BIẾT LẮNG NGHE VÀ KHIÊM TỐN
Tôi có 1 người cậu. Cậu tôi có 1 profile học tập mà hầu như học sinh nào cũng ao ước- học sinh giỏi cấp quốc gia môn toán, vô số giải...
Tôi có 1 người cậu. Cậu tôi có 1 profile học tập mà hầu như học sinh nào cũng ao ước- học sinh giỏi cấp quốc gia môn toán, vô số giải cấp tỉnh môn hóa, lý từ cấp hai đến những năm cấp ba. Cậu tôi thi đỗ vào trường Kinh tế quốc dân với số điểm 27.8 vào những năm cuối thập niên 90 đầu 2000.
Sau khi ra trường vài năm sóng gió sau đó cậu tôi tìm được một công việc và làm bên bộ phận kinh doanh cho một công ty thép ( không tiện nói tên) khá nổi tiếng ở nước ta. Sau chỉ 2 năm cậu tôi ra mở một xưởng nhỏ, một công ty nhỏ kinh doanh thép và nghỉ công việc hiện tại. Bố mẹ tôi có lên thăm chỗ cậu mở xưởng và đưa ra một vài lời khuyên đại loại như: em nên đổ bê tông và làm nền bằng hơn, khoảng thời gian đầu lượng khách chưa nhiều đừng nên mua xe chở hàng cứ thuê ngoài cái đã… nhưng cậu tôi thì không nghe, cậu tôi cứ thế đi mua xe và luôn miệng nói “em đã tính theo cách của em rồi, chị ở nhà thì biết cái gì”, dường như cậu tôi không lắng nghe bất kỳ ai. Và sau 6 tháng thì xưởng của cậu tôi đã phải đóng cửa.
Câu chuyện trên đã tự rút ra cho tôi thấy, cậu tôi thực sự đã không biết cách lắng nghe và quá cứng nhắc. Biết đâu lắng nghe mẹ tôi nói thì bây giờ cậu đã tiến xa trong kinh doanh .
Tôi và một người bạn đang làm việc chung với nhau. Mỗi ngày chúng tôi trao đổi rất nhiều thứ trong công việc. Nói thật thì công việc của chúng tôi tiến triển không nhanh cũng không chậm, mọi thứ đều vừa phải. Trong quá trình làm việc chúng tôi có rất nhiều tranh luận, ý tưởng được đưa ra nhưng tôi và người bạn đó luôn lắng nghe và tham khảo ý kiến của nhau rồi sau đó cùng chọn ra một quyết định đúng đắn nhất. Tôi sẽ giỏi hơn ở lĩnh vực này nhưng bạn tôi thì lại mạnh ở lĩnh vực khác vì vậy sự lắng nghe là không bao giờ thừa cả. Đó cũng là một kỹ năng quan trọng để ta có thể làm việc nhóm, chạy những deadline.
Cuộc sống càng phát triển, cái tôi trong mỗi người càng lớn. Sự lắng nghe là thứ vô cùng thiếu trong mỗi người. Mỗi người mà bạn tiếp xúc đều biết ít nhất 1 thứ mà bạn không biết, đừng để họ ra đi mà không học được điều gì từ họ.
À mà quên mất...lắng nghe thôi chưa đủ mà hãy lắng nghe một cách có chọn lọc như sau đây:
1, Chỉ nên nghe những người có kinh nghiệm hoặc chí ít là có kiến thức, hiểu biết trong hoặc liên quan đến lĩnh vực, vấn đề mình muốn xin lời khuyên.
Vì những người không có kinh nghiệm thường không biết được 1 số khía cạnh nào đó.
2, Không phải cái gì cũng nên lắng nghe, đôi khi nên quyết đoán, dĩ nhiên cần phải lắng nghe khi mình thực sự mông lung, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm...nhưng trong trường hợp cần lắng nghe này thì nên lắng nghe theo điều 1 bên trên. Nên quyết đoán ko chịu nghe người khác thường là khi mình có kinh nghiệm và 1 số hiểu biết có căn cứ xác thực, công thêm mình hiểu rất rõ quyết định của mình và kết quả, mục đích mình muốn từ quyết định đó.
Đôi khi, vd người A khuyên B 1 lời khuyên vô cùng đúng đắn, song người B lại ko nghe và nguyên nhân B ko nghe chỉ vì kết quả B muốn khác với kết quả mà B sẽ đạt được sau khi nghe lời khuyên của A. Tức là nếu lm theo lời khuyên của A thì B sẽ đi tới được điểm x, nhưng ý muốn của B là đi tới điểm y chứ ko phải điểm x.
Cũng giống như ba mẹ khuyên m nên học ngành y vì muốn mày có 1 cuộc sống tốt đẹp lương khoảng 50tr/tháng đi, nhưng m lại muốn có cuộc sống kinh doanh thu nhập lên xuống bất bình và trung bình lương phải là 500tr/tháng thì rõ ràng lời khuyên của ba mẹ chưa chắc là lời khuyên m nên nghe.
3, Còn khi không có mục đích rõ ràng, không có hiểu biết, kinh nghiệm,...mà cố chấp không nghe những người đi trước chỉ bảo thì đó có thể là cố chấp, cứng đầu.
Hãy khiêm tốn vì đôi lúc bạn vẫn có thể sai. Nghe để biết, nghe để học hỏi, nghe để ghi nhớ, nghe để có kinh nghiệm, nghe để thành công. Lắng nghe cũng là một kỹ năng, mà đã là kỹ năng thì không bao giờ thừa
Kinh nghiệm cá nhân nha!!!!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất