Việt Nam là một đất nước đẹp với những con người đẹp. Những người bạn nước ngoài của tôi đều đồng ý rằng trong những đất nước họ từng đặt chân đến thì Việt Nam là một đất nước mà họ tìm thấy nhiều người đẹp nhất. Tuy nhiên, có một thứ mà tôi chẳng thấy đẹp: sự ám ảnh về vẻ đẹp bề ngoài của nhiều người nơi đây. - Hari.C, nhà báo người Ấn Độ chia sẻ

Năm 2019, tỷ lệ thẩm mỹ ở Việt Nam cao gấp 8 lần năm 2016

Làm đẹp giờ đây đã trở thành một nhu cầu thường ngày đối với mọi đối tượng. Nhu cầu làm đẹp tăng đã dẫn đến bùng nổ của ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Để có vẻ bề ngoài hoàn hảo, đáng mơ ước, người ta không tiếc tiền bỏ ra cho các dịch vụ làm đẹp, các ca phẫu thuật thẩm mỹ. Điều này đã khiến thị trường làm đẹp trở thành một mảnh đất màu mỡ với mức lợi nhuận ngày càng tăng. Theo số liệu của Hội Giải phẫu thẩm mỹ quốc tế, 10,7 tỷ Euro là số tiền đã được chi cho các vật liệu và hóa chất chỉ tính riêng năm ngoái trong các quy trình phẫu thuật thẩm mỹ trên thế giới. Điều này có nghĩa các bác sĩ phẫu thuật tạo hình và các chuyên gia làm đẹp đã mang về nguồn thu tương đương tổng trị giá xuất khẩu hàng năm của một quốc gia Trung Mỹ là Costa Rica.
 


Đọc thêm:
Chỉ tính riêng ở TPHCM mỗi năm số người thực hiện dịch vụ thẩm mỹ các loại vào khoảng 250.000 người, trong đó có 100.000 người phẫu thuật thẩm mỹ, độ tuổi trung bình làm thẩm mỹ từ  25- 35, tuy nhiên hiện nay độ tuổi này ngày càng trở nên trẻ hoá vào khoảng 18-19 tuổi. Tại bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm thực hiện 1000 ca phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có khoảng 650 phụ nữ phẫu thuật nâng ngực từ độ tuổi 25-35 tuổi, kế đến là nhóm 35-50 và số ít trên 60 tuổi.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới có trên 230 triệu ca phẫu thuật, biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật, gần 10% các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn. Cứ 150 người bệnh nhập viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật thẩm mỹ. [1]

Đại dịch làm đẹp

Trong Beauty Sick: How the Cultural Obsession With Appearance Hurts Girls and Women, Engeln gọi nền văn hóa ám ảnh với ngoại hình này là “Đại dịch làm đẹp”. Trong nghiên cứu của riêng cô, Engeln phát hiện thấy 82% phụ nữ ở độ tuổi đại học báo cáo là họ so sánh cơ thể xấu xí của mình với cơ thể của một người mẫu, và 70% thiếu nữ nói rằng họ tin rằng họ sẽ được người khác đối xử tốt hơn nếu họ trông giống như những sắc đẹp lý tưởng mà họ thấy trên truyền thông. Cô nhấn mạnh các nghiên cứu cho thấy một phụ nữ trung bình sở hữu 40 sản phẩm mỹ phẩm khác nhau  và dành khoảng 55 phút sửa soạn trang điểm mỗi ngày, trong khi hơn một nửa nam giới nói rằng họ không dùng đồ trang điểm nào vào buổi sáng. Kết quả là, phụ nữ hy sinh thời gian và những nguồn lực mà theo Engeln lẽ ra có thể dành cho việc theo đuổi những mục tiêu trong giáo dục, sự nghiệp, gia đình hay các sở thích khác.

Đọc thêm:


Hoa hậu Hàn Quốc như nhân bản

Thông qua nghiên cứu của mình, Engeln phát hiện thấy, dù phụ nữ có tự tin hay trình độ học thức đến đâu, phần lớn vẫn cảm thấy bất an với bản thân họ. "Bạn đi xuống phố và mọi người bình phẩm về vẻ ngoài của bạn, các nhà quảng cáo thì khuyên bạn cách làm sao để trông xinh đẹp hơn, các chương trình truyền hình, thậm chí tin tức, chế giễu những phụ nữ không đạt được các tiêu chuẩn nhan sắc truyền thống. Ngoại hình của bạn bị người khác quan sát thường xuyên tới nỗi theo thời gian, bạn tiếp nhận quan điểm đó và bạn trở thành người quan sát đánh giá chính mình. Mái tóc của mình ổn chưa nhỉ? Trán mình có sáng bóng không? Dáng mình đứng có thẳng không? Tôi có cười đúng kiểu không? Mấy cái quần jeans này có làm tôi trông mập lên không? Tôi có bị mỡ thừa ở eo và bụng không? Tôi có cánh tay gầy gầy? Tôi trông có ổn không? Bạn đã nội tâm hóa quan điểm này, rằng cơ thể bạn lúc nào cũng đang phơi bày trước người khác, luôn luôn bị đánh giá, vậy nên bạn tốt hơn là cần liên tục để mắt tới nó." - cô chia sẻ. [2]
Nhiều ý kiến cho rằng mặc cảm ngoại hình là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bùng nổ của Đại dịch làm đẹp. Trên thực tế, nếu tra google cụm từ “mặc cảm ngoại hình” - bạn sẽ nhận được 53.3 triệu kết quả trong 0.43s. Con số này gần gấp đôi số lượt kết quả được tìm thấy khi tra cụm từ “trầm cảm”. Theo quan điểm này, những hiện trạng như sự phổ biến của body-shaming hay cách truyền thông khắc họa hình tượng cái đẹp phi thực tế là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người “vô thức” bị thao túng và chạy theo cuộc đua làm đẹp không có hồi kết.

Đọc thêm:


Thay đổi trên gương mặt Donatella Versace là kết quả của hai thập niên liên tiếp lạm dụng dao kéo. Nghiện PTTM khiến gương mặt cô biến dạng, đáng sợ.
Ngược lại, nhiều người lại cho rằng khi xã hội phát triển, các nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn thì việc làm đẹp cũng như một nhu cầu chính đáng giúp con người trở nên tự tin hơn, từ đó có động lực đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Rất nhiều người nổi tiếng cũng từng công khai lên tiếng ủng hộ việc phẫu thuật thẩm mỹ với lý do này, chẳng hạn như nữ ca sĩ Thu Thủy từng chia sẻ:
"Mặt bạn đang có khuyến điểm thì nên đi phẫu thuật thẩm mỹ vì khi đẹp bạn mới có thể thể tự tin thể hiện mình. Có những người giá trị bản thân rất nhiều nhưng ngoại hình không có nên họ dè dặt, hạn chế và tự ti".
Top 3 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đổi đời gây xôn xao nhất 2018
Phẫu thuật thẩm mỹ khiến một số cô gái như được đổi đời
Theo bạn, “Đại dịch làm đẹp” có thực sự tồn tại? Hay trên thực tế, chúng ta đang có cái nhìn quá khắt khe và can thiệp quá sâu vào quyết định cá nhân của mỗi người?
Xem thêm các số 9totalk khác: