ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 3 – 6%. Rối loạn này thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây nhiều khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt

ADHD là bệnh gì?

ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc trưng của rối loạn này là sự hấp tấp, hiếu động thái quá (tăng động) đi kèm với việc suy giảm khả năng chú ý, tập trung.
Nếu không được điều trị kịp thời, ADHD ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, sinh hoạt cũng như xây dựng mối quan hệ với mọi người.

ADHD có 3 dạng cần biết như:

– Rối loạn về hiếu động – bốc đồng: Là những người có triệu chứng dạng hiếu động, bốc đồng quá mức bình thường.
– Độ chú ý giảm: Triệu chứng nổi bật của những người bị rối loạn tăng động chú ý là ít chú ý đến mọi thứ xung quanh.
– Dạng kết hợp hiếu động – bốc đồng giảm chú ý: Trường hợp còn lại của nhóm người bị ADHD là có cả triệu chứng của việc hiếu động quá mức và độ chú ý bị giảm nặng.