Tuần này thứ khiến mình suy nghĩ nhiều nhất là buổi meeting của Men Support Group.
Oh man, nó trầm cảm thì thôi. 10 ông đàn ông chui vào 1 cái phòng bé tí, chia sẻ cho nhau về những vấn đề phức tạp đang gặp phải trong cuộc sống.
Mình sốc thực sự. Nào là đối mặt với xét nghiệm ung thư; nào là bị partner bỏ giữa lúc chuyển mùa, và gặp phải những cái anxiety attack đến không thở được phải nghỉ việc; thậm chí có bác hơi kiểu hội chứng down lại còn đang gặp vấn đề khúc mắc với hàng xóm, nên mọi thứ rối tung lên. Cuộc gặp 2 tiếng thì 1 tiếng đầu mọi người update, và nghe xong hết muốn nói gì luôn.
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Nó khiến mình hiểu việc lên chương trình của host quan trọng đến thế nào. Nếu được chọn mình sẽ bắt đầu khác hoàn toàn, bằng việc hỏi mọi người cập nhật nhanh về 1 vài thứ mọi người học được, hay những niềm vui nho nhỏ trong thời gian rồi. Sau đó mới đi đến những vấn đề và cách để cải thiện khắc phục chúng.
Nhưng có 1 điểm rất thú vị, là dù nội dung ‘nặng’ như thế, nhưng mình quan sát thì anh em yêu nhóm lắm. Toàn mem trung thành mấy năm rồi, và đều nói nhóm giúp rất rất nhiều.
Thế mới thấy góc nhìn của mình khác mọi người quá. Và có lẽ nhu cầu được chia sẻ, được nói ra những vấn đề ấy, thậm chí nó còn lớn hơn cả việc phải nghe toàn những điều tiêu cực u ám khác.
Nhưng đặc biệt nhất là có 1 chú người Pháp, nói chuyện thì rõng rạc, mặt thì hiền khô (nhìn giống kiểu mấy ông hay bị bắt nạt sai khiến đủ mọi thứ trong môi trường văn phòng công ty ấy). Thế mà đằng sau ngoại hình thân thiện ấy là một người đã phải dùng thuốc chống trầm cảm trường kỳ, gặp đủ mọi vấn đề ly dị mất việc, và đang ở một mình cố gắng sống qua ngày. Lúc chú nói có những hôm mà kiểu thức dậy là bị anxiety attack (từ này được dùng rất nhiều trong buổi gặp), chưa kịp làm gì đã rơi vào trạng thái không kiểm soát được. Rồi thì dù nhận ra một thứ rất xấu ở bản thân, là càng những lúc như thế thì lại càng thu mình vào, và đẩy những người quan tâm đến mình ra xa, nhưng không biết phải làm gì để khắc phục nó (bác sĩ tâm lý cũng không giúp được). Rồi thì bản thân chú luôn ở giữa 2 xung đột: một là cố gắng kiểm soát mọi thứ, và một là cảm giác ơ hờ chán chường mọi thứ, mà chú bảo là cơ chế tự vệ chú đã phải tự xây cho mình từ nhỏ để đối phó với cặp cha mẹ cực kỳ khắt khe và ép buộc mọi thứ.
Nghe chú kể xong mà mình lặng người.
Một con người bề ngoài hiền lành, bình thường đến vậy, mà bên trong lại phải đối mặt với những vấn đề tâm lý như thế…
Về đọc, tuần này mình đang bắt đầu cày lại “Anh em nhà Karamazov” của cụ Dos. Lại một lần nữa trải nghiệm cảm giác đọc bản tiếng Anh thấm hơn rất nhiều. Dù vẫn biết phần lớn lý do là vì đọc lại lần thứ 2, nhưng có lẽ vẫn phải công nhận một điều là có một vấn đề nghiêm trọng (ít nhất với mình) về ngôn ngữ + lối dịch của thời trước, khiến cho các tác phẩm kinh điển Nga cảm giác cực kỳ khó đọc.
Anw, có một ý khá hay mà mình đang nghĩ thêm về tôn giáo và nhà nước pháp luật. Trong sách có đoạn bàn về việc chính vì sự phân minh rõ ràng của pháp luật, khiến những kẻ tội phạm bị xử phạt rạch ròi, rồi bị lên án và tách biệt với cộng đồng, mà tôn giáo lại là cần thiết, vì nó là thứ duy nhất cứu rỗi linh hồn họ. Dù họ có phạm lỗi lầm gì, lớn đến thế nào đi chăng nữa, thì ít nhất vẫn có một đấng linh thiêng hơn tha thứ cho họ.
Nhưng mọi thứ sẽ rối tung lên ngay nếu những người đứng đầu hai thể chế này cứ muốn vượt trên quyền năng của mình. Đặc biệt là khi mà thể chế còn lại có thể đang suy yếu, hay cho thấy những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, như trong độc tài hay những chế độ tương tự của nhà nước chẳng hạn.
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Về nghe, tuần này tình cờ mình tìm đến số podcast của Lex Friedman với Donald Hoffman. Khá là ấn tượng với câu phán: “Space-time is doom” của ổng, và kết luận mà nó dẫn tới, đó là toàn bộ khoa học mà chúng ta đã có đến thời điểm này có thể là đều đã đi sai hướng.
Và một khởi đầu mới, một cái cấu trúc dữ liệu (data structure) mới, rộng hơn, bao hàm cả space-time trong nó, là thứ nhiều nhà khoa học vật lý, toán học, thần kinh học hàng đầu đang hướng tới.
Nghe xong, chẳng hiểu sao tự dưng lại nghĩ về câu nói của Socrates: “I know that I know nothing”
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
P.s. Và một bài nhạc chill, chúc cả nhà tối chủ nhật thảnh thơi thư thái nhé!
A Dreamer