Mình viết bài dựa trên quan điểm cá nhân, một vài cái thấy được và nhìn được ở một số nước phát triển, một vài quan niệm chỉ được đọc trong sách nên cái nhìn nếu còn hạn hẹp thì mong mọi người bỏ qua
1. Hãy để tiệm sách nhiều như tiệm cafe
Sách chắc chắn là một thói quen tốt đẹp mà chúng ta cần phải phát triển. Tri thức ngàn năm của nhân loại, suối nguồn của tâm hồn, cánh cửa của thế giới ,.. rất nhiều mỹ từ đã được dành cho phát minh của các phát minh này nên mình không viết nhiều nữa. Chỉ là, người Việt hiện nay chưa thịnh hành văn hóa đọc sách lắm.
Giữa cái rừng smartphone, mạng xã hội, youtube, game,.. và ti tỉ thứ thông tin khác như này, việc tập trung đọc sách quả là một thách thức không nhỏ (to ình là đằng khác ), bố mình ngày xưa cũng thích đọc sách nhưng từ ngày có ipad thì cũng đỡ dần rồi, thử hỏi người lớn còn vậy huống chi giới trẻ như mình..?Viết sổ tay, một thói quen hiếm người có
Họa hoằng lắm thì mới có bạn ra nhà sách lựa truyện ngôn tình, self-help, văn học để đọc, buồn lắm (mà nhân tiện, vụ đi mấy chợ sách hay nhà sách lựa lựa đồ mình cũng không thích, kiểu như đi siêu thị ấy, thứ cần thì không mua mà mua một lề thứ không cần, mà thôi hãy bàn sau )
Cầu ít thì cung cũng không nhiều, mình nhiều lúc ở Sài Gòn mà kiếm sách hiếm hiếm đọc mà cũng không ra, thư viện thì đếm trên đầu ngón tay, nhà sách cách nhau bằng đơn vị 5km, thì thử hỏi các tỉnh trên cả nước sách thiếu thốn như nào ? Đó là chưa kể vì doanh thu nên 1 nhà sách bình thường thì 40% là văn phòng phẩm, 40% là sách giáo khoa, và một góc nhỏ nhoi cho các loại sách còn lại
Việc này sẽ thay đổi khi mỗi người chúng ta thay đổi, cầu tăng lên thì cung sẽ tăng lên. Bản thân hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân mỗi tuần 1 cuốn sách, thì mình nghĩ kiến thức sau 1 tháng của bạn cũng đã tăng đáng kể rồi. 1 năm? 10 năm ? Con người chắc chắn sẽ rất khác, ít nhất là với mình, không còn nông cạn như hồi trước nữa..
2. "Ăn cơm nhà luận chuyện thiên hạ "
Sinh viên, tri thức thời chúng ta tông bể cửa Dinh Độc Lập phải nói là một lực lượng rất dữ dằn, những người được xem là "có tiếng nói" trong xã hội. Vậy mà bây giờ vui to rồi, ra đường thì bàn chuyện vú chị này mông chị kia, game này chơi hay quá, trà sữa uống ở đâu ngon, ngước lên dạ anh tài xế xe bus, nhìn xuống xin lỗi chị bán rau, ngồi chơi với mấy chú bác thì gật đầu với dạ, dạ cố, dạ suốt "Ơ bác nhà cháu nói tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ ?".
Mù tịt về thời sự, về quốc gia trong thời đại Internet tràn lan này, thì khác gì kẻ câm người điếc đâu, nhưng mà cũng có điều tốt ấy chứ, dễ bị dụ dỗ, dễ bị kích động, thế giới bà toàn màu hồng, dễ trị, ha ha.
Có kiến thức về luật pháp, chế độ, kinh tế, xã hội, triết học phải nói là rất hay, vì đó đều là tinh hoa của loài người ( giống phần trên nhỉ ). Tìm hiểu không phải để lên mạng cãi cọ chống phá, lên bàn nhậu đập bàn đ bố đ ông , mà tìm hiểu để tỉnh táo, nhìn thấu đáo trong mọi trường hợp và, nói nhỏ, kiếm lời hoặc ít nhất là không dễ bị dẫn dắt, hùa theo số đông.
Người lớn ấy à ? Coi lại lịch sử nước ta đi, giặc dốt thời dựng nước nhiều lắm, nên không phải những gì người lớn nói đều đúng. Đặc biệt là người Châu Á rất sĩ diện, vì vậy thường hay có tâm lý là "mày cãi tao tức là mày không tôn trọng tao" - không biết cái logic này từ đâu ra. Có kiến thức thì khác, chúng ta nghe, chúng ta biết đúng sai, và quyết định. Thông thường mình cũng chẳng buồn cãi, nói đúng cũng gật, sai cũng gật, vì người Việt Nam đôi khi không cãi vì đúng sai, mà cãi vì sĩ, nên cãi có tiếng mà không có miếng thì cãi chi vậy ? (tiếng thằng mất dạy hỗn ), nhưng làm hay không là quyền của mình, nhưng mấy bạn đừng nhầm, thái độ rất quan trọng nhé, hay đọc cuốn Đắc Nhân Tâm để rõ.
Hội nghị CES2018 cúp điện vừa mới tổ chức ấy , phải nói rằng mà là thì là mà là, thế giới nó càng ngày càng tiệm cận tới phim khoa học viễn tưởng . Mình có đọc một thuyết âm mưu, đại khái là "Công nghệ người ta public cho công chúng biết thật ra là công nghệ của vài năm trước", nghe cũng khá có lý ấy chứ, ít nhất nếu mình là anh Chum thì mình sẽ ỉm công nghệ xịn đi phục vụ quốc gia trước, còn công chúng á, không có cũng không chết được. Không đi thì không biết, chúng ta chênh lệch với nước ngoài far far away luôn, mình không biết diễn tả bằng lời thế nào.
Seoul cái trung tâm người ta như có cái little city ở dưới lòng đất, dubai người ta định xây 1 cái lồng thời tiết cho thành phố siêu thông minh của họ, mỹ thì, ô thôi đừng nói mỹ,.. Bay trên trời hồi rồi quay qua ta, đi 1 bước né miếng khạc nhổ của bác, đi 2 bước né các anh "đường của bố mày ", không nói tới kinh tế xã hội đi, nhận thức đồ cũng thua họ hơi bị xa, haizz.
Thôi hãy ráng học, kiếm cái suất du học nào đó cũng được, đi đây đi đó cho biết nước họ, cuộc đời này ngắn lắm. Nhật Bản vô thời dân số già rồi, lao động Việt Nam chỉ cần cày tiếng Nhật là có 1 suất dễ lắm, qua ráng hốt mấy anh chị Nhật, đẻ con ra bắt nó học tiếng Việt hết để chiếm nước nó từ từ cũng được.
Viết xong rồi, đọc cũng xong rồi, thôi mai vẫn ra mấy tiệm cafe quận 1 selfie, ra sân bay selfie, ra đâu cũng selfie, rồi ngồi mò từng like cả ngày trên Facebook, rồi về quê cưới chồng cưới vợ, xong ra đường khạc nhổ lại duy trì truyền thống, hết mẹ một đời .
Bạn ơi, mình đang học ở Đức đây. Hồi xưa ở nhà đúng là mình cũng nghĩ giống bạn luôn cảm thấy VN mình kém quá xa so với nước ngoài và tưởng chừng ko bao h đuổi kịp được, vì mình nghĩ ta chạy họ cũng chạy thì đến bao h mới bằng được họ. Nhưng khi ở nhà chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy những điều đẹp đẽ của họ thôi, sang bên này rồi trải nghiệm cuộc sống ở đây mới thấy mỗi xh lại có những mặt trái của nó. Những điều tốt đẹp hay thế mạnh trước kia ta thấy của họ thực ra cũng lại là những vấn đề đang kéo họ xuống như những quả tạ khổng lồ vậy. Các bộ khung xh trong những nước phát triển khi lên đến đỉnh điểm thì dần sẽ suy thoái. Và đấy là cơ hội để chúng ta bật lên.
Đấy chính là lợi thế kẻ đi sau. Người đi sau tưởng chừng như cái gì cũng bất lợi hơn nhưng thực ra họ lại có cơ hội để tiến thần tốc (nhờ có thể đập bỏ nhanh chóng những cái cũ và xây mới lại từ đầu) và vượt lên trước. Đấy là lý do mà Nhật có thể vừa thoát khỏi phong kiến đã trở thành đế quốc và bắt kịp các nước phương Tây, Hàn có thể vừa sau khi thành lập đã bắt kịp Nhật Bản, Trung Quốc từ 1 quốc gia đói nghèo và tha hoá lúc mở cửa lại trở thành top thế giới. Cái khoảng cách tưởng là trăm năm nhưng có khi chỉ cần vài chục năm là có thể san lấp.
Kết lại là tình hình nước ta ko u ám như bạn nghĩ đâu. Thậm chí nếu biết thay đổi góc nhìn thì sẽ còn thấy VN đang ở trong 1 giai đoạn vàng để phát triển và lập nghiệp. Hiện h nếu có cho mình tiền thì mình cũng ko muốn ở lại Đức tiếp, mình sẽ ko đốt thanh xuân của mình cho 1 xh nhàm chán và cứng nhắc như vậy. VN ta đang loạn nhưng là cái loạn vừa đủ để kích thích thế hệ trẻ phá bỏ những khuôn mẫu cũ và sáng tạo ra con đường đi của riêng mình.
P/s: người Đức nổi tiếng thích đọc sách nhưng theo quan sát thì mình thấy thực ra đa phần họ cũng chỉ toàn đọc tiểu thuyết lạng mạn, giả tưởng cùng trinh thám thôi. Mật độ hiệu sách thực ra cũng ko nhiều, khá rải rác, vì mình hay thích ngó vào các hiệu sách xem nên thấy như vậy. Nhưng có cái mình thích nhất ở Đức là hệ thống thư viện. Ngoài thư viện lớn ở thành phố ở trung tâm thì mỗi khu vực dân cư lại có những thư viện riêng. Thư viện trong các trường đại học cũng được đầu tư kỹ lưỡng, thập chí nhiều khoa còn có thư viện riêng. Theo mình cái đó đúng là cái VN mình cần học tập.
Cám ơn bạn đã góp ý, mình cũng rất mong chờ ngày Việt Nam ta có tương lai như thế, ha ha.
Công nhận là nước nào cũng có mặt trái của nó, nhưng thôi người nước mình thì nhìn chuyện xấu nước mình để biết và né thôi, nhỉ ?
Mình nghĩ là xấu và tốt cũng khó mà phân định. Bạn biết tận dụng nó thì cái xấu cũng thành tốt mà ko tận dụng đc thì tốt cũng chỉ để ko. Thế nên theo mình, ta nên giữ tinh thần tìm hiểu xem xh Việt Nam đang thực sự vận động như thế nào 1 cách khách quan nhất. Và từ những cái ta tìm ra đc đó thì hãy suy nghĩ để có thể khai thác, ứng dụng được chúng chứ ko nên chỉ nghĩ rằng nó xấu mà né tránh hay bất mãn.
Theo mình thì tất cả những vấn đề của bạn nói, hầu như người ta ngoài kia ai cũng biết, thế nhưng đó chỉ là phần ngọn. Hầu hết chúng ta còn có cuộc sống phải lo, cơm áo gạo tiền đủ các thể loại, hoặc là có đam mê sở thích riêng nào đó chiếm hết thời gian cũng như sự chú ý rồi. Ai cũng chỉ có một bộ não và 24h/ngày thôi. Và nếu chúng ta vẫn đang sống yên ổn thì việc gì phải đi "nạp" mấy thứ kia vào người làm gì để mua thêm việc vào thân? Vậy nên gần như chẳng có ai chịu thay đổi cả, và đó không hẳn là điều không tốt.
Hơn nữa, đọc nhiều sách chưa hẳn đã tốt, biết nhiều chuyện thiên hạ nhiều cũng chưa hẳn đã tốt. Sách bây giờ nhiều chủng loại, chất lượng cũng đủ cả trên trời dưới đất, nếu không có ai hướng dẫn đọc và cách tư duy khi đọc, thực sự rất dễ bị ngộp và gò bó bởi chính tư tưởng của tác giả những cuốn sách đó. Chuyện thiên hạ cũng vậy, tốt có, xấu có, có những thứ mà bạn có biết cũng chẳng thay đổi được gì, có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vậy nên, tốt nhất là chúng ta xây dựng bộ lọc thông tin cho riêng mình, chỉ để tiếp nhận những thông tin hữu ích từ bên ngoài mà thôi.
Cám ơn bạn đã góp ý, mình rất đồng ý với ý kiến của bạn về văn hóa đọc, như trên bài thì đọc như đi siêu thị ấy khá là tệ, bản thân mình thì hay lên list sách trước cả tháng rồi đặt về chứ ít khi đi hiệu sách lựa. Còn vụ việc xã hội ở trên, tùy suy nghĩ của mỗi người, ta có cách hành xử khác nhau, lợi hay hại thì mình cũng đề cập rồi, tốt hay không tốt đều có hai mặt, vậy ha.