẫn
2. "Chúng nương tựa và sinh khởi cùng nhau". Thực ra thì ở đây ý thức nương tựa vào vật chất mới đúng:))) và ko có chiều ngược lại. Ít nhất tuy chx hiểu sâu về cảm xúc khoa học hiện đại đã có thể chứng minh cảm xúc vd như cảm xúc hạnh phúc chả hạn về bản chất là điện-hoá học. VD bạn hút cần và thấy phê, nó chính là hạnh phúc điện-hoá học.(Sách Gen vị kỉ của Richard Dawkins). Còn ngược lại vật chất lại ko dựa vào ý thức, nhìn cục đá là bt:))) khi bạn kết luận điều này nghĩa là bạn lại đưa ra quan điểm về duy tâm, tức là bài viết bạn nó đang lẫn lộn giữa duy vật duy tâm.
3. "Đơn vị thực tại là viên gạch cơ bản xây dựng nên toàn bộ thế giới" phải chăng ở đây bạn đang muốn ám chỉ đến các hạt proton, neutron, electron cấu tạo lên mọi loại nguyên tử trong tự nhiên?
Nếu điều đó là đúng thì vế sau bạn nói :"Các đơn vị sinh ra và diệt đi trong chớp mắt" là sai. Vì các nhà khoa học đã tìm ra định luật bảo toàn khối lượng chứng minh vật chất không tự sinh ra hay mất đi, nó chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác. Có thể mình hiểu sai ý bạn nhưng mong bạn cho 1 định nghĩa cụ thể hơn để tránh hiểu lầm. Mong bạn định nghĩa thế nào là sinh, diệt hay cụ thể hơn như nào là đơn vị ý thức
4. Bạn cho rằng con người không tồn tại vì cái thực sự là đơn vị thực tại? Ok vậy tam giác vuông không tồn tại vì cái thực sự chỉ là 3 cạnh xếp với nhau và có 1 góc vuông chỗ điểm giao 2 cạnh nào đó.
:)))))))))))))))))))
Bạn thấy vô lí chứ. Bởi nếu áp dụng cái logic của bạn thì chả tồn tại cái gì hết cả thế giới này , vũ trụ này ko tồn tại trừ cái đơn vị thực tại của bạn.
Nếu bạn tra từ điển thì định nghĩa từ "tồn tại" là trạng thái có thật, có thể nhận biết bằng giác quan. Hay nói cách khác cứ sờ động chạm đc là tồn tại hết:)))
Ở đây bạn đã hiểu sai nghĩa từ tồn tại từ đó đi tới kết luận sai lầm là không gì tồn tại cả(trừ cái đơn vị hiện thực).
Bài viết còn nhiều điểm chưa ổn nhg nói thế thôi:))) Vẫn cho 1 upvote để động viên^^. Chúc bạn vui vẻ
- Báo cáo

An lang thang
cảm ơn @duonggo1
hơi dài nên xin trao đổi dần từng ý.
1. Vâng, tôi biết tất cả những điều này thực sự khó hiểu và nếu dùng tư duy thông thường theo từ điển, theo khoa học hiện đại thì ắt thấy mâu thuẫn và đi đến bế tắc. Tuy vậy thực tại vẫn là thực tại và thực tại ấy là rất khó giải thích đến tận cùng với trình độ hiện tại của tất cả chúng ta với các từ điển và nền khoa học hiện đại. Sẽ luôn có những tiền đề không thể chứng minh, với khoa học hiện đại cũng vậy thôi. Vì thế thực chất đây ko phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề diễn đạt. Theo comment của bạn tôi sẽ bỏ chữ “song song” đi. Còn về “Đơn vị ý thức phải dựa vào đặc tính vật chất để sinh khởi” thì điều này ko chỉ có một chiều mà chiều ngược lại cũng luôn xẩy ra và tôi có nói trong đoạn sau: “y cứ vào đơn vị ý thức đặc tính vật chất sinh khởi.” (“Y cứ” ở đây đồng nghĩa với “dựa vào”, vì đây là văn trích lại nên tôi để nguyên từ ngữ gốc thôi.). Thêm nữa, chữ "dựa vào" cũng ko có nghĩa là "dựa vào chỉ riêng vật chất". Mô tả một cách đầy đủ thì đơn vị ý thức phải dựa vào cả đặc tính vật chất và ý thức để sinh khởi chứ không có chuyện chỉ cần vật chất là đủ để tạo nên ý thức.
Mấu chốt ở đây nêu quan điểm các đơn vị ý thức và vật chất có quan hệ ngang hàng chứ không có một bên nào là thứ yếu.
- Báo cáo

An lang thang
2. Như đã viết ở trên, chiều ngược lại: ý thức tạo ra vật chất là hoàn toàn có. Tôi khẳng định quan điểm đó. Bạn có thể trích các sách khoa học hiện đại tuỳ thích, tôi cũng đọc đầy đủ các sách neurosciences, vật lý, hoá học … và không lạ gì các quan điểm của khoa học hiện đại. Tôi hiểu quan điểm duy vật của bạn và xin ko bình luận về quan điểm cá nhân. Như đã nói, luôn có những tiền đề mà bản thân khoa học cũng phải chấp nhận và logic là không đủ, vì thế việc dùng quan điểm của mình để phủ nhận quan điểm của người khác rốt cuộc là việc vô ích
https://spiderum.com/bai-dang/logic-is-not-enough-rto">https://spiderum.com/bai-dang/logic-is-not-enough-rto
- Báo cáo

An lang thang
3. Với một quan điểm thuần duy vật và đặt trọn niềm tin vào khoa học như bạn @duonggo1 thì việc lĩnh hội điểm này (sự sinh diệt) là cực kỳ khó. Tôi mượn từ “viên gạch” cho nó quen thuộc để dễ dẫn dắt hơn mà thôi chứ ở đây tôi hoàn toàn ám chỉ những thực tại hoàn toàn khác với proton, neutron …. Khoa học không bao giờ có thể nhận biết và nghiên cứu các thực tại sinh diệt vì ngay từ đầu khoa học đã đặt tiền đề rằng các viên gạch cơ bản có tính chất thường hằng và tồn tại lâu dài. Các thực tại được nói đến trong bài của tôi thì ngược lại, tất cả chúng đều là “vô thường”, là các “thực tại hữu vi”. Định nghĩa cụ thể thì chỉ như vậy thôi: toàn bộ các thực tại chỉ là các “đơn vị thực tại” sinh lên bởi điều kiện và lại diệt đi ngay lập tức. “Sinh lên bởi điều kiện” = “hữu vi”, “diệt đi ngay lập tức” = “vô thường”. Khoa học cũng không thể phát hiện ra các thực tại tột cùng này vì thế rất khó để lấy ví dụ cho bạn hiểu. Tôi có thể lấy ví dụ nhưng (với quan điểm của bạn) bạn sẽ không hiểu, bản thân những thực tại này như tôi đã nói từ đầu là vượt quá khả năng hiểu biết của con người thông thường cũng như khả năng của khoa học hiện đại. Mà thôi, dù sao trong câu trả lời cho ý 4. tôi cũng đưa ra 1 hình dung ví dụ để bạn hiểu sự sinh diệt.
- Báo cáo

An lang thang
4. Cái này vui nè @duonggo1
Tam giác có tồn tại không? Trên thực tế chả có cái tam giác nào hết. Trên thực tế không có cái gì là các điểm không có kích thước, các đường thẳng không có kích thước (tôi học chuyên toán hồi bé và không lạ các cuốn sách về toán học hiện đại, nếu bạn định trích dẫn
). Vì thế xin tuyên bố chắc chắn: Tam giác mà bạn học trong sách là không tồn tại vì trong thực tế không hề có các điểm hay các đường thẳng như lý thuyết mô tả. Bằng quan điểm của chính bạn mà nói thì bạn ko thể sờ chạm được cái tam giác nào giống trong sách hết vì bạn ko thể sờ chạm thứ không có kích thước.

Vậy tam giác là gì? Chỉ là 1 khái niệm mà thôi. Khái niệm thì khác các đơn vị thực tại vì chúng không sinh diệt, chúng chỉ có thể được tưởng tượng ra mà không thể nhận biết thật sự bằng các giác quan.
Con người cũng vậy. Tôi đã mô tả trong bài về cái màn hình 3D, khi bạn nhìn thấy 1 con người thực chất cái bạn nhìn thấy là 1 cái ảnh 3D bao gồm các tín hiệu pixel 3D sinh lên rồi diệt đi không ngừng mà thôi.
Bây giờ cứ quay lại với cái tam giác tưởng tượng của bạn đi. Nếu 3 cạnh tam giác là có thật thì đã ko nói làm gì. Nhưng nếu bản thân 3 cạnh cũng ko là thật? Nếu 3 cạnh chỉ là tập hợp các điểm ảnh pixel và các pixel thực chất là các tín hiệu điện sinh và diệt trong chớp mắt. Nếu cái tam giác của bạn được chiếu trên 1 cái màn hình máy tính với độ phân giải 1800 * 1028 và refresh rate là 60 Hz chẳng hạn thì thực chất cái có thực chỉ là các tín hiệu mầu sắc có kích thước cực bé và được thay thế sau mỗi 1/60 giây. Chỉ có các tín hiệu mầu sắc cực bé nhỏ và sinh diệt sau mỗi 1/60 giây ấy là có thực, còn cái tam giác của bạn là do bạn “tưởng tượng” ra trong đầu mà thôi.
- Báo cáo

An lang thang
"Vẫn cho 1 upvote để động viên^^. "
Tôi xin phép không nhận upvote "duy vật" này ^^ @duonggo1 ^^
- Báo cáo

1+1=3
Ở đây mình ko dùng 1 chút quan điểm cá nhân nào để phản biện. Thôi đc rồi, để mình trả lời:
1. Mình nói là ý thức phụ thuộc vào vật chất chứ vật chất không phụ thuộc vào ý thức. Việc bạn nói ý thức sinh ra vật chất nếu xét theo khía cạnh nào đó thực ra vẫn đúng. VD bạn làm ra 1 cái bút thì có thể nói ý thức của bạn đã gián tiếp làm ra nó. Nhưng nó khác với việc PHỤ THUỘC. Phụ thuộc là ko thể tồn tại, phát triển nếu thiếu sự tác động của cái khác. Ý thức con người phải phụ thuộc vào bộ não thì mới có thể tồn tại chứ còn những thứ vd như cục đá hay các dạng vật chất khác nó ko có ý thức nó vẫn chả sao, vẫn tồn tại cả. Và hiện tại đang có 1 giả thuyết cho rằng bản thân ý thức cx là 1 dạng của vật chất nhg vì khoa học chx hiểu về ý thức nên tính xác thực cái giả thuyết còn đang tranh cãi.
Hoặc cx có thể ý của bạn ý thức tạo ra vật chất ý chỉ 1 Đấng sáng tạo chăng? Nếu thực sự bạn cho là vậy thì cx ko sao cả. Bởi bản thân mình là 1 agnostic mình tuy ko tin lắm vào sự tồn tại của Chúa nhg mình vẫn tin rằng có 1 xác suất rất nhỏ nào đó rằng Chúa tồn tại thật.
2. "đơn vị ý thức phải dựa vào cả đặc tính vật chất và ý thức để sinh khởi chứ không có chuyện chỉ cần vật chất là đủ để tạo nên ý thức." Ở đây nếu theo mình hiểu sau khi mình đọc cả bài bạn thì đơn vị ý thức nó là thứ cấu tạo nên ý thức. Nghĩa là phải có đơn vị ý thức thì mới có ý thức. Nhưng đơn vị ý thức lại phải dựa vào ý thức để sinh khởi? Nghĩa là phải có ý thức thì đơn vị ý thức mới có thể tạo ra đc. Vậy rốt cuộc cái nào có trước, ý thức hay đơn vị ý thức?
3."Khoa học không bao giờ có thể nhận biết và nghiên cứu các thực tại sinh diệt vì ngay từ đầu khoa học đã đặt tiền đề rằng các viên gạch cơ bản có tính chất thường hằng và tồn tại lâu dài". Ít nhất 2 cái tiền đề mà bạn ám chỉ là Định bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn khối lượng đã đc chứng minh thông qua thực nghiệm của cả nghìn lần mà nó chx sai lần nào. Rồi sau đó bạn bảo về những thực tại tột cùng mà cả khoa học cx ko thể khám phá ra đc. Nó là cái gì thế? Cảnh giới niết bàn bên nhà Phật? Thiên đàng bên Đạo? Thế giới của những hình mẫu lí tưởng trong triết học Plato?
Bạn cứ giải thích xem cái thực tại đó xem?

