Việc có những suy nghĩ ám ảnh về một ai đó có thể cảm thấy mệt mỏi. Nó có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Bạn có thể không thể dừng nghĩ về người mà bạn quan tâm hoặc ngưỡng mộ, thậm chí cả người bạn rất không ưa. Bạn có thể dành nhiều giờ đồng hồ để xem các trang mạng xã hội và theo dõi cuộc sống của họ. 
Ban đầu, nó dường như vô hại; bạn chỉ đơn thuần bị hấp dẫn bởi người này, nhưng trước khi bạn nhận ra điều đó, những suy nghĩ này bắt đầu chiếm nhiều thời gian và sức lực hơn.
Nó có thể ảnh hưởng đến mức tất cả những gì bạn nghĩ đến ảnh hưởng đến tâm trạng, công việc, và thậm chí cả các mối quan hệ khác của bạn.
Nếu điều nói trên nghe có vẻ quen thuộc thì việc quan trọng là phải tìm ra gốc rễ của những suy nghĩ ám ảnh này và loại bỏ chúng trước khi chúng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Loại bỏ những suy nghĩ này khi chúng hiện lên trong đầu bạn là chưa đủ. Bạn cần ngồi lại với chính bản thân mình và giải quyết nỗi ám ảnh. Đôi khi, có thể bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia để vượt qua nỗi ám ảnh của mình.
Với sự hỗ trợ phù hợp, bạn có thể học cách quản lý những suy nghĩ này và tập trung vào những phần tích cực và thỏa mãn hơn trong cuộc sống của mình.
Nguồn: pexels.com
Nguồn: pexels.com

Khi Bạn Không Thể Ngừng Ám Ảnh Về Ai Đó, Điều Này Có Nghĩa Là Gì?

Ám ảnh về một người nào đó nghĩa là bạn liên tục để tâm với những suy nghĩ về người đó. Nhiều đến mức tâm trí bạn chỉ còn chỗ cho những điều nhỏ nhặt. Thỉnh thoảng hoặc thậm chí thường xuyên nghĩ về ai đó không phải là điều ám ảnh. Tuy nhiên, khi những suy nghĩ như vậy trở nên xâm nhập và lấn át bạn, bạn có thể trở nên ám ảnh về người bạn nghĩ đến.
“Những suy nghĩ này thường không chỉ là thích thú hay vui vẻ. Bạn có thể thấy mình liên tục nghĩ về điều họ đang làm, nhớ lại những tương tác trong quá khứ, hoặc tưởng tượng ra những viễn cảnh trong tương lai cùng họ. Những cảm xúc mãnh liệt, bao gồm phấn khích, lo âu, khao khát hoặc thậm chí đau khổ, thường đi kèm với những suy nghĩ này.”
Sự ám ảnh về một người có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đối với một số người, nó có thể liên quan đến việc liên tục kiểm tra mạng xã hội, trong khi đối với người khác, nó có thể là không ngừng phân tích mọi tương tác với người đó.
Trong những trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn đến hành vi theo những cách làm gián đoạn cuộc sống của bạn hoặc xâm phạm ranh giới của người khác. Ví dụ, cố gắng xuất hiện ở những nơi mà bạn biết họ sẽ đến, ngay cả khi điều đó có gây bất tiện cho bạn hoặc làm họ không thoải mái. Đừng nhầm lẫn việc thường xuyên nghĩ về ai đó quan trọng với bạn là nỗi ám ảnh. Chỉ khi những suy nghĩ như vậy bắt đầu kiểm soát và làm gián đoạn cuộc sống của bạn thì bạn mới cần phải lùi lại một bước và đánh giá lại cảm xúc cũng như hành vi của mình.

Sự Ảnh Hưởng Của Nỗi Ám Ảnh Lên Sức Khỏe Tinh Thần

Bất kỳ loại ám ảnh nào đều không lành mạnh và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, vấn đề trở nên đáng lo ngại hơn khi hành động này diễn ra với một người khác vì bạn không chỉ có thể gây tổn thương cho chính mình mà còn có thể hành động một cách làm họ cảm thấy bất tiện hoặc thậm chí là sợ hãi. Dưới đây là những cách mà nỗi ám ảnh có thể ảnh hưởng đến tinh thần bạn:

Gây ra lo âu và căng thẳng

Những suy nghĩ ám ảnh thường gây ra những lo lắng dữ dội. Bạn có thể liên tục lo lắng về điều người khác đang làm, đang suy nghĩ, hoặc cảm nhận. Sự lo lắng liên tục này có thể dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của bạn. 
Nỗi ám ảnh, bao gồm những suy nghĩ lặp đi lặp lại, có thể là tăng các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm. Một bác sĩ tâm thần trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn cho biết: Giả sử bạn đã mắc các phải triệu chứng này - trong trường hợp, bạn thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bao gồm tức giận, thất vọng, buồn bã hoặc cảm giác lo lắng.

Ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn

Thường xuyên bị ám ảnh về ai đó có thể ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận về bản thân mình. Bạn có thể bắt đầu so sánh bản thân với họ hoặc những người khác trong cuộc sống của họ. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể thấy bản thân không mấy thiện cảm so với họ và những người họ yêu quý, điều này có thể khiến bạn cảm thấy không không thỏa đáng và hạ thấp lòng tự trọng của mình.

Làm gián đoạn cuộc sống hằng ngày của bạn

Khi bạn bận tâm với những suy nghĩ về người khác, điều này có thể làm khó tập trung vào chính bản thân mình. Bạn bắt đầu bằng việc sao nhãng với những người bạn yêu thương, công việc, học tập, hoặc ngay cả những thói quen hằng ngày như tập thể dục hay vệ sinh cá nhân cũng có thể bị ảnh hưởng khi tâm trí bạn rời xa bản thân và trách nhiệm của mình.

Ảnh hưởng những mối quan hệ đang tồn tại

Những mối quan hệ của bạn với bạn bè, gia đình, và đồng nghiệp có thể bị ảnh hưởng do nỗi ám ảnh của bạn. Bạn có thể cảm thấy mình rút lui khỏi những mối quan hệ này hoặc liên tục nói về nỗi ám ảnh của mình, điều này có thể làm căng thẳng những mối liên kết này.

Biến động tâm trạng

Khi bạn bị ám ảnh về một người, bạn nhanh chóng cảm thấy rằng họ quyết định tâm trạng của bạn. Bạn cảm thấy vui sướng khi họ chú ý đến bạn và thật kinh khủng khi họ không làm vậy. 
Sự khó lường này có thể khiến bạn cạn kiệt cảm xúc và ảnh hưởng đến những người xung quanh, những người có khả năng phải gánh chịu những cảm xúc không ổn định của bạn.

Thực Hành Các Kỹ Thuật Để Quản Lý Những Suy Nghĩ Ám Ảnh

Furer cho biết, điều cần thiết là cần nhận ra rằng những suy nghĩ ám ảnh chỉ là những suy nghĩ, và thực hành trị liệu sẽ giúp bạn tập trung vào việc quản lý phản ứng tức thời, những hành vi hay những cảm xúc dẫn đến từ những suy nghĩ này có thể nảy sinh.
Để quản lý những suy nghĩ ám ảnh, bạn phải thực hiện những thay đổi hành vi có chủ đích và có chánh niệm. Ở đây có một số kỹ thuật thực hành có thể giúp bạn đạt được việc kiểm soát những suy nghĩ xâm nhập này:

Thừa nhận những suy nghĩ

Bước đầu tiên là bắt đầu nhận thức rõ hơn khi nào bạn đang có những suy nghĩ ám ảnh. Việc xác định và thừa nhận những suy nghĩ ám ảnh có thể giúp bạn tìm ra cách quản lý chúng.
Hãy cố gắng đừng phán xét chính bản thân vì những suy nghĩ này; thay vào đó, ghi nhận chúng khi chúng đến và đi, chú ý đến bất kỳ mẫu hành vi có hại nào khi chúng xuất hiện.

Đánh lạc hướng bản thân và tập trung lại

Bây giờ bạn có thể nhận diện khi nào bạn bị ngợp bởi những suy nghĩ ám ảnh, và bước tiếp theo bạn có thể làm là tham gia vào các hoạt động mà giữ cho tâm trí bạn bận rộn và tránh xa những suy nghĩ này.
Bạn có thể làm bất kỳ điều gì từ một sở thích mới đến tập thể thao thường xuyên, đọc sách, hoặc dành thời gian nhiều hơn với bạn bè và gia đình, những người giúp bạn luôn vững vàng. Điều quan trọng là tìm được thứ bạn thích và đòi hỏi sự tập trung hoàn toàn của bạn.

