Áp Lực Nhan Sắc Châu Á, Hàng Thật Hay Giả Và Những Đau Đớn, Nguy Cơ Chưa Kể.
Người Việt đã thôi không nói “đẹp như tiên” nữa mà chuyển sang nói “xinh như Tây”. Tiên thì không ai nhìn thấy, nhưng khuôn mặt L’Oréal...
Người Việt đã thôi không nói “đẹp như tiên” nữa mà chuyển sang nói “xinh như Tây”. Tiên thì không ai nhìn thấy, nhưng khuôn mặt L’Oréal thì xuất hiện ở tất cả các bến xe buýt. -----TS. Đặng Hoàng Giang.
Phần I. Sự Nảy Mầm Của Những Định Kiến
Bản thân tôi là một người rất thích chiêm ngưỡng nhan sắc của giới nữ (nói dân dã là soi gái), hẳn là thế, vì tôi là nam. Từ lúc còn học sinh tôi đã ngồi chăm chú trước chiếc TV truyền hình chảo, ngoài xem mấy bộ phim hoạt hình thiếu nhi, hay phim tài liệu khoa học thì tôi thích xem nhất những chương trình về người mẫu, phim truyền hình HQ... lên trường thì ngồi lê đôi mách với đám con trai bàn về bạn nữ nào trong lớp xinh nhất, xinh hơn lớp bên cạnh không, sẽ là hoa khôi trường năm này hay không. Lớn hơn thì tôi có internet, thế là dán chặt mắt vào cái màn hình, trừ game ra thì chỉ có tìm kiếm về vẻ đẹp của con gái huyền bí thế nào là những gì trong thanh lịch sử tìm kiếm của tôi. (cũng có vài thứ khác nhưng thôi k kể tới :)))
Nhưng chỉ cũng dừng lại ở đó như một thú vui nhỏ, như sưu tập tem. Tôi không bình phẩm gì cả về những bạn nữ có ngoại hình kém duyên hơn, vì hồi đó tôi cũng biết tôi xấu ma chê quỷ hờn. Việc phẫu thuật thẩm mỹ (pttm) thì tôi mới đầu không ủng hộ lắm, nhưng sau này tôi suy nghĩ lại:
Như việc sinh ra trong nghèo khổ, không có nghĩa là bạn phải sống với sự nghèo khổ (bề ngoài kém duyên) đó cả đời.
Có điều đầu những năm 201x và 200x thì ở VN pttm chưa phổ biến lắm, may ra những gì tôi biết là chuyện pttm của những cô ca sĩ Kpop có khuôn mặt na ná nhau, bạn tôi hay vô đùi đen đét cười ha hả kêu sao tụi này giống nhau thế, như từ một tay bác sĩ nặn ra, giống nhau y xì như được nhân bản từ gương thần kỳ của Doraemon. Tôi cũng hùa theo. (Ừ thì lúc đó chưa thay đổi suy nghĩ). Và tôi cũng thấy người lớn khi đó cùng nghĩ như thế, chắc vậy.
Đọc thêm:
Thống kê ở Mỹ (2016) https://www.surgery.org/sites/default/files/ASAPS-Stats2016.pdf
Nhưng mà những năm gần đây thì nhà nhà người người họ lại đổ nhau đi pttm, không có biết từ khi nào mà những bầu sữa và bờ mông căng tròn đến khó tin xuất hiện nhiều hơn, khiến tôi hay đỏ mặt, mất máu, tối thì khó ngủ.
Thế thì chẳng có gì để nói, ngoài chuyện trên bảo dưới không nghe, thì vấn đề tôi thấy là kèm theo đó là nạn body-shaming ngày càng phổ biến, chẳng biết phải do nhu cầu sắc đẹp mọi người tăng nhanh quá không mà người ta không ngừng chê bai các bạn nữ mà trước đây vài năm được cho vẻ đẹp ở mức bình thường, hay văn học hơn là vẻ đẹp thuần túy của phụ nữ VN, mà bây giờ đã trở thành "da đen quá, dư mỡ chỗ này, lông chỗ kia nhiều quá, sao mụn nhiều vậy em và... phía trước trông như bức tường."
Mời bạn dọc bài dịch của bạn Trần Phương Dung đăng trong RDVN group cũng nói về vấn đề này:
Mọi người nghĩ gì về áp lực của nhan sắc ở châu Á?
Bố mẹ tôi là người Trung Quốc, và tôi vẫn thường xuyên về nước thăm họ. Những người bạn châu Á thế hệ đầu giống tôi ở đây phải chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, bạn bè... về việc phải có đôi mắt hai mí, da thì phải trắng và người thì càng thon thả càng tốt. Nhiều người trong số họ đã phẫu thuật thẩm mỹ từ rất sớm (16-18 tuổi) và đang dần trở nên ám ảnh với vẻ bề ngoài của mình. Điều này làm tôi buồn vô cùng vì tôi thấy nhiều cô gái khoẻ khoắn vô tư cũng dần âu lo đong đếm lượng calorie hay cân nhắc việc phẫu thuật để cải thiện ngoại hình. Một cô bạn đáng yêu của tôi có dáng người thon thả và khuôn mặt nhỏ nhắn (nếu bạn muốn đẹp trong mắt nhiều người dân châu Á thì đây là một phần quan trọng đấy), thế nhưng cô ấy luôn bị bảo rằng "đen như mày thì còn lâu mới gọi là xinh được". Một cô bạn khác thì trắng trẻo nhưng cũng bị chê xấu do đôi mắt nhỏ và thân hình thì hơi đầy đặn một chút. Và một đứa nữa theo phong cách tomboy, nó cóc quan tâm tới mấy cái tiêu chuẩn đẹp của con gái thông thường đâu, ấy thế mà mẹ nó vẫn bắt đi cắt mí và giảm cân (dù con bé đã khá gầy rồi).
Dường như chẳng có giới hạn gì cả! Bạn bè tôi, những đứa có một hoặc nhiều hơn một tiêu chuẩn trong cái thước đo "nhan sắc" ấy luôn phải chịu áp lực để trở nên hoàn hảo hơn nữa, xinh đẹp hơn nữa, vì "như thế vẫn chưa đủ". Tư tưởng này thể hiện khá rõ ràng trong các sản phẩm làm đẹp của châu Á. Chúng ta đều đã thấy những loại mỹ phẩm dán mác "làm trắng da" thay vì "làm sáng da", thậm chí có sản phẩm còn hứa hẹn làm giảm thâm ở những khu vực như khuỷu tay, nách và cả chỗ kín của bạn nữa!
Tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu với văn hoá châu Á ở khía cạnh này. Ý kiến của các bạn thế nào?
Link reddit:
Đọc thêm:
Phẫu thuật thẩm mỹ, các bạn nữ làm thế là vì ai? Vì bản thân họ? Đương nhiên à. Có hẳn là thế không? Có phải do bị chê xấu không? Có phải do bị bodyshaming không? Tại sao phải đua nhau da trắng kem trộn, môi cong sưng húp, mắt to mở rộng, sóng mũi dọc dừa, mặt gọt V-line, ngực tấn công, mông phòng thủ thì mới chuẩn đẹp. Nét đẹp này là của Tây hay của Á, của Trung hay Hàn, có phải của ta không?
It is time for parents to teach young people early on that in diversity there is beauty and there is strength.(Đã đến lúc các bậc phụ huynh nên dạy người trẻ từ sớm rằng trong sự đa dạng thì tồn tại cái đẹp và sức mạnh) - Maya Angelou -
Khi người ta bỏ cái riêng, cái độc đáo của mình, để phục tùng uy quyền của chuẩn đẹp, ranh giới giữa cái “giả” và cái “thật”, giữa cái “thực” và cái “nhân tạo” bị xóa nhòa. - TS. Đặng Hoàng Giang
Phần II. Cơ Thể Giả - Khát Vọng Thật
Tiêu đề phần này và đa số nội dung lấy từ mục 6 chương 2 sách Bức Xúc Không Ta Vô Can (BXKLTVC) của Tiến sỹ - Đặng Hoàng Giang.
Đọc thêm:
Chẳng biết từ khi nào mà mấy chủ đề về pttm lại thành content kiếm tiền của những show truyền hình rẻ tiền.
Và chủ đề vẻ bên ngoài, đời tư của sao thì luôn là một miếng mồi cực kỳ ngon nghẻ cho giới truyền thông, từ TV tới báo mạng, ai sửa gì, sửa ở đâu, sửa nhiêu tiền, có bị thô chỗ nào không, cân đối chưa, nhìn có thật không, vân vân và mây mây. Người dùng thì bị đánh lừa bởi những thứ hào nhoáng, những bức ảnh được chỉnh sửa nhiều lần, dần dà ai cũng tin là phải đẹp, phải hoàn hảo như tượng tạc ra. Chúng ta thậm chí còn lừa lẫn nhau trên mạng xã hội bằng những ứng dụng chụp ảnh tự động chỉnh sửa, tẩy xóa.
Tư tưởng PTTM như một thành tựu, như một điều gì thành công tương tự nhà lầu xe hơi, iphone XS, 2 con 1 chồng.. cần đạt được đã tiêm nhiễm vào chúng ta như thế nào, với những "tài trợ để gây từ thiện" của những doanh nghiệp. Trích BXKLTVC:
Phiên bản mới nhất của câu chuyện Từ Lọ Lem thành công chúa
mang tên Thay đổi cuộc sống - Change life, một chương trình
truyền hình thực tế do VTV2 phối hợp với kênh truyền hình Raum
(Hàn Quốc) thực hiện. Với mục đích “từ thiện”, chương trình chọn
11 ứng viên trẻ và có ngoại hình xấu xí (10 người trong đó là nữ) trong số 700 hồ sơ gửi về, và đưa họ sang Hàn Quốc phẫu thuật
thẩm mỹ miễn phí với chi phí 50.000 USD một người trong thời
gian ba tháng. Báo chí và khán giả nghi ngút với những “11 sự lột xác ngoạn
mục”, “sự phù phép khó tin” và “sự thay đổi kỳ diệu”. [..]Nhiều người đánh giá những chương trình truyền hình thực tế
này là “tiếng súng mở màn cho trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ tại
Việt Nam trong thời gian tới”. Chúng ta đang chứng kiến một sự
chuyển dịch trong quan điểm của công chúng (Thay đổi cuộc sống đã được đề cử giải VTV Awards 2015 chỉ sau hai tháng lên sóng ??????). [..]Phẫu thuật thẩm mỹ đang được diễn giải và quảng bá như một
chìa khóa để giải phóng bản thân và chạm tới hạnh phúc. Bạn có
một gã chồng dở hơi? Thay vì bỏ hắn, bạn hãy đi nâng cấp khuôn
mặt mình.
Thống kê ở Mỹ (2019) https://www.surgery.org/sites/default/files/Aesthetic-Society_Stats2019Book_FINAL.pdf
"Nước đi hay đấy"
Thâm nhập thị trường rất thông minh, mở mang tầm mắt cho tôi, một sinh viên kinh tế - nửa mùa cntt như tôi. Mấy bài học trên trường ít khi cho tôi cảm giác như thế. Có thể nói giờ đây, nhiều người sẽ coi pttm là quá trình lột xác như được rửa tội đầu thai, và những y bác sĩ pttm sẽ là người đem lại hạnh phúc cho bạn như Chúa Trời. Chúng ta có một ngành công nghiệp tiền tỷ đô la, đóng góp GDP, kinh tế tăng trưởng các thứ.
Có người dùng dịch vụ còn chọn đóng góp GDP theo cách đặc biệt, "vừa làm vừa trùng tu":
Nhà phẫu thuật không còn là bác sĩ chữa bệnh nữa, mà trở thành người cung
cấp dịch vụ, gọt đẽo một cơ thể khỏe mạnh với hứa hẹn đem tới
hạnh phúc cho khách hàng. Giống bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào
khác, ngành công nghiệp giá trị 20 tỉ USD này (còn lớn hơn công
nghiệp khiêu dâm) sẽ tìm mọi cách để nguồn khách hàng không
chấm dứt. - BXKLTVC
Kiếm được được nhiều tiền thì hay đấy, nhưng mà hình như có gì đó không đúng. Hình như chúng ta đang kinh doanh trên nỗi sợ và bất an của lẫn nhau. Trong kinh tế học và truyền thông gọi là fear-based marketing hay fear-based social media.
Có phải thực sự là bạn muốn mình có vẻ đẹp tiêu chuẩn như Tây, có phải bạn muốn thay đổi hình hài mà ba mẹ bạn đã trao cho bạn từ thuở lọt lòng mà bạn đã gắn bó với nó bấy lâu nay, đôi khi đứng trước gương và tự nhủ sẽ yêu thương bản thân mình, có phải từ thâm tâm của bạn hay không, hay vì một lý do nào khác. Khái niệm cái đẹp trước đây vốn mơ hồ và tốn bao giấy mực của những nhà thơ văn tranh cãi mà vẫn chưa rõ, thì nay có phải đã được "định hình" bởi ai không? Có phải vì những lời chê bai, có phải do sợ mất cơ hội, khi mà nhân viên tiếp tân cũng phải cởi bỏ quần áo để kiểm tra 3 vòng rồi mới được nhận làm...
Chỉ cần tìm hiểu sơ, người quan tâm sẽ thấy
mình đứng trước một menu dài vô tận của những cơ hội gọt đẽo,
nhào nặn cơ thể mình: nâng mũi bọc sụn, thu nhỏ đầu mũi, thu
gọn cánh mũi. Bấm mắt bồ câu, bấm mí Hàn quốc, nâng mí mắt,
nâng chân mày, tạo khóe mắt. Gọt mặt trái xoan, độn cằm, chẻ
cằm. Căng da mặt, tiêm botox, làm đầy rãnh nhăn, tạo má lúm
đồng tiền. Nâng gò má, hạ gò má, cấy mỡ má hóp, làm đầy thái
dương, chữa cười hở lợi, bơm môi, làm mỏng môi. Đặt túi ngực,
treo ngực xệ, thu gọn ngực, thu nhỏ quầng vú, thu nhỏ núm vú.
Hút mỡ cơ học, hút mỡ siêu âm, tạo bong bóng chân không trong
tế bào mỡ, đông lạnh hủy mỡ, cắt da thừa. Bơm mông, treo mông,
nâng mông bằng mỡ tự thân. Thu nhỏ bắp chân, làm hồng vùng
kín, cắt mép, thu hẹp âm đạo. [..]Những người can đảm hơn có thể đi kéo dài chân. Cẳng chân bị
bẻ gãy, rồi được lắp cố định một thiết bị có tác dụng kéo dãn
xương, các dây thần kinh và mạch máu, mỗi ngày kéo dài 0.75
mm. Theo các bác sĩ, “không nên quá vội vã, nếu không có thể dẫn
tới chi dưới bị hoại tử, phải cắt hoặc vĩnh viễn bại liệt.” [...]Osho đã trở nên lạc hậu vô cùng khi viết “Phương Đông có một
khái niệm khác về vẻ đẹp phụ nữ.” Giờ đây, cái đẹp được chỉ định
bởi Dove, Lancôme và Nivea. Người Việt đã thôi không nói “đẹp
như tiên” nữa mà chuyển sang nói “xinh như Tây”. Tiên thì không
ai nhìn thấy, nhưng khuôn mặt L’Oréal thì xuất hiện ở tất cả các
bến xe buýt. - BXKLTC
Tôi không phủ nhận là tận dụng nỗi sợ hãi là đã có nhiều công dụng cho xã hội. Tiêu biểu như giáo dục. Giáo dục cần sự sợ hãi. Nhưng nên dừng lại ở một mức hợp lý và mục đích đúng đắn.
Khi truyền thông dựa trên nỗi sợ hãi được thực hiện một cách táo bạo và có đạo đức, phương pháp này sẽ mang lại kết quả lớn hơn việc khuyến khích mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Nó có thể khuyến khích mọi người thay đổi tích cực, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một chiến dịch truyền thông dựa trên nỗi sợ hãi được xem là có đạo đức khi nó kêu gọi ý thức cộng đồng một cách đúng đắn. Ví dụ như để tuyên truyền người Việt phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy tham gia giao thông, Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIPF) đã đưa ra nhiều video hay các áp-phích quảng cáo kể những câu chuyện, những hình ảnh thương tâm về tai nạn chết người xảy ra nếu không đội mũ bảo hiểm hoặc sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng. Kết quả là sau một thời gian, nhiều người từ chỗ không có thói quen đội mũ bảo hiểm thì đã xem mũ bảo hiểm là người bạn đồng hành không thể thiếu khi tham gia giao thông. Chiến dịch truyền thông dựa trên nỗi sợ hãi nhằm đánh vào ý thức con người như trường hợp này theo người viết là đúng đắn và có đạo đức. [trích báo thesaigontimes.vn]
Hệ lụy là như ví dụ trong MV One Love và La La La của ca sĩ Suki (cách đây 10 năm), kể về câu chuyện một cô thư ký cũng tên là Suki bị chối bỏ tình cảm và bị đuổi việc vì bề ngoài xấu xí, sau đó cô pttm và quay trở lại trả thù người mình từng thương bằng cách làm người thứ 3 phá vỡ hạnh phúc đang có của nam chính. Chúng ta "tiến lên" nhờ hận thù, chà đạp lẫn nhau.
Có ai coi chưa?
Vài comment từ bài thảo luận ở trang reddit trên:
"Những cái đẹp nằm chiếu dưới."
Phải đẹp chuẩn Tây, chuẩn Âu.
Chúa tể của những chiếc kéo: Truyền thông
Phần III. Những Đớn Đau Tiềm Ẩn Sau Vẻ Đẹp "Chuẩn Tây"
Beauty is unbearable, drives us to despair, offering us for a minute the glimpse of an eternity that we should like to stretch out over the whole of time.(Vẻ đẹp khiến ta không thể chịu đựng được, đẩy chúng ta đến tuyệt vọng, cho chúng ta một phút thoáng qua của sự vĩnh cửu, thứ chúng ta muốn chìm đắm cả đời người).- Albert Camus -
Phần này tóm lược nhanh.
A. Phần thể xác
1. Tụ máu (Hematoma): Hematoma giống như một vết bầm lớn, đau đớn, một túi máu nằm trong người bạn. Nó xảy ra trong 1% của các thủ tục nâng ngực. Đây cũng là biến chứng phổ biến nhất sau khi căng da mặt, xảy ra ở trung bình 1% bệnh nhân.
2. Hiện tượng tiết dịch (Seroma): Serona là thuật ngữ chuyên môn để nói về hiện tượng tiết dịch trong cơ thể, nhất là từ vùng rốn, bụng.
Bởi vậy khi phẫu thuật người ta thường áp dụng ống dẫn dịch ra ngoài nhưng vẫn không khắc phục hết, xảy ra ở 15 đến 30% bệnh nhân.
3. Mất máu: mất máu không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm huyết áp với kết quả có thể gây tử vong. Mất máu có thể xảy ra trong khi trên bàn mổ, nhưng cũng có thể bên trong và sau khi phẫu thuật.
[Khác] Nhiễm trùng: 1.1 đến 2.5% ở phẫu thuật ngực. Tổn thương thần kinh: 15% tổn thương thần kinh ở núm vú vĩnh viễn. Huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi (DVT): 0.09% . Tổn thương nội tang: do hút mỡ. Sẹo: 1,0 đến 3,7% ở bụng. Biến chứng gây mê: có thể xảy ra gồm nhiễm trùng phổi, đột quỵ, đau tim và tử vong.
Tham khảo:
10 Common Plastic Surgery Complications: Hematoma, Infection, More
It’s important that you’re aware of the benefits and risks before undergoing plastic surgery. Here are some of the most common and most talked about plastic surgery complications, from blood clots to poor reactions to anesthesia. See pictures, get statistics, and more.www.healthline.com
It’s important that you’re aware of the benefits and risks before undergoing plastic surgery. Here are some of the most common and most talked about plastic surgery complications, from blood clots to poor reactions to anesthesia. See pictures, get statistics, and more.www.healthline.com
B. Tinh thần và vật chất.
Nhà nữ quyền Naomi Wolf viết. “Thời đại Phẫu
thuật thẩm mỹ phá hủy sự may mắn khôn cùng này của cô, nó bẻ
nhỏ món quà cô được trao, một cơ thể đầy cảm nhận và sức sống,
một khuôn mặt của riêng mình, thành những bộ phận phế phẩm.
Nó khiến cô coi sự may mắn suốt đời mình là một sự nguyền rủa
suốt đời.” Không phải vô cớ mà các mẹ trên Webtretho tự nhận
mình là “vịt xấu xí”. - BXKLTVC
1. Chi phí: Người Mỹ đã chi hơn 16,5 tỷ đô la cho phẫu thuật thẩm mỹ chỉ trong riêng năm 2018.
Americans Spent More than $16.5 Billion on Cosmetic Plastic Surgery in 2018
A new report from the American Society of Plastic Surgeons (ASPS) reveals that Americans spent more than $16.5 billion on cosmetic plastic surgery and minimally invasive procedures in 2018, a four percent increase from the previous year.www.plasticsurgery.org
A new report from the American Society of Plastic Surgeons (ASPS) reveals that Americans spent more than $16.5 billion on cosmetic plastic surgery and minimally invasive procedures in 2018, a four percent increase from the previous year.www.plasticsurgery.org
2. Mặc cảm ngoại hình (Body dysmorphic disorder – BDD) là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó đối tượng thể hiện sự chú ý và lo âu quá mức đến khiếm khuyết nhỏ nào đó trên cơ thể mình (chẳng hạn như sẹo trên mặt, mũi không cao, tóc thưa…), thậm chí ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại.
[Khác]:
Thời gian: 2 đến 3 tuần để hồi phục. Trầm cảm sau phẫu thuật: Nó có thể không phải là trường hợp bạn không thích bản thân 'mới' của mình, nhưng bạn đơn giản là không quen với nó (đôi khi), điều này đôi khi có thể gây khó chịu và gây ra sự bất an. Phản ứng của người khác: Nếu bạn là người quan tâm đến ý kiến của người khác, phẫu thuật thẩm mỹ có thể không dành cho bạn. Người thân và bạn bè của bạn có thể có phản ứng xấu với bạn khi phẫu thuật thẩm mỹ.
Tham khảo:
Diễn đàn về phẫu thuật ngực trên Webtretho mang cái tít thách thức “Làm thiên nga không dễ”. Một “mẹ” tâm sự vào đêm hôm trước: “Sáng mai mình lên thớt rồi, tâm trạng bây giờ rất, rất hỗn độn. Một chút lo lắng, một chút chần chừ, một chút quyết tâm, một chút sung sướng" - BXKLTVC.
Xem thêm:
Kết
Nếu như trong tiểu thuyết không tưởng đen Brave New World (Thế giới mới tươi đẹp) của tác giả Aldous Huxley, một thế giới "tiêu chuẩn" được tạo ra bởi những sợ hãi của con người, họ không được sống thật với mong muốn của mình, bởi vì từ trong phòng ấp phôi thai họ đã được đào luyện để sống theo "chuẩn" xã hội quy định, nếu sống khác đi, những người khác sẽ kinh tởm, đẩy họ ra hoang đảo, và chính họ cũng sẽ kinh tởm họ trước khi những người khác kịp kinh tởm họ. Một xã hội tạo ra để tiêu pha, hoan lạc. Thì tôi cũng đang có cảm tưởng xã hội chúng ta đang trên đường "quá độ", tiến tới nó.
[....]
Mặc dù giờ vẫn ế không ai thèm ngó ngàng, nhưng tôi vẫn muốn gửi đến người con gái của tôi sau này nói riêng, các bạn nữ nói chung, là tôi mong cô ấy (các bạn ấy) cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cơ thể cô ấy (các bạn ấy) sở hữu, có thể là bằng việc cô ấy (các bạn ấy) phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng tôi mong rằng quyết định đầy khó khăn và sự thay đổi cả đời đó, với nhiều đau đớn và đánh đổi đó đến từ tận sâu thẳm đáy lòng cô ấy khao khát như thế.
Chứ không phải đến từ những định kiến của một xã hội hiện đại được nuôi dưỡng bởi những mục đích trục lợi xấu xí.
Levi - 22/06/2020 - 7.00 pm
Cập nhật 7.00 pm 24/06/2020 (thêm biểu đồ, hình)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất