BỎ PHỐ VỀ VƯỜN LÀ TRÀO LƯU NHẤT THỜI MẤY NĂM RỒI SẼ MẤT HÚT?
“Bỏ phố về vườn” tưởng như chỉ là lối sống của những người cao tuổi, sau bao nhiêu năm làm việc trên thành phố thì chuyển về quê để...
“Bỏ phố về vườn” tưởng như chỉ là lối sống của những người cao tuổi, sau bao nhiêu năm làm việc trên thành phố thì chuyển về quê để an hưởng tuổi già. Thế nhưng thực tế là những năm trở lại đây, cả người trẻ cũng đang “bỏ phố về vườn”.
Đối với tôi, một ngôi nhà vườn tiêu chuẩn có thể đáp ứng được các tiêu chí:
- Cách nội đô khoảng 30-50km.
- Diện tích khu đất từ 150-300m2, vừa đủ diện tích để người thành phố về tập làm vườn.
- Một ngôi nhà nho nhỏ với phong cách tối giản, diện tích khoảng 30-40m2.
- Khu vườn trồng rau đơn giản, đủ để cung cấp các loại rau xanh, gia vị hay sử dụng.
- Và quan trọng là thật nhiều màu xanh và bóng mát của cây cối.
Có thể liệt kê ra hàng loạt lý do bỏ phố về vườn: mong muốn tự trồng rau sạch để ăn, chi phí sinh hoạt ở vùng quê thấp hơn thành phố, không khí cũng ít ô nhiễm hơn, bớt ồn ào xô bồ hơn... Nghe thì có vẻ cuộc sống ở quê dễ dàng hơn rất nhiều, thế nhưng để trở thành một người nông dân cũng đâu phải là chuyện đơn giản.
Vậy nên nhiều người cho rằng bỏ phố về vườn để “nuôi cá và trồng thêm rau” cũng chỉ là một trào lưu nhất thời của giới trẻ mà thôi. Còn từ góc nhìn của tôi, đây sẽ là một điều tất yếu xảy ra ở quy mô lớn trong tương lai bởi các lý do dưới đây.
👉👉 Mục tiêu giãn dân của chính phủ
Hà Nội đã và xây dựng các đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) để giãn dân đô thị. Dù chưa thấy được hiệu quả rõ rệt, nhưng rõ ràng đây sẽ là định hướng lâu dài.
Theo định hướng, chính phủ sẽ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông cho các khu vực ngoại đô, di chuyển các cơ quan hay trường học về những đô thị vệ tinh này. Điều đó không đồng nghĩa những khu ngoại đô sẽ trở nên sầm uất như các quận nội thành, mà đây là bước để đảm bảo điều kiện sống và làm việc, tạo sự bình đẳng cho người dân ở các khu vực.
👉👉 Mức thu nhập của người dân đang được cải thiện
Vào năm 2019 mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 2.800 USD/người. Theo một số dự báo, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người Việt Nam có thể đạt khoảng 4.688 USD.
Khi mức thu nhập của người dân được cải thiện, yêu cầu về sự trải nghiệm cuộc sống cũng sẽ thay đổi. Người trẻ có thể “về hưu” sớm hơn do khả năng tích lũy được cải thiện. Tuy nhiên khoảng cách về thu nhập thì vẫn luôn tồn tại, việc sở hữu một căn nhà vào độ tuổi 30 không phải điều khả thi với tất cả mọi người.
👉👉 Khả năng kiếm tiền từ xa
Sự phát triển của công nghệ thông tin khiến thế giới “phẳng” hơn. Sau khi trải qua đợt cách ly do đại dịch Covid-19 vừa rồi, chúng ta cũng có thể nhận thấy hình thức làm việc từ xa (remote work) vẫn có tác dụng đảm bảo năng suất làm việc. Giới trẻ ngày nay cũng có nhiều lựa chọn làm việc khi trở thành một người làm việc tự do (freelancer), họ có thể ngồi tại nhà để bán hàng online, dạy học, sản xuất nội dung, hay tuyển dụng tự do,...
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất