Chắc hẳn ai cũng thường biết đến hình ảnh các cô nữ sinh trong trang phục thuỷ thủ hoặc các chàng nam sinh mặc bộ đồ lính diễu binh màu đen rất đỗi quen thuộc, đúng không? Chúng ta thường biết đến và rất ấn tượng với những hình ảnh này qua các bộ phim, truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản. Thuở ban đầu, bộ đồng phục này được lấy cảm hứng từ thiết kế quân sự, nhưng từ những năm 1980 trở đi, đã xuất hiện nhiều phong cách đồng phục mới. Tính đến hiện nay, đồng phục này không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết và truyền thống mà còn đóng vai trò trong việc tôn vinh văn hóa và giáo dục truyền thống của Nhật Bản. Hãy cùng mình tìm hiểu tất tần tật về những điều thú vị của bộ đồng phục này nhé!
Love me, love me not (2020)
Love me, love me not (2020)

LỊCH SỬ CỦA BỘ ĐỒNG PHỤC HỌC SINH NHẬT BẢN.

Trước khi xuất hiện đồng phục, nam sinh và nữ sinh ở Nhật Bản thường mặc trang phục truyền thống như kimono cho nữ và hakama cho nam. Tuy nhiên, khi văn hóa phương Tây được nhập khẩu, nhận thức về sự không phù hợp và chi phí cao của những bộ trang phục truyền thống đã dần trở nên rõ ràng. Do đó, đồng phục học sinh theo phong cách phương Tây đã ra đời với mục đích kết nối học sinh và giảm bớt khoảng cách xã hội. Nó không chỉ là biểu tượng của sự thống nhất mà còn thể hiện sự ảnh hưởng của thời trang phương Tây và thể hiện cá nhân hóa trong thế giới học đường. Đồng phục học sinh Nhật Bản đã trải qua nhiều sự thay đổi trong suốt hơn 150 năm, phản ánh xu hướng thời trang và sự sáng tạo của các hãng thiết kế.

Trang phục sinh viên truyền thống trước khi đồng phục ra đời

cre: tombow
cre: tombow
(Hình 1) 書生 (sinh viên): là thuật ngữ chỉ đến một người học trò, hoặc một thanh niên (nam giới) có nguyện vọng học hỏi, thường sống cùng với gia đình của một tác giả, học giả, hoặc chính trị gia, và được chăm sóc về ăn uống và sinh hoạt hàng ngày trong khi nỗ lực học tập. Hình ảnh của họ thường là mặc áo sơ mi hoặc kimono, quần hakama, đi dép geta, và cầm sách.
(Hình 2) 明治期女学生 ( nữ sinh viên thời Minh Trị): vào năm thứ 5 của kỳ Meiji, Bộ Giáo dục đã đề xuất phương án cho học viện nữ về việc mặc trang phục áo vest và quần hakama tương tự như sinh viên nam, tuy nhiên, vào thời điểm đó, áo vest là trang phục dành riêng cho nam giới, do đó để tạo ra sự khác biệt giữa nam nữ, chỉ cho phép nữ mặc quần hakama.

Đồng phục sinh viên những năm Thế chiến thứ 2

cre: tyoutengan/ X app
cre: tyoutengan/ X app
Nguyên văn bài đăng:
"Đồng phục của sinh viên Đại học trong mùa hè và mùa đông (Đại học Quốc gia)
Đối với đồng phục mùa hè, tiêu chuẩn là áo màu đen (hoặc xanh đậm), nhưng trước thời kỳ Taisho, có trường hợp về việc mặc áo màu xám chuột.
Mặc dù người ta thường nghĩ rằng trang phục của sinh viên Đại học chỉ bao gồm áo và mũ theo quy định, nhưng thực tế không phải như vậy, có nhiều loại nón, áo khoác và giày khác nhau cũng được sử dụng."

CÁC LOẠI ĐỒNG PHỤC PHỔ BIẾN:

Theo truyền thống, các nam sinh mặc một bộ đồng phục theo phong cách quân sự được gọi là "Gakuran", trong khi các nữ sinh mặc trang phục thủy thủ (Sailor fuku). Những bộ đồng phục này có nguồn gốc từ thời kỳ Meiji (1868-1912) và bị ảnh hưởng bởi các bộ đồng phục hải quân kiểu Âu. Bộ Gakuran có cổ đứng và thường gắn với các thế hệ trước đây. Tuy nhiên, nam giới trẻ thường chọn bộ đồng phục theo phong cách blazer hiện đại hơn.
Các nữ sinh có sự lựa chọn giữa đồng phục thủy thủ và blazer. Cũng giống như nam sinh, đồng phục thủy thủ vẫn được ưa chuộng trong các thế hệ lớn tuổi hơn, trong khi blazer phổ biến hơn đối với các học sinh trẻ hơn.

ĐỒNG PHỤC NAM SINH TRUYỀN THỐNG

Gakuran (学ラン), còn được gọi là tsume-eri (詰襟), là đồng phục của nhiều học sinh nam ở Nhật Bản, bao gồm học sinh trung học và cao trung. Màu sắc thường là màu đen, nhưng một số trường có thể sử dụng màu xanh navy.
cre: Tombow
cre: Tombow
Áo đồng phục có cổ đứng và được nút từ trên xuống dưới. Các nút thường được trang trí với biểu tượng của trường để thể hiện sự tôn trọng đối với trường học. Quần thường là dáng thẳng và được mặc với một chiếc thắt lưng màu đen hoặc màu tối. Nam sinh thường đi giày loafer hoặc giày thể thao với đồng phục này. Một số trường có thể yêu cầu học sinh đeo cài cổ áo biểu trưng cho trường và/hoặc cấp bậc lớp học.
Theo truyền thống, gakuran cũng được mặc cùng với một chiếc nón học sinh phù hợp (thường là màu đen), mặc dù thói quen này ít phổ biến hơn trong thời đại hiện đại.
Gakuran xuất phát từ Waffenrock của Prussian hoặc của giáo sĩ Kitô giáo. Thuật ngữ này là sự kết hợp giữa "gaku" (学) có nghĩa là "học" hoặc "học sinh", và "ran" (らん/蘭) có nghĩa là Hà Lan hoặc, lịch sử ở Nhật Bản, phương Tây nói chung; do đó, gakuran có nghĩa là "trang phục phong cách phương Tây cho học sinh (đồng phục)". Mô hình gakuran hiện đại ngày nay được thiết lập lần đầu tiên vào năm 1873 cho sinh viên của tất cả các trường học. Trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản, loại trang phục này cũng đã được mang đến trường học ở Hàn Quốc, Đài Loan trước năm 1950 và Trung Quốc trước năm 1949. Ngày nay, gakuran vẫn được mặc tại một số trường trung học ở Hàn Quốc.
Trong khi gakuran ngày nay thường là đồng phục của nam sinh ở hầu hết trường trung học và trường cao trung (cấp 3) truyền thống, thì blazer bắt đầu được áp dụng nhiều hơn ở đa số các trường trung học phổ thông ở Nhật Bản (cả trường công và tư).

ĐỒNG PHỤC NỮ SINH TRUYỀN THỐNG

Sailor fuku (セーラー服, sērā fuku) (dịch là "bộ đồng phục thủy thủ") là một kiểu đồng phục phổ biến được mặc bởi học sinh nữ ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông truyền thống, và đôi khi là học sinh tiểu học. Lần đầu xuất hiệnnhư một bộ đồng phục học sinh vào năm 1920 tại Heian Jogakuin (平安女学院) và năm 1921 bởi hiệu trưởng của Đại học Fukuoka Jo Gakuin (福岡女学院), Elizabeth Lee. Sailor fuku được mô phỏng theo bộ đồng phục được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng vào thời điểm đó, mà tại nơi này bà là một học sinh trao đổi tại Vương quốc Anh.
cre: Tombow
cre: Tombow
Giống như bộ đồng phục nam gakuran, bộ đồng phục thủy thủ có sự tương đồng với các bộ đồng phục hải quân mang phong cách quân sự. Bộ đồng phục này thường bao gồm một áo có cổ phong cách thủy thủ và một váy xếp ly. Có các biến thể theo mùa cho mùa hè và mùa đông tuỳ thuộc vào mỗi trường; chiều dài tay áo và chất liệu vải được điều chỉnh tương ứng. Điểm nhấn trên cổ áo là một chiếc ruy băng lớn được buộc ở phía trước áo đồng phục. Một số biến thể của ruy băng bao gồm cà vạt, khăn quàng cổ, và cánh nơ. Màu sắc phổ biến bao gồm màu xanh navy, trắng, xám, xanh nhạt và đen.
http://livedoor.blogimg.jp/helloprohealing/imgs/6/b/6b4d8a89.jpg
http://livedoor.blogimg.jp/helloprohealing/imgs/6/b/6b4d8a89.jpg
Giày dép, tất và các phụ kiện khác đôi khi cũng được bao gồm là một phần của đồng phục. Những đôi tất này thường là màu xanh navy hoặc trắng. Giày dép thường là giày loafer màu nâu hoặc đen. Mặc dù không phải là một phần của đồng phục quy định, các loại trang phục chân khác (như tất lỏng, tất đến đầu gối hoặc tương tự) cũng thường được các cô gái thời trang kết hợp với bộ đồng phục thủy thủ của mình.
Ngày nay, bộ đồng phục thủy thủ thường được liên kết chỉ với hầu hết các trường trung học cơ sở và các trường trung học phổ thông truyền thống, vì phần lớn các trường phổ thông đã chuyển sang các bộ đồng phục phong cách Tây hơn như váy tartan hoặc blazer, tương tự như đồng phục của các trường Công giáo.
Đồng phục mùa hè và mùa đông
Đồng phục mùa hè và mùa đông

ĐỒNG PHỤC NAM NỮ SINH HIỆN ĐẠI

Ở Nhật Bản thời nay, đồng phục học đường vẫn thực thi nghiêm ngặt các quy định đối với hầu hết học sinh cả trong các trường tư và công.
Đồng phục mùa đông và hè
Đồng phục mùa đông và hè
Một số quy định phổ biến về đồng phục học đường ở Nhật là:
Tóc và make up: Tóc sẽ được giữ gọn gàng và sạch sẽ. Không được phép nhuộm tóc màu không tự nhiên. Không được phép trang điểm đậm, trang điểm nhẹ được phép miễn là tự nhiên.
Hạn chế áo khoác và đồ bên ngoài: Không được phép mặc áo khoác bên ngoài áo đồng phục (ưu tiên bên ngoài là áo khoác đồng phục, có thể phối layer những áo còn lại bên trong)
Bề ngoài truyền thống: Đồng phục học sinh Nhật Bản thường là áo blazer kèm quần hoặc váy phù hợp. Thường là màu xanh hoặc đen. Váy thường là dài đến gối và có kiểu xếp ly.
Phụ kiện: Ở một số trường, việc mang các phụ kiện như cà vạt, nơ hoặc giày đen là bắt buộc.
cre:  映画 君の膵臓をたべたい (Kimi no Suizō o Tabetai movie)
cre: 映画 君の膵臓をたべたい (Kimi no Suizō o Tabetai movie)

QUY ĐỊNH VỀ ĐỒNG PHỤC NỮ SINH

Các trường học Nhật Bản thông thường yêu cầu các nữ sinh mặc đồng phục theo phong cách thuỷ thủ. Bao gồm một chiếc áo blouse với cổ áo thuỷ thủ, một chiếc váy xếp ly, tất cao gối và giày đe
cre: 朋優学院高等学校 (ho-yu.ed.jp)
cre: 朋優学院高等学校 (ho-yu.ed.jp)
Độ dài váy được quy định bởi Bộ Giáo dục, họ cung cấp các khuyến nghị cho các trường học; tuy nhiên, không bắt buộc phải tuân theo những khuyến nghị này.
Nhìn chung, các trường trung học ở Nhật Bản thường có quy định về trang phục nghiêm ngặt hơn so với các nước khác. Học sinh được mong đợi mặc một cách giản dị và gọn gàng.
Đồng phục trung học và cao học
Đồng phục trung học và cao học
Các trường có thể có các biến thể khác nhau một chút, nhưng màu xanh navy và trắng vẫn là phổ biến nhất. Đa phần các trường có đồng phục mùa hè và mùa đông, được thiết kế để mặc trong các mùa khác nhau.
Nhiều trường yêu cầu các nữ sinh buộc tóc theo một cách cụ thể, thường là đuôi ngựa hoặc búi tóc.
Các phụ kiện tóc như nơ hoặc băng dô vẫn được phép, nhưng chúng phải đơn giản và có một màu sắc cụ thể. Thường thì trường sẽ yêu cầu học sinh sử dụng các phụ kiện được phê duyệt bởi trường của mình.
川口春奈・志田未来 <a href="https://seifuku.tumblr.com/tagged/%E5%BF%97%E7%94%B0%E6%9C%AA%E6%9D%A5">制服 (tumblr.com)</a>
川口春奈・志田未来 制服 (tumblr.com)
Trang điểm và trang sức thông thườngcó những quy định riêng, nữ sinh có thể đeo những khuyên tai nhỏ và một chiếc đồng hồ đeo tay, nhưng bất cứ thứ gì quá lòe loẹt đều bị cấm. Sơn móng tay cũng không được phép.
Một số trường có thể có các quy định về trang phục thoải mái hơn hoặc cho phép các thay đổi nhỏ trong đồng phục, nhưng nói chung, quy định về trang phục ở Nhật Bản nghiêm túc và được thực thi nghiêm ngặt bởi nhân viên trường.

QUY ĐỊNH VỀ ĐỒNG PHỤC NAM SINH

Nam sinh được quy định mặc quần áo gọn gàng, có thể mặc áo sơ mi tay ngắn vào mùa hè, phụ thuộc vào thời điểm trong năm.
Màu sắc và thiết kế của chúng có thể thay đổi giữa các trường, nhưng thường sẽ là màu đen, xanh dương hoặc xám đậm.
Kiểu tóc của nam sinh phải ngắn và gọn gàng. Kiểu tóc phá cách, nhuộm tóc hoặc để râu quá dày là không được phép. Tóc phải được chải gọn gàng mọi lúc.
cre: modelpress
cre: modelpress
Giống như các nữ sinh, không được đeo trang sức, ngoại trừ một chiếc đồng hồ đơn giản hoặc một chiếc nhẫn đơn giản. Bất kỳ trang sức lòe loẹt nào được coi là không thích hợp và sẽ phải được tháo ra.
SixTONES
SixTONES
Trong môn Giáo dục Thể chất, học sinh thường được yêu cầu mặc đồng phục cụ thể cho những lớp học này. Thường sẽ là quần ngắn và áo thun hoặc áo thể thao (theo quy định của trường). Việc mặc quần áo thể thao có nhãn hiệu không được phép.

NHỮNG PHỤ KIỆN LÀM CHO BỘ ĐỒNG PHỤC TRỞ NÊN ĐẶC TRƯNG HƠN

Giày da (loafer)
Giày da màu đen, lịch lãm và không có logo hoặc nhãn hiệu là lựa chọn phổ biến nhất cho các trường học tại Nhật Bản.
Giày loafer
Giày loafer
Một số trường có thể cho phép một số biến thể nhẹ như giày lười hoặc kiểu giày loafer. Tuy nhiên, những loại này phải giữ nguyên vẻ ngoài lịch sự.
cre: yahoo.jp
cre: yahoo.jp
Giày thể thao được phép cho các lớp thể dục hoặc sự kiện thể thao, nhưng thường là các loại giày thể thao kiểu sneaker được phê duyệt bởi trường.
Cardigan len và vest (ghile)
Vì theo sự thay đổi của thời đại , tính thời trang được đặt nặng hơn tính năng của trang phục .
Vào mùa đông, nam nữ sinh Nhật thường phối thêm những chiếc áo len hoặc áo vest bên ngoài nếu trời quá lạnh. Điều này không chỉ giữ ấm cơ thể mà còn giúp cho các bạn học sinh thể hiện cá tính, màu sắc của chính mình thông qua việc có thể layer các lớp áo với nhau hơn để giúp cho bộ trang phục của mình trở nên riêng biệt nhưng không quá "cá biệt"
cre: modelpress
cre: modelpress
Thông thường những chiếc áo này sẽ có màu trắng , đen , xám hoặc be tuỳ vào đồng phục của mỗi trường.
Nơ và cà vạt
Nơ và cà vạt là hai món phụ kiện không thể thiếu cho các nữ sinh Nhật để thể hiện phong cách thời trang của mình.
Cre: kuri-ori/ yahoo jp
Cre: kuri-ori/ yahoo jp
Chúng có đa dạng kiểu dáng và họa tiết. Thường thì không có quy định nghiêm ngặt về nơ, việc lựa chọn thường tuân theo sở thích cá nhân và tạo ra những kết hợp thú vị với đồng phục.
Cre: yahoo jp
Cre: yahoo jp
Túi xách
Chắc chắn bạn đã biết về loại cặp này từ một bộ anime hoặc manga hoặc có thể từ chuyến đi chơi tại Nhật Bản. Bạn có thể nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi vì gần như mọi học sinh trung học ở Nhật Bản sử dụng loại túi này.
Loại túi này được sử dụng cho cả nam lẫn nữ.
Cre: jrestmall
Cre: jrestmall
Một số trường học bắt buộc học sinh phải sử dụng túi của trường. Thông thường các túi đeo này được làm bằng da hoặc nylon và có những màu trầm đậm như đen, xanh đen, xám đen.
Cre: yahoo.co.jp store
Cre: yahoo.co.jp store
Đa phần nữ sinh có thể trang trí túi xách của mình bằng các phụ kiện như móc khoác hoặc pin cài cặp để làm tăng tính dễ thương và tính cách của mình hơn.
Uwabaki (上履き)
là một loại dép lê Nhật Bản được mang trong nhà ở trường học hoặc một số công ty và tòa nhà công cộng.
Cre: ebay
Cre: ebay
Văn hóa Nhật Bản quy định rằng mọi người nên tháo giày khi vào nhà và các tòa nhà khác, đặc biệt là nơi có thảm, sàn gỗ hoàn thiện hoặc tatami. Uwabaki là những đôi giày nhẹ, linh hoạt dễ mặc và tháo ra, được chỉ định để sử dụng trong nhà. Vì chúng thường không được mang ra ngoài, đế dép được giữ sạch sẽ, và do đó việc làm sạch và bảo dưỡng sàn nhà được giảm thiểu. Cấp bậc học sinh thường được chỉ định bằng một sọc màu qua đầu ngón chân; màu thân của đôi dép luôn là màu trắng.
Những đôi uwabaki có những màu sắc ấn tượng 
cre: <a href="https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Uwabaki_03.jpg">File:Uwabaki 03.jpg - Wikimedia Commons</a>
Những đôi uwabaki có những màu sắc ấn tượng cre: File:Uwabaki 03.jpg - Wikimedia Commons
Hầu hết các trường học ở Nhật Bản đều yêu cầu học sinh tháo giày cá nhân và mang giày trong trường khác nhau. Nếu các bạn để ý trong phim hoặc truyện sẽ có chi tiết khi nam nữ sinh bước ở lối vào của trường sẽ có những ngăn tủ giày (gentabako), tại đây sẽ là nơi thay giày của mình thành những đôi uwabaki. Và đây cũng là nơi mà các bạn học sinh Nhật Bản thường gửi thư "tỏ tình" (love letter) với người mà họ thầm thương trộm nhớ.
Loose socks (ルーズソックス, rūzu sokkusu)
Là một loại tất phổ biến trong số các cô gái học sinh trung học ở Nhật Bản kể từ giữa những năm 1990, được gọi là kogal hoặc kogyaru, và vẫn đang thịnh hành. Màu phổ biến nhất là trắng mặc dù cũng có màu đen và xanh navy. Những chiếc tất được may rất rộng, chúng được mặc dưới đầu gối, tạo hiệu ứng nhún trông rất dễ thương.
"Vớ rộng" vốn phổ biến cách đây hơn 20 năm, "trend" đang được trở lại(写真は1996年/時事通信フォト)
"Vớ rộng" vốn phổ biến cách đây hơn 20 năm, "trend" đang được trở lại(写真は1996年/時事通信フォト)

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ ĐỒNG PHỤC HỌC SINH NHẬT BẢN

Thật là một hình ảnh quen thuộc khi chúng ta thường xem những bộ truyện tranh của Nhật Bản, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cô cậu nhân vật manga, anime mặc những bộ đồng phục khác nhau. Ngoài ra ngay cả trên phim ảnh khi xem những bộ phim "shoujou" cũng sẽ thấy mở đầu phim là những hình ảnh quen thuộc của nam nữ sinh mặc đồng phục bước vào mùa tựu trường vào tháng 4, khi ấy sẽ là hình ảnh mùa hoa anh đào nở thật lãng mạng phải không? Không chỉ dừng lại việc lãng mạng, đẹp đẽ ở trên phim, mà ngay cả ngoài đời, người Nhật rất quý trọng bộ đồng phục của mình. Nếu có cơ hội đến với các công viên giải trí ở Nhật như Disneyland, Disneysea và Universal Japan, ta có thể dễ dàng bắt gặp các nhóm bạn mặc dồng phục đa dạng mẫu mã từ các trường khác nhau. Từ Gakuran-Sailor cổ điển cho đến những bộ blazer, áo khoác len hiện đại.
IG: wegoschool_official
IG: wegoschool_official
Bất kể loại hình trường học nào bao gồm cả trường tư và trường công, tất cả các trường đều có một phiên bản mùa hè của đồng phục (thường chỉ gồm áo sơ mi trắng ngắn tay và quần âu kẻ sọc cho nam sinh và một bộ đồng phục gồm áo sơ mi ngắn tay và váy kẻ sọc cùng cà vạt hoặc nơ cho nữ sinh) và một bộ đồng phục thể thao (một bộ đồng phục thể thao polyester dùng quanh năm và áo thun và quần short cho các hoạt động mùa hè). Tùy thuộc vào mức độ kỷ luật của từng trường học cụ thể, học sinh có thể thường xuyên mặc các bộ đồng phục mùa và thể thao khác nhau trong cùng một lớp học trong suốt ngày. Các học sinh có thể "phá vỡ" sự truyền thống của đồng phục bằng cách mặc đồng phục không đúng cách hoặc thêm các yếu tố bị cấm như tất lỏng lớn hoặc pin cài áo (huy hiệu). Các nữ sinh có thể cắt ngắn váy của mình, hoặc cuốn lên phía trên để giảm chiều dài; nam sinh có thể mặc quần âu ở mức eo, bỏ qua cà vạt hoặc giữ áo sơ mi mở cổ.
IG: @fumi_nikaido
IG: @fumi_nikaido
Vì một số trường không có phòng thay đồ, học sinh có thể thay đổi đồng phục cho các hoạt động thể thao trong lớp học của họ. Kết quả là, những học sinh này có thể mặc đồng phục thể thao trong lớp học của mình. Một số trường cũng quy định kiểu tóc, giày dép và cặp sách của học sinh; nhưng các quy định cụ thể này thường chỉ tuân thủ trong những dịp đặc biệt, như lễ khai giảng và kết thúc học kỳ và ngày chụp hình trường.
Chiếc nút thứ hai...
Một trong những điều thú vị nhất liên quan đến đồng phục học sinh Nhật Bản chính là văn hoá tặng chiếc nút áo thứ 2 cho người mà bạn "thầm thương trộm nhớ"
Sau lễ tốt nghiệp trung học, nếu bạn là một chàng trai nổi tiếng, rất nhiều cô gái sẽ hỏi về 第二ボタン (daini botan) của áo khoác đồng phục trường học của bạn (学生服 = gakuseifuku / 制服 = seifuku). Nút thứ hai được coi là rất đặc biệt vì nó gần nhất với trái tim của một người. Nếu có nhiều hơn một cô gái hỏi về nút thứ hai, bạn sẽ tặng nó cho người mà bạn thực sự thích và tặng những nút còn lại cho những người khác.
Nón vàng, áo xanh, học sinh mẫu giáo
Đối với trang phục cho học sinh tiểu học ở Nhật có sự khác biệt so với trung học. Trừ khi ở các trường "danh giá" với bộ đồng phục phức tạp và đắt đỏ, học sinh tiểu học thường được phép ăn mặc tự do. Phổ biến nhất là những bộ đồng phục màu xanh da trời (hoặc xanh đậm) đi kèm với nó là chiếc nón và túi màu vàng đặc trưng thường thấy trong các bộ truyện như trong bộ Crayon Shin-chan, hay Conan trông rất đáng yêu. Mục đích của việc chọn màu sáng cho nón của các em nhỏ là để các phương tiện giao thông dễ dàng nhận biết học sinh, đặc biệt là khi trẻ em Nhật thường tự đi đến trường một mình. Hình ảnh những em nhỏ đáng yêu, với chiếc nón vàng nổi bật, đi tung tăng đến trường thực sự là một cảnh tượng đáng nhớ.

Lời kết

Trong tất cả những điều đặc biệt về đồng phục học sinh Nhật Bản, có một điều không thể phủ nhận: đồng phục là biểu tượng của sự đoàn kết, tính đồng thuận và tinh thần tự hào dành cho trường học và cộng đồng. Từ cách lựa chọn và phối hợp các phụ kiện cho đến việc thể hiện tình cảm thông qua việc nhận và trao đổi các chiếc nút áo quý giá, mỗi phần của đồng phục mang đậm dấu ấn cá nhân và tạo nên một bức tranh độc đáo về văn hóa học đường Nhật Bản. Sự quy định chặt chẽ kết hợp với sự sáng tạo và cá tính riêng biệt đã tạo nên một phong cách đồng phục độc đáo rất riêng biệt. Điều này không chỉ thể hiện sự tự hào về truyền thống mà còn phản ánh sự sáng tạo và cái nhìn về tương lai của giới trẻ. Đồng phục học sinh Nhật Bản không chỉ là một trang phục, mà còn là biểu tượng của một cộng đồng đoàn kết và sự tự hào về văn hóa và truyền thống của quốc gia này.