4. Còn ok thừa nhận mình lấy vd tam giác vuông nó nó ko đc hợp lí và thuyết phục lắm(đáng lẽ lên lấy cái khác) nhưng mình vẫn không hài lòng với cách giải thích của bạn. Cái việc con người không tồn tại vì nó chỉ đơn giản là tập hợp của các đơn vị thực tại sinh diệt không ngừng nó chẳng liên quan. Được cấu tạo ra từ cái gì nó không quan trọng, chỉ cần nó hiện hữu và có đặc tính riêng là đã tồn tại rồi. Còn cái tam giác thì nó vẫn tồn tại. Nếu như xét trên phương diện hình học không gian thì ko nói, quá rõ ràng. Còn nếu xét theo hình học mặt phẳng như bạn nói thì đúng các cạnh của nó không có kích thước nhưng nó vẫn có chiều dài nó chỉ không có chiều rộng hay chiều cao thôi tức nó chỉ thuộc không gian 1D nó ko thể tồn tại trong ko gian 3 chiều là đúng nhg điều đó không có nghĩa là tam giác trong hình học không gian là không tồn tại.
5. Nhân tiện mình hỏi luôn bạn 1 câu: Các đơn vị thực tại sinh diệt ko ngừng. Thế nó sinh ra từ đâu? Và sau khi nó diệt thì nó đi đâu?
Ở đây cta tranh luận trên bình diện khoa học và triết học nhé, và cx hãy tôn trọng lẫn nhau.
- Báo cáo

An lang thang
3. Tôi không nói định luật bảo toàn năng lượng là sai. Có điều nó bảo toàn cho 1 hệ chứ ko bảo toàn trên từng đơn vị các viên gạch. Vật lý lượng tử có đề cập đến tính bất định của các hạt cũng như nghịch lý quan sát: dường như các electron ko xuất hiện cho đến khi ta tiến hành quan sát, nó xuất hiện đột ngột như từ một đám mây mù và sau khi quan sát xong thì cũng chỉ có thể phỏng đoán vị trí tiếp theo với xác suất và sai số, bản thân vật lý cũng không thể khẳng định được lần quan sát tiếp theo vẫn là cái hạt electron đó hay là 1 hạt khác mới sinh ra. Cho nên tính có thể xác định và đặc tính bất biến của các hạt cơ bản ko còn đúng nữa với vật lý lượng tử.
5. Các thực tại sinh lên từ các thực tại trước nó và do các quy luật. Điểm bắt đầu của các thực tại đầu tiên thì không thể truy vết được và được coi là nằm ngoài khả năng hiểu biết thông thường (bất khả tri), đó là 1 điểm ta cần sự chấp nhận. Khi các thực tại diệt đi thì nó diệt đi hoàn toàn, ko thể nói nó đi đâu cả (hình dung ngọn lửa tắt thì nó ko đi đâu cả), tuy vậy sự diệt đi này dẫn đến sự sinh khởi của thực tại mới thay thế và “một số thông tin của thực tại” đã diệt đi được kế thừa bởi thực tại mới này. Điểm này cũng khá advance và hiện tôi chỉ có thể diễn đạt như vậy
Anyway, tôi hiểu các quan điểm thuận khoa học của bạn, tôi ko xa lạ gì với chúng như đã nói.
Nếu bạn là một người:
.Tin tưởng trọn vẹn ở khoa học, cho rằng khoa học có thể nhận biết toàn bộ thực tại
.Cho rằng logic có thể giải thích được mọi thứ
thì chuyện bạn thấy bài này đầy vô lý là không thể tránh khỏi. Tôi thì khác bạn ở 2 điểm trên, nói như vậy ko phải tôi ko biết gì về khoa học hay ko công nhận sức mạnh của khoa học. Khoa học rất tuyệt vời nhưng tôi vẫn mong bạn vượt lên và nhìn thấy hạn chế của khoa học và logic
- Báo cáo

1+1=3
@An lang thang để làm rõ mình ko hẳn như bạn nghĩ mình ko cho rằng logic có thể giải quyết mọi thứ và đúng khoa học phải dựa trên những tiền đề ko chứng minh.
Bởi như định lí bất toàn của Kurt Godel đã chứng minh: không tồn tại 1 mệnh đề hoàn hảo có thể chứng minh mọi mệnh đề "con" trong đó và sẽ có 1 số mệnh đề là bất khả chứng minh(tính bất toàn của toán học hay khoa học nói riêng).
VD như tiên đề Ơ clit nó là tiền đề cho mọi thứ khác của hình học mặt phẳng nhưng từ xưa đến nay có ai chứng minh đc đâu:))) đến khi định lý Bất Toàn ra đời thì mới thừa nhận là ko chứng minh đc.
Tóm cái váy lại
=> 1.Mình ko đặt trọn niềm tin vào logic nhưng mình tin rằng nó sẽ giải quyết đc rất nhiều thứ.
2. Mình đồng tình khoa học sẽ ko thể cm đc 1 số thứ nhưng những thứ ko thể cm đó chắc chắn không thuộc về phạm vi duy vật vd như quan điểm "tâm linh tồn tại nhưng khoa học ko chứng minh đc" là mình ko đồng tình.
Còn mình chỉ phản biện = những kiến thức về khoa học và triết học mà mình có thôi. Vẫn respect bạn với kiến thức và chính kiến của bạn
- Báo cáo

1+1=3
nói vậy chứ mình vẫn phải phản biện 1 số ý của bạn:))) Trả lời có tâm đấy, có điều 1 số ý mình thấy chx đúng lắm:)))
Mấy cái định luật bảo toàn diễn ra trong 1 hệ cô lập
mình thừa bt chứ:))) nhg ở đây mình đang dùng nó trên phạm vi rộng là toàn bộ thực tại này. Bởi nếu cta lấy hệ quy chiếu là vũ trụ thì bản thân vũ trụ vẫn là 1 hệ cô lập bởi nếu thừa nhận ko có đa vũ trụ thì bên ngoài hoàn toàn là khoảng không chẳng có gì cả lúc đó thì mọi trao đổi năng lượng và vật chất sẽ chỉ diễn ra trong vũ trụ đó=> vũ trụ đó là hệ cô lập
Còn nếu đa vũ trụ tồn tại thì đa vũ trụ đó sẽ trở thành hệ cô lập nếu số lượng vũ trụ là hữu hạn bởi bên ngoài đa vũ trụ đó sẽ ko là gì cả
còn trường hợp số vũ trụ vô hạn thì:))))) cái này thì đúng ko là hệ cô lập thật
Còn về cái vật lí lượng tử thì đúng là nó khó hiểu thật. Cái bạn nói làm mình nhớ đến thí nghiệm con mèo Schrodinger nổi tiếng. Nhưng vì khoa học hiện đại gần như chx hiểu 1 tí méo gì về cái này:))) thì lấy cái này làm VD để cm cái thực tại sinh diệt của bạn nó có hợp lí lắm ko.
Còn yeah về cái thực tại gì gì đó của bạn mình sẽ đọc thử cái series để tìm hiểu
- Báo cáo

1+1=3
mà nhân tiện đừng có lấy vc người ở màn ảnh pixel ko gian 2 chiều ko là thật thì suy ra người ở ko gian 3 chiều cx vậy nó vô nghĩa lắm. vì người ko gian 3 chiều nó là thật cơ thể đc cấu tạo nên từ các hợp chất hữu cơ từ xương thịt đàng hoàng chứ ko phải từ mấy cái điểm ảnh. Đó là CON NGƯỜI THẬT SỰ. ko thể lấy vd mấy cái ảnh pixel người để chứng minh đc
- Báo cáo

An lang thang
>các hợp chất hữu cơ từ xương thịt đàng hoàng chứ ko phải từ mấy cái điểm ảnh
:)
cũng không có hợp chất hữu cơ, không có xương, ko có thịt "đàng hoàng"
chỉ có mấy cái điểm ảnh "đặc tính vật chất" thôi. SỰ THẬT là vậy, sorry hơi quá khó cho bạn để chấp nhận.
- Báo cáo

1+1=3
@An lang thang ý của mình ko phải như vậy ý của mình là việc cấu tạo từ cái gì không quan trọng chỉ cần 1 thứ có cấu tạo riêng, có đặc tính riêng và có thể nhận biệt đc là nó đã tồn tại rồi.
thôi stop ở đây nói chung mỗi người 1 quan điểm. Vẫn respect bạn vì đã có chính kiến riêng:))
- Báo cáo
400_900
Một bài rất thú vị, mình đánh giá cao ý tưởng trong bài. Bạn có thể chia sẻ nguồn tài liệu được không?
Và mình cũng thấy ngứa tay nên muốn góp thêm một chút ý tưởng siêu hình học vào đây nữa.
Bạn có thể nói cho mình biết cách để nhận biết được một "đơn vị" nào đó là vật chất hay ý thức không?
- Báo cáo

An lang thang
cảm ơn @400_900 đã quan tâm. Nguồn tài liệu cũng như các bài tóm tắt mình đã và đưa lên spiderum từ khá lâu ạ:
https://spiderum.com/series/swimwriter/dao-phat-3EZEidfr6oAj
nếu bạn vẫn ko tìm thấy thì có thể inbox cho mình nhé.
>cách để nhận biết được một "đơn vị" nào đó là vật chất hay ý thức không?
"cách" thì tuỳ trường hợp, có trường hợp thì dễ, có trường hợp thì khó. Về mặt cảm quan và dựa vào lý thuyết, người ta có thể đoán biết rằng "ở đó có đơn vị vật chất hay có đơn vị ý thức", tuy nhiên hiện không có cách nào để ngay lập tức nhận biết được "một đơn vị" vì nó quả nhỏ và quá ngắn ngủi. Nếu mà việc nhận biết "một đơn vị" dễ dàng như thế thì chắc khoa học đã biết về những điều này từ lâu rồi nhưng sự thực là điều này vẫn còn nằm ngoài phạm vi hiểu biết của khoa học và sẽ còn nằm ngoài dài dài.
Nguyên tắc lý thuyết là: Ở các vật vô tri (hòn đá, cái cây hay robot chẳng hạn) thì chỉ có sự sinh diệt liên tiếp của các đơn vị vật chất vì "vô tri" đã ám chỉ không có khả năng nhận biết hay kinh nghiệm gì hết. Ở các sinh vật hữu tri thì có sự sinh diệt liên tiếp đồng thời của cả hai loại đơn vị vật chất và ý thức.
Lý thuyết thì như thế nhưng ví dụ cụ thể ở các vi khuẩn hay vi rút đơn vị ý thức có sinh khởi hay không thì ..... không có cách nào để nhận biết trực tiếp được như đã nói ở trên ạ.
- Báo cáo
400_900
@An lang thang Đầu tiên thì mình nghĩ chúng ta cần thống nhất lại một chút là chủ đề ở đây bạn đang nói tới không có liên quan gì tới khoa học mà chỉ là về thuần triết học mà thôi. Bởi vì các khái niệm bạn nêu ra đều là của cá nhân, không dựa trên các tiên đề khoa học và không từng xuất hiện trong khoa học chính thống nào cả, và chính bạn cũng nói nó "vượt trên" khoa học (mình nghĩ nói là "không thuộc phạm trù KH" thì đúng hơn).
Mặc dù không phải khoa học nhưng triết học thì vẫn có thể áp dụng các logic lý luận được. Nên Câu trả lời của bạn vẫn chưa làm mình thỏa mãn bởi vì nền tảng lý luận chưa vững.
Điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa vật chất và ý thức là có "tri" hay không. Nhưng bạn chưa nêu ra được định nghĩa về "tri" là gì và yếu tố nào để xác định được "tri" của một đơn vị mà chỉ xác định một cách cảm quan. Nên vì thế bạn không biết được vi rút, vi khuẩn có "tri" không, hay mở rộng hơn thì cũng không xác định được động vật nữa có "tri" hay không.
Từ đó suy ra thì việc bạn cho rằng hòn đá, cái cây, robot... là vô tri cũng hoàn toàn là cảm quan, chứ không dựa trên yếu tố cơ sở nào để xác định cả. Và ngược lại, con người là hữu tri (ở đây tôi hiểu là bạn cho rằng con người là loài duy nhất có "tri") cũng chỉ là cảm quan mà thôi.
Nên là nếu có thể thì mình muốn nghe bạn nói về khái niệm "tri" của bạn trước. Thanks.
- Báo cáo

An lang thang
vâng @400_900
trong câu trên mình cũng có đề cập nhưng chắc chưa được rõ nên xin nhắc lại khái niệm:
Hữu tri = Có ý thức, Vô tri = Vô thức
Ý thức là gì: Là các thực tại có khả năng nhận biết hay kinh nghiệm một thực tại khác.
- Báo cáo
400_900
@An lang thang Câu trả lời của bạn vẫn chưa thỏa mãn được mình, tuy nhiên bạn cũng đã nêu ra được một từ rất quan trọng mà mình chưa thấy xuất hiện trong bài, đó là "khả năng nhận biết". Như vậy cũng đã đủ để mình có thể bắt đầu triển khai đi sâu hơn vào lĩnh vực siêu hình học.
Câu hỏi của mình đặt ra là: như thế nào gọi là "nhận biết hay kinh nghiệm một thực tại khác"? Liệu cái mà bạn gọi là "thực tại khác" có thực sự tồn tại, hay chỉ là ý thức thực tại CHO RẰNG có một "thực tại khác" tồn tại.
Đây là một câu hỏi triết học đã xuất hiện rất nhiều trong lịch sử về sự nhận thức (consciousness). Từ ngày xưa đã có nhà triết gia người Pháp René Descartes & Dream argument hay Trang Chu & The Butterfly dream. Họ nói rằng nếu như có một giấc mơ rất chân thật mà ta không thể nhận ra được, thì liệu cái hiện thực mà ta đang sống có phải là một giấc mơ hay không.
Thời hiện đại chúng ta cũng có thí nghiệm tưởng tượng Brain in a vat hay là Experience Machine arguement của Robert Nozick nói về những trải nghiệm, nhận thức giả được tạo nên bằng máy tính. Và thậm chí có một Giả thuyết về thế giới giả lập (Simulation Hypothesis) được cả khoa học hậu thuẫn nói về thế giới của chúng ta chỉ là một chương trình giả lập. Cái giả thuyết này có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết của bạn và thực ra thì nó chính là toàn bộ phần 4 trong bài viết.
Những giả thuyết trên đều nói lên một điểm chung, đó là chúng ta không thể có cách nào để nhận biết được sự tồn tại của thực tại là có thật hay không. Hay nói theo cách nói của bạn thì là, một thực tại ý thức không thể nào có khả năng nhận biết được liệu thực sự có một thực tại khác tồn tại hay không, ngoài chính bản thân thực tại ý thức đó. Nếu như theo Simulation Hypothesis thì ngay bản thân ý thức đó cũng không thể xác nhận sự tồn tại của chính mình.
Bản thân mình cho rằng khái niệm "sự nhận biết" hay "ý thức" hay "tri" (mình prefer từ đầu tiên vì nó rõ ràng và quen thuộc hơn, 2 từ sau hàn lâm hơn và có thể gây khó hiểu) còn quan trọng hơn cả khái niệm "thực tại". Tuy nhiên trong bài thì bạn lại nói khá qua loa, chung chung, mơ hồ về khái niệm này, theo mình đó là một thiếu sót, nên là mình mới phải hỏi rõ ràng lại.
P.S, nếu bạn muốn một ví dụ quen thuộc hơn về "thực tại giả" thì bạn hãy coi bộ phim Spiderman Far from home 2019. Trong phim Mysterio đã dùng các loại công nghệ để tạo nên "thực tại giả" vô cùng chân thực mà không ai có thể nhận ra được.
- Báo cáo