Đặt ra ranh giới

Việc đặt ra giới hạn có thể là thử thách đối với bản thân nhưng cần thiết khi bạn mắc chứng ám ảnh. Nếu nỗi ám ảnh của bạn khiến bạn liên tục theo dõi mạng xã hội của họ hoặc nhắn tin cho ai đó, thì nên đặt ra ranh giới rõ ràng để ngăn chặn điều này. Ví dụ, giới hạn thời gian bạn dành vào mạng xã hội, hoặc bỏ hoàn toàn nếu cần thiết.

Viết nhật ký

Việc viết nhật ký là một bài tập giải tỏa tâm lý buộc bạn phải đối mặt với những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Viết chúng xuống không chỉ là một cách trị liệu để xử lý những suy nghĩ này, nó còn giúp bạn hiểu cảm xúc của mình tốt hơn và có được cái nhìn tổng quan tại sao bạn có những suy nghĩ ám ảnh này.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Hầu hết mọi người có xu hướng giữ kín bí mật về những suy nghĩ ám ảnh. Âm thầm nuôi dưỡng chúng cho đến khi chúng chiếm hết cuộc sống của họ. Khi bạn nhận ra bạn đã hình thành thiois quen suy nghĩ ám ảnh về một người, hãy nói với bạn bè hoặc gia đình, người mà bạn tin tưởng để có thể cho bạn cái nhìn cần thiết để giúp bạn nhận ra rằng những suy nghĩ như vậy có thể gây hại.
Mặc dù  những kỹ thuật này có thể hữu ích, nhưng chúng có thể không hiệu quả ngay lập tức hoặc trong mọi tình huống. Những chiến lược này có thể không đủ nếu suy nghĩ ám ảnh cản trở khả năng tận hưởng các phần của cuộc sống. Do đó, có thể bạn cần tìm đến một nhà chuyên gia trị liệu trong việc giúp đỡ người lớn đối phó với chứng ám ảnh và suy nghĩ quá nhiều.

Nguyên Nhân Nào Dẫn Đến Chứng Ám Ảnh Một Người

Theo Furer, chứng ám ảnh được gây ra bởi một số yếu tố - có thể là bạn cảm thấy cô đơn hoặc đang tìm kiếm sự kết nối với ai đó. Cũng có thể do việc gặp ai đó rất thú vị, hoặc người mà bạn đầu tư suy nghĩ về những hành động lãng mạn với người đó.
Có thể bắt đầu bằng sự ngưỡng mộ, ước ao rằng cuộc sống của bạn phản chiếu những gì bạn tưởng tượng trong cuộc sống của người khác. Cũng có thể là do sự cô đơn, cảm thấy bản thân tệ hại, hoặc muốn người khác thích mình. Người mà bạn không thể dừng nghĩ đến có thể có mọi thứ mà bạn tin rằng mình đang thiếu, hoặc có thể khiến bạn cảm thấy được yêu thương hoặc đặc biệt.
Trong nhiều trường hợp, khi bạn ám ảnh về ai đó, bạn đặt họ lên một vị trí cao. Bạn chỉ nhìn vào những đặc điểm tích cực của họ và có xu hướng phớt lờ những khuyết điểm. Khi bạn nghĩ một người là hoàn hảo, điều này có thể khiến những suy nghĩ của bạn về họ thậm chí còn mãnh liệt hơn bởi vì, với bạn họ là người lý tưởng.
Sự sợ hãi cũng có thể đóng một vai trò khi bạn thấy mình đang hình thành những suy nghĩ ám ảnh về một người. Bạn có thể sợ bị từ chối hoặc bị bỏ rơi, những nỗi sợ này có thể khiến bạn liên tục nghĩ về người đó như một cách để cảm thấy gần gũi hơn hoặc an toàn hơn trong mối quan hệ của bạn với họ.
Việc sống với chấn thương chưa được giải quyết đôi khi có thể biểu hiện thành nỗi ám ảnh. Nếu bạn có một tuổi thơ khó khăn hoặc gặp vấn đề trong những mối quan hệ trước đây, bạn có thể nảy sinh nỗi ám ảnh với ai đó, người làm bạn cảm thấy như họ có thể “sửa chữa” bạn hoặc người mà bạn cảm thấy như mình có thể sửa chữa tình yêu, sự quan tâm, nỗ lực và sự chú ý của mình.

Những Dấu Hiệu Gì Cho Thấy Đang Bị Ám Ảnh Bởi Ai Đó?

Làm sao để bạn biết được khi nào suy nghĩ của bạn về ai đó vượt qua ranh giới từ hứng thú và tò mò đến ám ảnh? Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để giúp bạn nhận ra liệu bạn bị ám ảnh bởi ai đó hay không:
Nghĩ về người đó liên tục: Nếu bạn nghĩ về ai đó liên tục và những suy nghĩ này là rất thường xuyên và mãnh liệt, chúng làm bạn mất tập trung khỏi cuộc sống thường ngày, công việc và những nhiệm vụ khác, thì bạn có thể đã bị ám ảnh.
Theo dõi mạng xã hội của họ: Thỉnh thoảng, việc lướt qua các trang mạng xã hội của một người mà bạn thích là điều bình thường. Tuy nhiên, việc theo dõi mạng xã hội của họ, tìm kiếm những cập nhật, hoặc cố gắng tìm hiểu xem họ đang làm và đang ở với ai lại là điều ám ảnh. 
Ghen tuông thái quá: Việc cảm thấy ghen tuông nếu một người dành thời gian với người khác hoặc nói về người khác có thể là dấu hiệu của nỗi ám ảnh. Sự ghen tuông này thường là vô lý và có thể chiếm hết tâm trí.
Bỏ bê bản thân: Bạn có thể bắt đầu bỏ bê những nhu cầu, sở thích, và những trách nhiệm của bạn bởi vì bạn đã quá tập trung vào người đó. Điều này có thể gồm bỏ bữa, mất ngủ, hoặc việc bỏ những sở thích của mình.
Phớt lờ những mối quan hệ khác: Bạn có thể phớt lờ hoặc bỏ bê những mối quan hệ với bạn bè và gia đình bởi vì bạn quá bận tâm đến người mà bạn bị bán ảnh.
Ảo tưởng xâm nhập:  Dành nhiều thời gian mơ mộng hoặc tưởng tượng về một tương lai với người này, ngay cả khi những ảo mộng này không thực tế, đây là một dấu hiệu phổ biến của chứng ám ảnh.
Hành vi cưỡng chế: Điều này có thể gồm những hành vi như lái xe ngang qua nhà người đó, liên tục nhắn tin hoặc gọi điện cho họ, dành hàng giờ đọc lại tin nhắn hoặc email cũ hoặc các hành vi khác có thể khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát.
Furer cho biết rằng, chứng ám ảnh có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng nó sẽ bắt đầu trở thành mối quan tâm về mặt lâm sàng nếu nó ảnh hưởng đến thói quen và hoạt động hằng ngày của bạn. Bất kỳ tác động nào đến khả năng ăn, ngủ, đi làm, đi học hoặc khả năng chăm sóc bản thân nói chung của bạn đều là dấu hiệu chắc chắn cho thấy bạn đang bị ám ảnh bởi người khác. 
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này ở bản thân, có lẽ đã đến lúc bạn nên lùi lại và đánh giá cảm xúc của mình. Hãy nhớ rằng, có tình cảm mãnh liệt với ai đó là điều bình thường, nhưng khi những cảm xúc này bắt đầu chiếm lấy cuộc sống của bạn, việc xử lý chúng là rất cần thiết.

Vai Trò Của Việc Tự Chăm Sóc Bản Thân Trong Việc Vượt Qua Chứng Ám Ảnh

Khi bạn nghĩ đến việc chăm sóc bản thân, bạn có thể hình dung đến một ngày đi spa hoặc đi dạo thư thái trong công viên, tuy nhiên, chăm sóc bản thân không chỉ có vậy. Nó bao gồm bất kỳ hành động nào có thể thúc đẩy sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Nhiều tác nhân gây ra sự ám ảnh bắt đầu từ việc cảm thấy thiếu thốn về bản thân. Đặt ưu tiên cho việc chăm sóc bản thân có thể giúp bạn xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng. Theo đuổi những sở thích mới, dành thời gian kết nối với người khác trong tình bạn và cộng đồng, hoặc làm những việc khiến bạn cảm thấy tự tin và sẽ làm tăng đáng kể lòng tự trọng của bạn.
Khi bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, bạn sẽ ít có khả năng bị ám ảnh bởi những suy nghĩ đó.
Thêm vào đó, việc tự chăm sóc bản thân là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và lo âu do những suy nghĩ ám ảnh có thể gây ra. Những hoạt động như yoga, thiền, hoặc thậm chí những thú vui đơn giản hơn như tắm thư giãn hay đắm mình vào một cuốn sách có thể giúp tâm trí bạn bình tĩnh và giảm căng thẳng.

Chiến Lược Để Nuôi Dưỡng Cơ Chế Đối Phó Lành Mạnh

Việc phát triển những cơ chế đối phó lành mạnh sẽ giúp bạn quản lý những suy nghĩ ám ảnh về một người. Dưới đây là một số chiến lược có thể giúp bạn: 
Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên tốt cho cơ thể và có tác dụng kỳ diệu đối với trí óc. Nó giải phóng endorphin, là chất nâng cao tâm trạng một cách tự nhiên, và giúp giảm căng thẳng và lo âu.
Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng: Khi bạn ăn uống đúng cách, bạn cảm thấy tốt hơn. Ăn uống cân bằng đảm bảo cơ thể bạn nhận được các dưỡng chất cần thiết, điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng và mức năng lượng của bạn.
Thiết lập thói quen: Các hoạt động hằng ngày nuôi dưỡng cơ thể và tâm trí của bạn có thể mang lại cho bạn bạn cảm giác ổn định và bình thường. Chúng cũng giúp bạn bận bịu và giảm thời gian ám ảnh ai đó.
Hạn chế việc sử dụng mạng xã hội: Nếu mạng xã hội kích hoạt những suy nghĩ ám ảnh, hãy cố gắng giới hạn việc sử dụng nó. Cân nhắc thiết lập thời gian cụ thể cho việc kiểm tra mạng xã hội hoặc bỏ hoàn toàn. 
Kết nối với người khác: Dành thời gian với bạn bè và gia đình. Những tương tác xã hội có thể giúp bạn quên đi những suy nghĩ ám ảnh và hỗ trợ về mặt cảm xúc.
Tham gia những hoạt động sáng tạo: Những hoạt động sáng tạo như vẽ, viết, hay chơi nhạc có thể là phương pháp trị liệu. Chúng cũng giúp bạn có cơ hội để thể hiện cảm xúc và có thể là một cách giải tỏa tuyệt vời.
Những chiến lược này giúp bạn quản lý suy nghĩ của mình để chúng không chi phối cuộc sống của bạn, nhưng đừng cố gắng kìm nén hoàn toàn những suy nghĩ đó. Hãy đối mặt và xử lý chúng để bạn có thể tập trung vào việc tạo ra một không gian tinh thần lành mạnh hơn cho bản thân mình.
Việc ám ảnh ai đó có thể cảm thấy cô lập, nhưng bạn nên biết bạn không một mình. Bạn có thể vượt qua điều đó bằng các chiến lược đúng đắn và, trong vài trường hợp, sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý là cần thiết, đặc biệt là khi những suy nghĩ ám ảnh ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Mặc dù việc có cảm xúc mãnh liệt với một người khi chúng bắt đầu kiểm soát cảm xúc của bạn là điều bình thường, nhưng đã đến lúc bạn cần đánh giá lại tại sao bạn cảm thấy những suy nghĩ này và liệu bạn có cần phải làm gì đó về chúng hay không. Bạn có thể bắt đầu bằng việc sử dụng những chiến lược đơn giản như chánh niệm, thiết lập ranh giới cá nhân, duy trì hoạt động thể chất, và tham gia các hoạt động bổ ích. Tất cả những điều này có thể tác động đáng kể cách bạn quản lý những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn đã thử tất cả những chiến lược này và thấy rằng những suy nghĩ ám ảnh vẫn còn quá lớn hoặc ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn, thì hãy cân nhắc tìm đến chuyên gia trị liệu. Một nhà trị liệu có thể mang lại hướng dẫn và hỗ trợ giúp bạn điều hướng những cảm xúc này.