Ảo tưởng cá nhân và cái tôi của GenZ
GenZ là thế hệ được sinh ra cuối những năm 90 đầu những năm 2000 đổ lên, bộ phận được thừa hưởng rất nhiều thứ vượt bậc so với thế...
1, Tại sao lại là GenZ
GenZ là thế hệ được sinh ra cuối những năm 90 đầu những năm 2000 đổ lên, bộ phận được thừa hưởng rất nhiều thứ vượt bậc so với thế hệ trước, trong đó có Internet, tất nhiên việc tiếp xúc với Internet mang lại nhiều lợi ích, ví dụ cụ thể nhất là mang lại kiến thức và kết nối mọi người lại với nhau, nhưng mạng xã hội đôi khi lại mang lại những hậu quả đáng có, mạng xã hội mang trong mình một xu hướng – chính là nhanh và nhanh hơn nữa, bạn có thể nổi tiếng chỉ sau một đêm với một đoạn video tiktok, 1 bài viết bóc phốt ngớ ngẩn hay đơn giản chỉ là vài tấm ảnh khoe body quá lộ liễu, nhưng cái gì càng nhanh lại càng khiến người ta sinh ảo tưởng mình giỏi và quá tự tin vào bản thân
2, Văn hóa ảo tưởng
Tại sao mình lại gọi đó là văn hóa? Tại theo mình thấy, dù là ít hay nhiều, trong chúng ta cũng có phần nào đó luôn muôn bản thân được thể hiện ra với mọi người, muốn khoe nay ta có chiếc áo mới, nay ta được đi du lịch ở đây, mai ta được hẹn hò với người yêu ở kia. Và mạng xã hội làm nó rất tốt. Nhưng tất nhiên thứ gì cũng có 2 mặt, khi quá chìm đắm vào những ảo tưởng tạo ra bởi mạng xã hội, con người thực sự của chúng ta sẽ mất dần bản chất, nếu trên mạng bạn tỏ ra mình giàu có sang chảnh thì bên ngoài cũng chả thể ăn mặc phèn một cách quá đáng được – hoặc trừ khi bạn chỉ muốn nổi tiếng trên mạng còn ngoài đời ai nói gì thì bạn chả quan tâm bao giờ. Dần dần những công nhận trên mạng khiến ta quá tự tin vào bản thân, những video tiktok ta xem nói về cổ phiếu, trái phiến khiến ta như biết tất cả về chứng khoán. Sự sai lầm này dẫn đến một sự ảo tưởng, một cái tôi chết người. Chắc các bạn cũng có nghe qua về hiệu ứng Dunning-Kruger, trong đó miêu tả giữa độ ảo tưởng và trình độ hiểu biết, khi ta bắt đầu tìm hiểu một vấn đề, ta còn chưa tự tin về kiến thức của mình, nhưng khi bắt đầu tìm hiều một thời gian, ta tưởng chừng ta đã biết tất cả về nó, đi khắp nơi và nói về nó, nhưng thực sự kiến thức ta còn quá hạn chế, chỉ là cái sự ảo tưởng của ta nó quá cao thôi. Điều này mình cũng đã từng gặp phải khi tham gia vào quá trình đầu tư, ban đầu khi bắt đầu có lãi tưởng chừng như mình có thể đánh bại cả thị trường nhưng rồi sau đó mình cháy tài khoản, nhận ra mình đã thiếu trầm trọng kiến thức và lại điên cuồng lao vào học tập.
Văn hóa này lan truyền qua chính mạng xã hội ta đang sử dụng, nó bắt nguồn từ những like, comment, yêu thích mà ta nhận được trên mạng rồi dần dần chúng ta ảo tưởng về chính quyền lực của bản thân mình, ta tự cho rằng mình hơn người khác, khi ta chụp ảnh nhiều like hơn họ, nghiễm nhiên ta cho rằng mình chụp giỏi hơn họ, điểm IL cao, ta nghiễm nhiên cho rằng mình nói chuyện viết văn còn hơn người bản xứ, đăng bài nhiều like ta nghiễm nhiên cho rằng mình giỏi như một nhà văn. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều vậy, nhưng không thể phủ nhận ngoài kia tồn tại rất nhiều người đã và đang như vậy, nếu các bạn xem Tiktok nhiều chắc cũng đã gặp không ít những Tiktoker ngáo quyền lực như vậy rồi. Sự ảo tưởng đẩy một thứ còn kinh khủng hơn trong chúng ta nên một tầm cao vĩ đại – cái tôi.
3, Cái tôi giết chết cái ta
Sau khi một sự ảo tưởng bắt đầu nhen nhóm trong ta, cái tôi bắt đầu hình thành, sự đề cao bản thân quá mức, hơn cả những gì ta đang thực sự có, chúng ta chỉ biết dìm bạn bè, những người xung quanh xuống bằng một cái nhìn kém cỏi. Thấy bạn A tìm được một công việc phù hợp – “Do nó may mắn ấy mà”, thấy anh B mở cửa hàng kinh doanh – “Chả qua nhà anh ấy giàu thôi”, đứa C đầu tư và bắt đầu kiếm được tiền – “Để xem bao mày lãi được bao lâu”, ta không công nhận những người xung quanh, ngay cả khi biết họ giỏi hơn mình, cái tôi to lớn trong ta vẫn muốn che đậy sự yếu kém của bản thân và nghĩ ra một lý do nào đó để biện minh, từ hoàn cảnh gia đình, ngoại hình, sự may mắn,.. Nhưng nếu cứ mãi ngồi đó và chìm trong những mộng tưởng về bản thân, liệu có thể tiến bước về phía trước? Chưa bao giờ mình dám nhận mình giỏi trong một lĩnh vực nào cả, bởi theo mình kiến thức là cả đời tích lũy, và ngay cả khi có thành công cũng chỉ là một bước nhỏ trong chặng đường còn dài phía trước. Không ngừng học hỏi và đánh giá đúng về bản thân mới là cách giúp bạn cố gắng. Mình công nhận, mạng xã hội rất tốt khi giúp ta kết nối với mọi người và cập nhật mọi thứ nhanh hơn, nhưng hãy nhớ :Hãy DÙNG Tiktok, Facebook, Insta chứ đừng CHƠI Tiktok, Facebook, Insta, khác biệt chính là ở cách chúng ta sử dụng, đừng để chính mạng xã hội khiến ta thay đổi, đừng để đẩy sự ảo tưởng nên quá cao, đừng để cái tôi đánh chết cái ta.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài, mình là Típ, hẹn gặp lại các bạn trong bài viết sau.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất