AQ - Adversity Quotient - Chỉ Số Vượt Khó
_______ I. KHÁI NIỆM Theo Paul G. Stoltz (1997), sự thành công trong công việc và cuộc sống phần lớn được quyết định bởi Adversity...

I. KHÁI NIỆM
Theo Paul G. Stoltz (1997), sự thành công trong công việc và cuộc sống phần lớn được quyết định bởi Adversity Quotient - Chỉ số vượt khó (AQ):
- AQ cho bạn biết bạn chịu đựng được nghịch cảnh và khả năng vượt qua nó như thế nào.
- AQ dự đoán ai sẽ vượt qua và ai sẽ bị "nghiền nát" trong nghịch cảnh.
- AQ dự đoán ai sẽ vượt quá mong đợi về khả năng và tiềm năng của họ và ai sẽ thiếu để vượt qua nghịch cảnh.
- AQ dự đoán ai sẽ bỏ cuộc và ai chiến thắng nghịch cảnh.
AQ đo lường khả năng của một người có thể đối mặt và thắng thế, vượt qua trước nghịch cảnh. Nó giải thích cách người ta phản ứng với các tình huống bất lợi và cách người ta vượt lên trên nghịch cảnh. Stoltz nói rằng cuộc sống giống như leo núi và con người được sinh ra với một nhân lực cốt lõi tăng dần theo thời gian. Tăng dần có nghĩa là tiến tới một mục đích, bất kể mục tiêu là gì. AQ là yếu tố cơ bản quyết định khả năng thăng cấp, vượt lên của một người (Stoltz, 2000).
II. CẤU TRÚC
Theo Stoltz, một Chỉ số vượt khó (AQ) bao gồm bốn tổ hợp là: CO2RE. Từ viết tắt này bao gồm Kiểm Soát (Control); Sở Hữu và Nguồn Gốc (Ownership and Origin); Độ Rộng (Reach); và Độ Bền (Endurance).
- KIỂM SOÁT (C) bắt đầu với việc nhận thức rằng một cái gì đó, hay bất cứ điều gì CÓ THỂ được thực hiện. Nó quyết định cách thức và mức độ mà người ta hành động khi đối mặt với các sự kiện bất lợi.
- NGUỒN GỐC và SỞ HỮU (O2) đề cập đến cách người ta tìm cách xác định nguyên nhân của các sự kiện bất lợi trong cuộc sống của một người khác và mức độ nào người ta chịu trách nhiệm cho kết quả của nghịch cảnh đó.
- ĐỘ RỘNG (R) đề cập đến cách người ta có thể đủ khả năng để hạn chế một sự kiện bất lợi hoặc cách người ta để sự kiện bất lợi ảnh hưởng đến các khu vực khác trong một đời.
- ĐỘ BỀN (E) đề cập đến cách người ta nhìn thấy nghịch cảnh hoặc nguyên nhân của nó là vĩnh viễn hay tạm thời.
Bốn yếu tố đó kết hợp với nhau để tạo thành AQ của một người và phản ứng của người đó đối với bất kỳ nghịch cảnh nào.
III. ĐO LƯỜNG
Tổ hợp CO2RE dựa trên nghiên cứu và đột phá trong ba lĩnh vực khoa học: Tâm lý học nhận thức, Tâm sinh lý học và Sinh lý học thần kinh.
- AQ Profile (hay Adversity Response Profile): Hồ sơ phát triển AQ do chính Stoltz thành lập. Ông đã phát triển, đưa ra Chỉ số vượt khó - Adversity Quotient (AQ) để kiểm tra mô hình vô thức về cách mọi người phản ứng với nghịch cảnh, và chỉ ra cách tăng nó và nhờ đó, giúp các cá nhân trở nên có giá trị trong công việc.
Link bài trắc nghiệm (English): AQ - Adversity Quotient - Chỉ Số Vượt Khó
_______
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Stoltz, P. G. (1997). Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities. John Wiley & Sons.

Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
longanh007
chỉ số này nói thiệt rất khó. Tôi chưa đọc dc 1 tài liệu nào phân tích các biến khó khăn thành thử thách- thử thách thành cơ hội. Có chăng những cá nhân làm dc vì họ hội tụ đủ trí tuệ và may mắn.
- Báo cáo

CaoDong
Mình có đọc quyển sách "AQ Chỉ số vượt khó" thật tình thì rất khó đọc mà nói đúng là khó hiểu. Mình thấy rằng cái chỉ số này đúng ra nên đo lường bằng hệ định tính hơn là định lượng nhưng tác giả của quyển sách đã đưa thành đo bằng định lượng nên đọc vào thấy cực kỳ cực kỳ khó hiểu. Tuy nhiên không phải vì khó mà mình không hiểu được chỉ số này, đơn giản theo mình thấy nó như là các bài học từ những biến cố cuộc đời dạy ta chứ không phải là những con số, ví dụ tiêu biểu nhất mà mình biết đó là Tào Tháo, Napoleon, vv và rất rất nhiều người nữa.
- Báo cáo