Trauma bond là gì?

Trauma Bond (tạm dịch: gắn kết đau thương) mô tả một loại tình cảm gắn bó mãnh liệt giữa kẻ lạm dụng và nạn nhân.
Trong một mối quan hệ có gắn kết đau thương, những khoảnh khắc bị lạm dụng, thao túng thường xen kẽ với sự yêu thương hoặc thân mật không liên tục, khiến nạn nhân vì khao khát những giai đoạn yêu thương mà bỏ qua giai đoạn còn lại. Nạn nhân thường sẽ cố gắng hợp lý hóa hoặc biện minh cho sự lạm dụng mà họ đang trải qua và do đó hình thành tình cảm gắn bó với kẻ lạm dụng.
Trauma bond có thể xảy ra ở mọi mối quan hệ, từ yêu đương lãng mạn đến gia đình, bạn bè, công việc. Ví dụ, trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, gắn kết đau thương là sự gắn bó mà trẻ em bị lạm dụng hình thành đối với cha mẹ của chúng, đặc biệt phổ biến ở trẻ em có cha mẹ ái kỷ.
Không phải tất cả những người bị lạm dụng sẽ phát triển gắn kết đau thương nhưng Trauma Bond là một cách bộ não xử lý để có thể thích nghi và sinh tồn cùng những chấn thương. Gắn kết đau thương còn liên quan đến lý thuyết về sự bất hòa nhận thức - khi nạn nhân buộc phải thay đổi niềm tin hoặc hành động để giảm bớt sự mâu thuẫn giữa niềm tin và trải nghiệm của họ.
Ví dụ, khi một người phụ nữ bị bạo hành bởi chồng mình, cô ấy sẽ ghét hoàn cảnh của mình nhưng nỗi sợ hãi về sự trả thù bạo lực từ chồng sẽ khiến cô ấy chọn ở lại và chịu đựng thay vì rời đi.
Trước khi có thuật ngữ trauma bonding, thuật ngữ duy nhất để chỉ những ràng buộc tình cảm trong các tình huống bị lạm dụng là hội chứng Stockholm - phản ứng tâm lý khi nạn nhân trở nên quý mến và đồng cảm với kẻ bạo hành mình. Tuy nhiên, thuật ngữ đó không bao hàm rộng nhiều tình huống mà mối liên kết có thể xảy ra hoặc những cách biểu hiện khác nhau của nó.
(nguồn: Vì sao có những người bị bạo hành vẫn không rời đi - Jen/Vietcetera)

8 dấu hiệu bạn ở trong mối quan hệ "Trauma Bond"

Dấu hiệu đầu tiên, họ có vẻ ngoài quyến rũ

Và tất nhiên, nếu được chọn lựa thì chẳng có ai tự nguyện bước vào một mối quan hệ với người đối xử tệ bạc với mình. Nhưng mối quan hệ toxic này lại không bắt đầu bằng cách đó. Chỉ khi bạn trải qua những hành vi ngược đãi hay lạm dụng, thì bạn mới bắt đầu nhận ra điều gì đó không ổn.
Bạn có thể phát triển mối quan hệ Trauma Bond với ai đó nếu họ tỏ ra quyến rũ, ngọt ngào, chu đáo và đáng tin cậy với bạn, nhưng đừng để bị lừa, vì có thể đều gì đó đen tối hơn ẩn náu bên dưới tất cả.

Dấu hiệu thứ hai, họ có cảm xúc khó lường

Bạn có thể tự hỏi tại sao mọi người không dứt khoát rời đi khi nhận ra mối quan hệ không lành mạnh, nhưng vấn đề là rất khó nhận ra Trauma Bond khi bản thân trực tiếp trải qua, so với việc chỉ nhìn thấy nó xảy ra với người khác.
Điều này là do những người lạm dụng thường có thể thao túng cảm xúc. Họ có thể lạm dụng và hạ thấp giá trị bạn chỉ để ngày hôm sau dồn dập bạn bằng lòng tốt, lời xin lỗi và hứa hẹn sẽ thay đổi.
Điều này đóng vai trò như một sự củng cố tích cực khiến bạn nghi ngờ những suy nghĩ về việc rời bỏ họ.

Dấu hiệu thứ ba, họ có xu hướng "giận cá chém thớt"

Hãy nhớ lại lần cuối cùng người yêu, bạn bè hoặc thành viên gia đình này gặp chuyện không vui hoặc gặp vấn đề.
Thông thường họ xử lý như thế nào?
Họ có hay nổi cáu, trút giận lên bạn, ngay cả khi bạn không làm gì sai?
Họ có thể đang coi bạn như "bao cát" giải tỏa tâm lý và bạn xứng đáng với điều tốt đẹp hơn thế.

Dấu hiệu thứ tư, họ cô lập bạn khỏi những người thân yêu

Có thể một số người sẽ nghĩ thật ngọt ngào khi có ai đó muốn sở hữu trọn vẹn và ghen tị với những người mà bạn dành thời gian cho, nhưng có một sự khác biệt giữa việc yêu ai đó đến mức muốn họ ở bên cạnh mọi lúc và sở hữu, chủ động tách bạn khỏi những mối quan hệ quan trọng khác trong cuộc sống.
Người này có nổi giận khi bạn dành thời gian cho bất kỳ ai ngoài họ không?
Họ có cố kiểm soát người bạn gặp hoặc yêu cầu bạn hạn chế tiếp xúc với bạn bè và gia đình không?
Nếu câu trả lời là có, thì "chạy ngay đi" đây là một red flag.

Dấu hiệu thứ năm, bạn bỏ qua những hành vi bạo hành của họ

Bây giờ chúng ta hãy xem tất cả những cách mà Trauma Bond có thể ảnh hưởng đến bạn và hành vi của bạn.
Thông thường, dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đang trong một mối quan hệ bất ổn là nếu bạn thấy mình liên tục bỏ qua những sai lầm của người khác.
Bạn bỏ qua tất cả hành vi ngược đãi của họ đối với bạn và giảm thiểu sự lạm dụng bằng cách nói những điều như, oh, thực ra không tệ như vậy đâu, hoặc tôi không bận tâm, bởi vì trong thời điểm đó, việc phớt lờ nó chỉ đơn giản hơn là đối mặt với điều có thể là một thực tế tàn khốc rằng người bạn đang ở cùng đang xâm phạm bạn.

Dấu hiệu thứ sáu, bạn liên tục bào chữa và bênh vực họ

Ngay khi bạn không thể chối bỏ hoặc giảm thiểu những gì người khác đã làm, và một thành viên gia đình hoặc bạn bè nói điều gì đó như việc họ đối xử với bạn không ổn, đừng để họ đối xử với bạn như vậy, bạn vẫn có khả năng sẽ cố gắng bào chữa cho họ và bênh vực họ.
Đôi khi bạn thậm chí có thể cảm thấy như mình xứng đáng với sự ngược đãi của họ.
Một khi bạn bắt đầu suy nghĩ như vậy, đó là một dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn đang trong một Trauma Bond chứ không phải một mối quan hệ yêu thương.

Dấu hiệu thứ bảy, bạn ngày càng tê liệt về mặt cảm xúc

Bạn có nhận thấy bản thân càng ngày càng vô cảm không?
Giống như bạn đang tách rời và tê liệt về mặt cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy như vậy bởi vì đó là cách tâm trí của bạn đối phó với tất cả những tổn thương mà nó phải chịu đựng từ người lạm dụng bạn.
Bạn không thể chịu đựng thêm bất kỳ nỗi đau, sợ hãi, tức giận hay đau lòng nào nữa. Vì vậy, thay vào đó, bạn đóng mình lại với tất cả cảm xúc của mình. Bạn không còn sôi nổi, hoạt bát hoặc bộc lộ như trước nữa.
Và đó là lý do tại sao.

Dấu hiệu thứ tám, bạn cố che dấu mối quan hệ này khỏi người khác

Cuối cùng, nhưng có lẽ là quan trọng nhất, nếu bạn bắt đầu giấu giếm những khía cạnh nhất định của mối quan hệ với những người xung quanh, thì bạn biết chắc chắn rằng có điều gì đó không ổn, bởi vì nếu không, tại sao bạn lại cố gắng che giấu những điều tồi tệ đang xảy ra giữa hai người?
Lòng trung thành mù quáng với một người yêu hay bạo hành là dấu hiệu rõ ràng của mối quan hệ Trauma Bond
Vì vậy, bạn có thể trở nên phòng thủ hoặc thậm chí tức giận trước những nỗ lực can thiệp vào mối quan hệ và giúp đỡ bạn từ người khác.
Mối quan hệ toxic này sẽ càng ngày bào mòn đi tinh thần và thể xác của bạn nếu bạn vẫn muốn cố chấp vì nó. Và dần già những hành vi bạo lực đó sẽ trở nên thường xuyên và biến thành thói quen của người lạm dụng bạn. Vậy nên, tránh khỏi mối quan hệ này sớm bao nhiêu, cuộc đời bạn sẽ trở nên tươi sáng bấy nhiêu.