Khi ngừng tập trung vào những lo lắng, bạn sẽ có thể tập trung vào tất cả những gì tốt đẹp trong cuộc sống của bản thân.
viết bởi Thomas Oppong
bài viết lần đầu xuất hiện trên Medium.

Photo by Brooke Cagle on Unsplash

Michel de Montaigne đã từng nói hàng thế kỉ trước: "My life has been filled with terrible misfortune; most of which never happened.” (Cuộc đời tôi đã từng đầy rẫy những bất hạnh khủng khiếp; hầu hết trong số đó không bao giờ xảy ra.)
Tuyên bố sâu sắc của ông vẫn chứng minh được sự đúng đắn của nó đến tận ngày nay. Trên thực tế, có những nghiên cứu chứng minh rằng phần lớn những điều chúng ta lo lắng không bao giờ thực sự xảy ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu nó không hoạt động? Nếu tôi thất bại thì sao? Có bất kỳ câu hỏi kiểu này nghe có vẻ quen thuộc với bạn không? Bạn không cô đơn đâu. Nhiều người dành một đống thời gian để lo lắng - lo lắng rằng mọi thứ họ làm là không thỏa đáng, rằng những người khác tốt hơn họ rất nhiều. Hay lo lắng về việc để người khác thất vọng, rằng những người khác khó chịu với họ, và rằng những người khác không vui khi ở bên họ.
Lo lắng liên tục, suy nghĩ tiêu cực và luôn mong đợi điều tồi tệ nhất có thể gây tổn hại cho sức khỏe thể chất, và cả tinh thần của bạn.
Cho dù đó là một cuộc phỏng vấn xin việc, một bài thuyết trình sắp tới hay một cuộc họp quan trọng, 38% chúng ta đều lo lắng về điều gì đó mỗi ngày, theo như "Bản báo cáo bớt lo lắng" (Worry Less Report) bởi tổ chức bảo hiểm Liberty Mutual.
Một cuộc khảo sát cũng cho thấy mỗi người được phỏng vấn trung bình đã dành một khoảng thời gian tương đương 63 ngày tròn trong một năm để lo lắng và căng thẳng. Thế là một năm mất tiêu hai tháng để lo rồi. Nhà tâm lý học người Mỹ bán chạy nhất Wayne Dyer gọi lo lắng là một "cảm giác vô dụng".
Lo lắng, nghi ngờ và căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống. Nhưng khi bạn luôn đặt câu hỏi về các cam kết và trách nhiệm, đóng góp của bạn cho các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của bạn, bạn nên thực hiện vài bước để bớt lo lắng đi.
Việc lo lắng ít hơn có thể hữu ích và hiệu quả, khi có thể quản lý nó có thể thúc đẩy chúng ta hành động và ngăn chặn sự trì hoãn tốt hơn.
Việc lo lắng có thể mang lại hiệu quả, nhưng không nếu nó kéo bạn ra khỏi việc tận hưởng cuộc sống tốt nhất. Một số người liên tục lo lắng về rất nhiều thứ - lấp đầy đầu của họ với những kịch bản thảm họa sẽ không bao giờ diễn ra. Họ phóng đại thảm họa trong tâm trí của họ. Sự lo lắng lấn át họ đến mức nó khiến họ không thực sự làm bất cứ điều gì về nó.
"Lo lắng là một phần tự nhiên của con người" -  Robert Leahy, một nhà tâm lý học lâm sàng có trụ sở tại New York và là biên tập viên của Tạp chí Quốc tế về Trị liệu Nhận thức (International Journal of Cognitive Therapy). "Mặc dù vậy, đối với một số người, lo lắng sẽ trở nên quá tải. Những người lo lắng quá nhiều có xu hướng bị trầm cảm; bạn có thể lo lắng về viễn cảnh tiêu cực này trong cuộc sống."
Hầu hết mọi người dành rất nhiều thời gian để lo lắng về tiền bạc, sức khỏe, công việc, gia đình, v.v. Họ lo lắng về những gì có thể xảy ra nếu mọi thứ không chính xác như kế hoạch. Cho dù bạn có lo lắng như thế nào, phản ứng trong cơ thể bạn luôn giống nhau: Nó làm tăng mức độ căng thẳng của bạn.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên ScienceDirect, đã phát hiện ra rằng những lo lắng đang chiếm lấy một bộ óc căng thẳng không bao giờ thành hiện thực. Các tác giả nhấn mạnh: "91,4% sẽ không xảy ra đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD)."
Lo lắng cướp đi hạnh phúc của chúng ta và gây ra những tiêu cực không cần thiết. Khi bị mắc kẹt trong đầu, lo lắng, bạn đang bỏ lỡ cuộc sống. Bỏ lỡ bạn bè, cơ hội và tất cả những thứ tốt đẹp khác trên cuộc đời.
"Một trong những điều bi thảm nhất mà tôi biết về bản chất con người là tất cả chúng ta có xu hướng "ngừng sống" (put off living). Tất cả chúng ta đều mơ về một vườn hoa hồng kỳ diệu trên đường chân trời - thay vì thưởng thức những bông hồng đang nở rộ bên ngoài cửa sổ của mình ngày hôm nay", Dale Carnegie nói, trong cuốn sách của mình - Quẳng gánh lo đi và vui sống.
Phần lớn sự lo lắng của chúng ta ngày nay là về những điều có thể không bao giờ xảy ra, hoặc những thứ chúng ta thực sự không có quyền kiểm soát. Tất nhiên, nếu bạn có thể kiểm soát nó, hãy làm gì đó với nó, nhưng dù bằng cách nào, bạn cũng không nên lo lắng không cần thiết nếu chúng không bao giờ xảy ra.
Bao nhiêu lo lắng là nó thực sự có giá trị? Tại thời điểm nào chúng ta cần ngừng lo lắng và chấp nhận tình huống như hiện tại? Điều gì xảy ra nếu có một cách để ngừng lo lắng (hoặc ít nhất là ngừng lo lắng quá nhiều)?

1.Tìm "điểm cắt lỗ" (stop-loss point) của bạn - đưa ra giới hạn cho lo lắng

Bất cứ khi nào bạn thấy mình đang kẹt trong một vòng xoáy của lo lắng và căng thẳng, hãy dừng lại và tự hỏi xem "điểm cắt lỗ" của bản thân ở đâu, tức là tại thời điểm nào bạn nên ngừng cơn lo âu lại và để nó đi?
Bằng cách đưa ra giới hạn cho lo lắng, bạn sẽ không cho phép nó kiểm soát bạn nhưng có thể trở nên lưu tâm hơn đến mọi thứ chiếm giữ tâm trí bản thân và chọn tập trung vào những thứ khác thay vì đào sâu hơn. Một cách để kiềm chế bộ não của bạn để bớt lo lắng và lo lắng một cách thông minh hơn.

2. Công nhận những lo lắng của bạn và đưa chúng ra khỏi đầu bằng cách viết chúng ra

Lo lắng hiếm khi dẫn đến giải pháp. Thay vì lo lắng về mọi thứ có thể sai, hãy viết ra những lo lắng của bạn. Bằng cách viết, bạn có thể cảm thấy như thể mình đang làm trống não bộ và cảm thấy nhẹ nhàng và bớt căng thẳng hơn.
Dành thời gian để thừa nhận những lo lắng của bạn và viết chúng xuống. Khám phá nguồn gốc của những căng thẳng hoặc vấn đề của bạn. Một khi bạn biết những điều quan trọng nhất mà bạn lo lắng, hãy tự hỏi bản thân xem những lo lắng của bạn có thể được giải quyết được không. Nếu chúng không nằm trong tầm kiểm soát của bạn hay bạn không thể làm gì để thay đổi chúng, hãy tập trung vào những thứ bạn có thể giải quyết hoặc thay đổi.
"Tống khứ hêt mọi việc và đừng níu kéo", trưởng nhóm "Bản báo cáo bớt lo lắng", Hans Schroder (Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, Đại học bang Michigan). "Bạn không cần phải chia sẻ suy nghĩ của mình với bất cứ ai, cũng chẳng cần quan tâm đến ngữ pháp với phát âm. Loại bỏ những lo lắng ra khỏi đầu thông qua những dòng chữ biểu cảm giải phóng các nguồn lực nhận thức cho những thứ khác," ông nói thêm.
brown tabby cat lying on white textile
Photo by Jack B on Unsplash

3. Chuyển sự lo lắng của bạn từ các vấn đề dài hạn sang các thói quen / hành động hàng ngày sẽ giải quyết các vấn đề

Hãy thực tế và chủ động về những thứ trong tầm kiểm soát của bạn.
Khi bạn liệt kê những lo lắng của mình, hãy xác định các hành động bạn có thể thực hiện trong thời gian ngắn để giải quyết các vấn đề và bắt đầu thực hiện hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
Làm một việc mỗi ngày giúp bạn tiến gần hơn đến việc giải quyết vấn đề nhận thức của bạn. Làm việc để cải thiện tình huống xấu nhất mà bạn đã chấp nhận trong tâm trí.
Quá trình này tập trung vào việc thực hiện hành động về những thứ trong tầm kiểm soát của bạn. Nó buộc bạn phải tìm giải pháp cho các vấn đề nhận thức của bạn.
Viết ra cách bạn sẽ đối phó với chúng ngay cả khi chúng xảy ra. Hãy nghĩ về một giải pháp cho tất cả các vấn đề nhận thức của bạn. Ví dụ, nếu tình hình tài chính của bạn khiến bạn lo lắng, bạn cần tạo một kế hoạch để kiếm thêm hoặc chi tiêu ít hơn hoặc đầu tư một số tiền tiết kiệm của bạn vào các cơ hội đầu tư rủi ro thấp.
Hoặc thay vì lo lắng về cân nặng của bạn, hãy tập trung vào các lựa chọn bữa tối lành mạnh có thể giúp bạn giảm cân. Thay vì lo lắng về sức khỏe lâu dài của bạn, hãy tập trung vào việc đi dạo mỗi ngày.

4. Làm gián đoạn chu kỳ lo lắng

Nếu bạn lo lắng quá mức, hãy tìm những hoạt động hữu ích có thể dễ dàng đánh lạc hướng quá trình suy nghĩ của bạn. Hãy bận rộn. Hãy đứng dậy và di chuyển - tập thể dục là một cách tự nhiên để phá vỡ chu kỳ vì nó giải phóng endorphin giúp giảm căng thẳng và stress, tăng cường năng lượng cũng như cảm giác hạnh phúc của bạn.
Bạn cũng có thể đánh lạc hướng bản thân bằng cách làm một cái gì đó hoàn toàn không liên quan và khác biệt buộc bạn phải tập trung vào thứ khác. Điều này hiệu quả nhất nếu bạn chọn một hoạt động mà bạn quan tâm sâu sắc như thực hành sở thích của bạn hoặc đọc một cuốn sách đặc biệt.
Hãy chú ý và quan sát những lo lắng của bạn từ góc nhìn bên ngoài, mà không phản ứng hay phán xét. Chiến lược này dựa trên việc quan sát những lo lắng của bạn và sau đó để chúng đi, giúp bạn xác định nơi suy nghĩ của bạn đang gây ra vấn đề và liên lạc với chính mình.
Ta hiểu rằng mình có quyền kiểm soát suy nghĩ của chính bản thân, và do đó những lo lắng của chúng ta có thể là một khoảnh khắc lóe sáng thay đổi cách bạn nhận thức những lo lắng của mình.
Học cách ngừng lo lắng sẽ là chất xúc tác để thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Khiến cho chúng biến mất mỗi đêm là điều bạn sẽ cần phải thực hiện, nhưng một khi bạn nhận thấy những thay đổi, hãy ăn mừng và tiếp tục làm những việc có thể giúp bạn thoát ra khỏi những suy tư nhiều hơn.
Nếu lo lắng là một vấn đề mà bạn cảm thấy không thể kiểm soát, điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Không có lý do để cho nó điều khiển cuộc sống của bạn.
girl in white tank top
Photo by Vino Li on Unsplash