Bài Tàu cực đoan trong nhân dân và chủ nghĩa dân túy trong giới chính trị đã hủy hoại Việt Nam như thế nào
"Nhà mặt phố, bố làm to" thì không muốn, muốn bài Tàu rồi làm "nhà trong ngõ cơ"
Từ vị thế "nhà mặt phố, bố làm to", Việt Nam đã tự biến mình thành "nhà trong ngõ" ra sao?
1. Việt Nam, cửa ngõ kết nối của Đông Nam Á với nền kinh tế hàng hóa lớn nhất thế giới.
Việt Nam từ lâu đã là của ngõ kết nối giữa vùng Đông Nam Á và Trung Quốc. Dễ hiểu điều đó nếu nhìn vào bản đồ địa hình. Trung Quốc tiếp giáp với 3 nước Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Myanmar, nhưng chỉ có duy nhất con đường từ Quảng Tây thông sang vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam là tương đối bằng phẳng, thuận tiện. Vùng rừng núi trùng điệp của Lào và Myanmar như một bức từng thành tự nhiên không lồ ngăn cách con đừng từ Trung Quốc xuống phía nam.
Lịch sử của các dòng di dân và các cuộc xâm lược cũng chứng minh cho điều đó. Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều nhất. Trong các cuộc xâm lược của đế chế Nguyên Mông, Việt Nam cũng là bước chốt chặn xuống phía nam.
Ngày nay, khi biên giới các quốc gia đã được định hình, dòng di dân và xâm lược quân sự ít được chú ý thì điều này lại ảnh hưởng tới một thứ khác quan trọng hơn: dòng chảy lưu thông của hàng hóa. Có thể nói, Việt Nam giống như có vị trí đặc địa "nhà mặt phố" vậy. Mà đã là "nhà mặt phố" thì ai cũng hiểu nó sẽ có lợi thế về kinh tế lớn thế nào. Nhưng Việt Nam có tận dụng được lợi thế đó?
2. Dự án hạ tầng kết nối Đông Nam Á và Trung Quốc
Với vị trí địa lý thuận lợi và sự tương đồng về văn hóa, mô hình chính trị, Việt Nam đã được Trung Quốc ưu ái mời chào từ rất sớm để tham gia siêu dự án hạ tầng khổng lồ của họ, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa từ Trung Quốc tới Đông Nam Á và ngược lại. Với tư duy muốn vùng nào phát triển, phải xây đường tới vùng đó, và đã rất thành công, Trung Quốc mong muốn những tuyến đường kết nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy sự thịnh của cả 2 bên.
Kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc nối vùng kinh tế phát triển bậc nhất Trung Quốc: siêu đô thị Quảng Đông - Thâm Khuyến - Ma Cao - Hongkong đi qua Quảng Tây - Hà Nội - Đà Nẵng - Sài Gòn - Phnompenh - Bankok - Singarpore đã được đưa ra mời chào Việt Nam từ rất sớm. Nếu tuyến đường được xây dựng, vai trò cửa ngõ kết nối của Việt Nam càng vững chắc, với vị trí giao thông kết nối thuận tiện, việc lựa chọn đặt các nhà máy ở Việt Nam càng thêm phần chắc chắn. Linh kiện điện tử từ Thâm Khuyến dễ dàng được vận chuyển tới các nhà máy tại Việt Nam, hoàn thành sản xuất các thiết bị điện tử và bán đi khắp thế giới. Nông sản từ Thái Lan, Campuchia, Miền Tây dễ dàng được vận chuyển lên phía bắc để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của 1.4 tỷ dân. Với tuyến đường được hoàn thành, tự Việt Nam đã có 1 chân trong chuỗi cung ứng thế giới. Nhưng không, chính Việt Nam đã tự tay bóp chết vị trị cửa ngõ giao thương của mình.
3. Hậu quả của bài Tàu cực đoan trong nhân dân và chủ nghĩa dân túy trong giới chính trị tới sự phát triển của Việt Nam.
Không rõ sự bài Tàu trong nhân dân Việt Nam có từ bao giờ, nhưng giờ đây nó đang ngày càng trở lên độc hại. Nghe tới bất kỳ cái gì liên quan tới Trung Quốc là chửi, là nói xấu. Thậm chí bịa chuyện để nói xấu.
Cũng không hiểu từ bao giờ, giới lãnh đạo chính trị tại Việt Nam trước khi đưa ra một quyết sách gì thì lại nhá một chút lên báo thăm dò xem dân mạng nói gì. Thường sẽ cho các báo đăng "dự thảo luật" rồi ngồi xem dân mạng nói gì. Thấy chửi quá thì sẽ rút lại, kiểu như luật "Đặc khu" vậy. Mà dân mạng thì ngu thôi rồi. Ngoài chửi ra thì họ biết làm gì? Vậy là kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc đi qua Việt Nam với sự giúp đỡ của Trung Quốc đã không được thông qua, thay vào đó người ta nói với nhau "sẽ để người Việt xây chứ không cho Trung Quốc dính vào" vì sợ "bẫy nợ". :) mà chờ người Việt tự xây thì không biết đến bao giờ? 13km đường sắt đô thị xây hơn 10 năm không xong. thì 2500km đường sắt cao tốc tới bao giờ mới xây xong trong khi Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa là bước vào giai đoạn già hóa dân số. Liệu chúng ta có kịp thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình???? Lào đã tranh thủ cơ hội đó.
Tuyến đường sắt cao tốc nối Lào với Vân Nam vừa thông xe. Nông sản Thái Lan nô nức chở tới biên giới Lào, chất đầy xe lên tàu cao tốc tới thẳng biên giới Trung Quốc, còn ở tình cảnh trái ngược, đoàn đoàn contener chất đầy nông sản Miền Tây ùn tắc tại Lạng Sơn
Hãy tiếp tục bài Tàu đi! Tiếp tục chửi Tàu đi! và tiếp tục nghèo đi!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất