5 Quan Niệm Sai Lầm Trong Cuộc Sống Khiến Bạn Sấp Mặt Lờ
Liệu những điều chúng ta tin là đúng có thật sự đúng?
Có một vấn đề thế này: ai trong chúng ta cũng tin rằng những điều mình tin là đúng, trong khi thực tế, niềm tin của chúng ta không phải lúc nào cũng là hoàn hảo. Xong chúng ta lại chẳng bao giờ để tâm đến chuyện đó. Đơn giản bởi vì nếu ta không nghĩ những thứ mình tin là đúng, ta đã chẳng tin vào chúng.
Nhưng niềm tin của ta không bao giờ là chính xác tuyệt đối. Xét
về mặt tâm lý, con người chẳng khác gì những con robot mang trong mình đầy khiếm khuyết và mâu thuẫn nội tâm, thường x uyên bị cảm xúc dắt mũi. Thứ duy nhất chúng ta làm tốt là đều đặn đi ỉ.a mỗi ngày.
Có hai ý kiến phổ biến như sau:
1. “Tôi tin những thứ mình tin là đúng, thế nên tôi mới tin vào chúng.”
2. “Có vẻ một số niềm tin của tôi cũng không đúng lắm.”
Nếu vậy thì làm thế nào để xách định được niềm tin của tôi có đúng hay không? Ta cần làm gì để phát triển kỹ năng tự vấn bản thân và chỉ ra những quan niệm sai lầm trước khi chúng chơi bạn một vố đau điếng?
Trước hết hãy liệt kê ra những quan niệm sai lầm phổ biến ta thường ít nhiều mắc phải trong cuộc sống nhé.
Mục đích tôi viết bài này là để giúp bạn bước đầu tự vấn lại
quan điểm và niềm tin của mình. Qua đó, bạn có thể học cách chấp nhận các quan điểm mới.
Quan niệm số 1: “Tôi biết rõ mồn một điều mình đang làm”
Thoạt nghe, quan điểm này có vẻ hết sức thuyết phục. Chúng ta thường lập luận thế này: nếu tôi tin rằng tôi biết mình đang làm gì, tôi sẽ tự tin hơn về việc tôi làm. Và một khi đã có niềm tin với việc mình làm, tôi sẽ hoàn thành việc đó tốt hơn.
Nhưng trên thực tế, đó chỉ là cách nói hoa mỹ của câu “Cứ tin tưởng vào bản thân”. Hãy nghĩ đến những đứa óc chó bạn đã từng gặp trong đời. Tụi nó lúc nào cũng tỏ ra biết tuốt cả.
Thấy chưa? Rõ ràng tự tin không đúng chỗ chẳng khác gì phá hoại.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu ta quá tin vào điều mình làm, bạn chỉ đang biện minh cho sự ngu ngốc trời phú của mình. Quá tin rằng mình đúng đồng nghĩa với việc bạn khó chịu với những góp ý mang tính xây dựng và bỏ ngoài tai những lựa chọn phù hợp hơn.
Nói cách khác, ranh giới giữa khả năng nhận thức (về năng lực bản thân) và tự cao tựu đại là rất mỏng manh.
Để giải quyết vấn đề này, bạn phải học cách chấp nhận rằng đôi lúc bản thân bạn không biết mình đang làm gì. Người xưa có câu: “Dân chuyên khác với tay mơ ở chỗ họ biết những điều họ không biết.”
Hài hước ở chỗ, chính khả năng nhận thức được điều mình không biết giúp ta học hỏi nhiều hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những ai có khả năng thích ứng với thay đổi thường sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực. Nhưng để chấp nhận thay đổi, điều đầu tiên cần làm là nhận ra bản thân cũng có (rất rất rất nhiều) lúc sai sót.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện chút nào đâu nhé.
Quan niệm thứ 2: “Như thế thật không công bằng”
Tôi dám chắc bạn vẫn còn nhớ lúc bạn còn nhỏ, bạn vòi
thứ gì đó và ba mẹ không cho. Bạn hét lên “Như thế thật bất công!” và họ đáp lại “Thì đúng là thế mà con trai!”.
Tôi cũng từng ghét điều đó vãi chưởng. Nhưng rồi khi bạn trưởng thành, bạn nhận ra hình như ông bà già mình cũng có lý. Cuộc sống vốn là bất công: có những kẻ cực kỳ may mắn và cũng có những người vô cùng đen đủi.
Cái này chắc đó giờ bạn cũng nghe người ta nói nhan nhản. Nhưng điều tôi sắp nói sau đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ:
“Cuộc sống không có lỗi, lỗi (nếu có) là ở cách bạn định nghĩa công bằng là gì”
Theo lẽ thường, con người tin rằng họ đáng được đối xử công bằng, với nhau. Điều đó có nghĩa là mạng sống của anh, của tôi hoặc của một đứa ất ơ nào đó, đều có giá trị ngang nhau.
Chính vì lẽ đó, nhiều người bắt đầu khẳng định chắc nịch rằng chúng ta cũng đều phải trải qua những vui buồn y chang nhau. Như thế mới được coi là công bằng.
Nhưng tiếc rằng xã hội không vận hành như thế.
Thử hỏi làm cách nào ta biết được một người đã trải qua những gì và liệu ta có đáng thương hơn họ? Cũng như làm sao dám chắc điều gì đó kinh khủng xảy ra với bạn ngày hôm nay không phải là món quà lớn nhất đời bạn trong mười năm tới? Hay rằng thứ chúng ta yêu thích ngay lúc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta trong tương lai?
Hãy để việc phân định thế nào là “công bằng” lại cho các vị chánh án. Trong cuộc sống hàng ngày, nỗ lực phải giành cho bằng được sự công bằng (ví dụ than vãn về việc tại sao nền kinh tế suy thoái ngay lúc bạn vừa bắt đầu sự nghiệp hoặc tại sao bạn bè vào được trường chuyên còn mình thì không) thường không những không giúp giải quyết vấn đề mà còn khiến chúng ta ngày cảm thấy tiêu cực.
Thật bất công khi tôi nhìn không ngon trai như Brad Pitt, lớn lên dưới một mái nhà tồi tàn và chỉ có thể sống đến 60 tuổi do mang
trong mình căn bệnh máu hiếm quái đản.
Nhưng không có nghĩa tôi phó mặc mọi thứ cho số phận. Nhận thức được những hạn chế của bản thân, tôi đã nỗ lực hơn người khác gấp bội. Chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt.
Trên thực tế, chỉ có một số lượng hữu hạn những điều trong cuộc sống này mà bạn có thể kiểm soát. Hãy biết dành thời gian để tâm đúng chỗ và kệ mẹ những thứ bạn không thể thay đổi.
Quan niệm số 3: “Càng nhiều càng tốt”
Tôi đã có nhiều bài viết về quan điểm này và cách nó đang dần giết chết chúng ta như thế nào.
Theo quan điểm cá nhân, chúng ta phần nào ý thức được sự phù phiếm của chủ nghĩa vật chất và tiêu dùng quá mức. Nhưng bằng một cách nào đó (thường là cố ý), ta vẫn không thoát được khỏi chiêu trò tinh vi này.
Lý do bởi vì chúng ta luôn thích thú với chủ nghĩa tiêu dùng. Và ta luôn tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu của mình bằng cách này hay cách khác.
Có thể thấy nhiều người trẻ bây giờ - khác các bậc cha chú - không mấy mặn mà với việc “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật. Nhưng họ sẵn sàng xách balo lên và đi để được khám phá nhiều hơn, trải nghiệm nhiều cuộc vui hơn, có thêm nhiều bạn bè hơn và còn nhiều nhiều nhiều điều hơn nữa. Điều đó không có nghĩa họ nói không với chủ nghĩa tiêu thụ, họ chỉ đơn giản thay đổi chủ
thể, mà cụ thể ở đây là từ vật chất qua trải nghiệm.
Mặc cho ta theo đuổi giá trị vật chất hay tinh thần, chung quy lại cũng nhằm khỏa lấp đi cảm giác trống rỗng sâu thẳm trong lòng mỗi người.
Xong, việc có nhiều lựa chọn thường khiến chúng ta đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Chạy theo nhiều trải nghiệm đồng nghĩa với việc chúng ta trở nên xao nhãng và khó có thể đặt hết tâm trí vào một việc. Như triết gia Seneca đã nói: Người nghèo, đáng ngạc nhiên thay, không phải những người tay trắng, mà
chính là những người luôn muốn có nhiều hơn.
Tôi không có ý chỉ trích việc khao khát trải nghiệm những điều mới mẻ. Chỉ là, sẽ đến một lúc nào đó kết quả bạn nhận lại chẳng đáng công sức đã bỏ ra.
Thế nên, tôi dám khẳng định rằng cách tốt nhất để tìm thấy ý nghĩa cuộc sống là theo đuổi sự đơn giản: cắt bỏ những điều không thực sự cần thiết để có thể thoát khỏi tình trạng tiêu dùng quá mức. Nhờ đó chúng ta có thể hướng sự quan tâm đến những người ta yêu quý và tập trung vào những điều có
ý nghĩa.
Quan niệm số 4: “Chỉ cần có được X, mình sẽ hạnh phúc”
Công bằng mà nói, việc đặt mục tiêu chưa bao giờ là thừa thãi. Ai cũng nên có mục tiêu trong đời để không cảm thấy bản thân thật vô dụng. Nhưng chúng cũng là con dao hai lưỡi. Một trong những hạn chế ở đây là: sẽ đến một lúc, bạn trở nên quá phụ thuộc vào chúng.
Mục tiêu nên là phương tiện giúp ta đạt được mục đích. Nhưng khi quá tập trung vào mục tiêu, ta vô hình biến mục tiêu thành mục đích. Ví dụ như việc bạn muốn giảm 8 kg vì bạn nghĩ như vậy bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc (đồng nghĩa với việc có thể có nhiều cách khác cũng khiến bạn hạnh phúc). Nhưng càng về sau, bạn càng ám ảnh với việc bắt buộc phải giảm cân đến mức bạn xem đó là mục đích chính (thay vì trở nên hạnh phúc). Điều này dẫn đến hai nguy cơ:
1. Bạn cảm thấy mình thật vô dụng vì không hoàn thành
được mục tiêu đề ra.
2. Bạn cảm thấy mình thật vô dụng vì dù đạt được mục
tiêu ban đầu đề ra nhưng bạn chả cảm thấy có gì khác biệt.
Trong trường hợp đầu tiên, chúng ta thường tuyệt vọng hơn (so với trường hợp hai). Đôi khi mục tiêu đề ra lúc ban đầu khiến ta làm những điều mà sau này nhìn lại, ta tự hỏi “Hồi đó mình làm quần què gì vậy?”. Cũng có trường hợp ta ám ảnh với việc hoàn thành mục tiêu đến độ sẵn sàng từ bỏ một số thói quen lành mạnh (ví dụ như thức khuya để làm việc).
Điều tương tự cũng xảy ra kể cả khi ta đã hoàn thành mục tiêu: sau quãng thời gian dài sa đà quá mức, cuối cùng ta cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa. Cảm giác hưng phấn và hạnh phúc sẽ chỉ ở với bạn trong giây lát và sau đó là những tháng ngày hoang mang vô định vì bản thân không biết cần làm gì tiếp theo.
Ở thung lũng Silicon có câu: “Strong opinions, held loosely.” (tương tự như câu “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.” Ý câu này khuyên ta cần có chính kiến của bản thân nhưng cũng không nên quá cứng nhắc, cần cởi mở để tiếp nhận những ý kiến khác)
Trong trường hợp này, “Bold goals, held loosely” có vẻ chính xác hơn. Không nhất thiết lúc nào bạn cũng cần phải hoàn thành cho bằng được mục tiêu đã đề ra. Ý nghĩa của việc đặt mục tiêu nằm ở chỗ: chúng giúp bạn xác định được cần làm gì và làm như thế nào để cải thiện bản thân. Khi đó, kết quả sẽ đến với bạn như một điều tất yếu.
Quan niệm số 5: “Bằng mọi giá tôi phải trở nên hoàn hảo”
Hãy nhớ điều này: tự cải thiện bản thân đôi khi có thể trở thành một thói quen xấu.
Chuyện này tôi thấy suốt: rất nhiều người muốn phát triển bản thân (thường bằng cách giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống của họ) thích thú cảm giác họ hoàn thành điều gì đó. Phần lớn thời gian của họ dành cho việc tối ưu hóa công việc hàng ngày, tìm kiếm cơ hội đầu tư tài chính, nâng cao năng suất làm việc, tạo dựng mối quan hệ trong khi không quên sử dụng đều đặn thuốc hưng trí.
Họ nghiện cảm giác bản thân tốt lên từng ngày.
Hình thức ám ảnh cưỡng chế này phần nào giúp tối ưu được năng suất làm việc nhưng đổi lại, nó gây tổn hại nghiêm trọng đến đời sống cảm xúc từ sâu bên trong. Hậu quả có thể kể đến như:
1. Bạn gặp khó khăn trong việc cố gắng hiểu được người
khác, nhất là những người không có cùng mục tiêu.
2. Cảm xúc của bạn trở nên chai sạn, khiến bạn không còn cảm thấy thích thúc bất kỳ điều gì, kể cả những thành tựu bạn đã bỏ nhiều công sức.
3. Bạn mắc kẹt với các mục tiêu bản thân đề ra – rằng bạn không được làm bất kỳ điều gì khác, vì như vậy đồng nghĩa việc bạn đang lãnh phí thời gian.
4. Bạn trở thành một đứa mù tịt về thế giới xung quanh.
Để cải thiện một điều gì đó, bạn cần khách quan hóa chúng, đồng nghĩa với việc loại bỏ tất cả những yếu tố cảm xúc có liên quan.
Đa phần những giây phút ý nghĩa nhất trong cuộc đời chúng ta thường là những điều ta không biết trước. Đừng suy nghĩ quá nhiều, hãy làm bất cứ điều gì vì đơn giản bạn muốn làm như vậy.
Cố gắng thay đổi bản thân là tốt. Nhưng nhiều khi cố quá thành quá cố. Đôi khi cần thả lỏng tâm trí một chút: ngồi chơi điện tử, đi nhậu với bạn bè, trò chuyện với con cái, đọc sách hoặc đi ngủ trễ một chút. Chính những điều tưởng chừng đơn giản này sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn ý nghĩa cuộc sống.
Làm thế nào để cập nhật quan điểm?
Niềm tin giúp con người hiểu được cách thế giới hỗn độn quanh mình vận hành, nhờ đó ta biết cách ứng phó với thông tin sao cho phù hợp. Không có niềm tin, chúng ta sẽ chẳng khác gì những cỗ máy, chỉ có thể phản ứng khi có tác động từ bên ngoài.
Nếu chuyện tình cảm chả đâu vào đâu hết lần này đến lần khác, khả năng cao nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chính quan niệm của bạn về tình yêu. Ví dụ nếu bạn tin rằng ai cũng chỉ quan tâm đến nhu cầu cá nhân, thì hà cớ gì bạn còn thắc mắc sao lần nào mình cũng chỉ toàn vớ được mấy cô đào mỏ?
Hoặc nếu bạn thường xuyên vung tay quá chán, không biết cách tiết kiệm và lúc nào cũng ngụp lặn trong mớ hóa đơn, hãy xem lại đó giờ bạn quan niệm như thế nào về chuyện tiền bạc.
Điều quan trọng ở đây là bạn cần tập cho mình thói quen liên tục đặt câu hỏi “Liệu những điều mình tin có đúng hay không?”. Để tìm ra câu trả lời, bạn bắt buộc phải liên tục quan sát và lại tiếp tục đặt câu hỏi. Dần dần, với một tâm lý cởi mở hơn, bạn có thể dễ dàng tiếp nhận thêm những quan niệm mới.
Không có quan niệm nào trên đời này là hoàn hảo vì làm gì có ai trong chúng ta chính xác 100% về một điều gì đó. Đó là lý do tại
sao chúng ta cần liên tục cập nhật thế giới quan của mình.
Suy cho cùng, chấp nhận một quan niệm đúng đắn không quan trọng bằng việc học cách chấp nhận một quan điểm bất kỳ.
Quan niệm giống như cuốn cẩm nang hướng dẫn ta cách đối nhân xử thế. Nếu bạn cứ gặp một vấn đề hết lần này đến lần khác, khả năng cao là bạn cần cập nhật sổ tay của mình.
Nguồn: 5 Common Beliefs That Can Subtly Screw You Over
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất