Vào những năm 1980 tại Nhật Bản, một công ty với chiến lược “Không thương hiệu” (No-brand) ra đời như một lời thách thức đối với chủ nghĩa tiêu dùng và xu hướng chạy theo những món đồ xa xỉ trong xã hội thời bấy giờ.
Nhà đồng sáng lập của MUJI, ông Seiji Tsutsumi mơ ước tạo ra những sản phẩm không có thương hiệu với tính năng đơn giản và mức giá hợp lý. Ước mơ ấy đã trở thành hiện thực: khởi điểm chỉ với 40 sản phẩm, MUJI hiện có mặt tại hơn 31 quốc gia với gần 1000 cửa hàng, thu về 6 tỷ đô chỉ trong năm 2020.
MUJI
MUJI
1.MUJI lại vận hành theo triết lý “Less is More”
Triết lý ấy được thể hiện qua sự đơn giản trong tính năng sản phẩm: thay vì liên tục đổi mới sản phẩm theo xu hướng, MUJI tập trung vào chất lượng và độ bền.
2 . MUJI IS ENOUGH
MUJI muốn mang đến sự hài lòng vừa đủ cho khách hàng; thương hiệu không cần người tiêu dùng phải thèm khát hay quá yêu thích sản phẩm của họ, nhưng luôn đảm bảo rằng “MUJI is enough”, hay “This will do” .
3 . EMPTINESS
Một trong những quan niệm thú vị nhất của MUJI, đó là về hư không (emptiness). Hư không không đồng nghĩa với tối giản, mà thể hiện rằng sự đơn giản của sản phẩm cho phép người dùng thay đổi tính năng của chúng tùy ý, kết hợp với phong cách và cá tính của riêng mỗi người.

4 . Lower- priced for a reason
Hạn chế các chi tiết không cần thiết tập trung vào sản phẩm.
MUJI đơn giản hóa bao bì để hạn chế các chi phí không cần thiết và tập trung vào khả năng tái chế/khả năng tái sử dụng của sản phẩm, tiêu biểu như bình đựng sữa tắm, dầu gội có thể tái sử dụng (refillable dispensers). Vì thế, MUJI cũng là một trong những thương hiệu nổi bật trong nỗ lực tái chế và giảm thiểu tối đa rác thải từ quá trình sản xuất và đóng gói sản phẩm.