Trong bài viết lần này, tôi sẽ giải thích 10 thuật ngữ phổ biến trong ngành QHQT cũng như chuyên ngành IPE mà bạn có thể đã thấy qua.
Đằng sau mỗi thuật ngữ là tập hợp nhiều hành vi chính trị và trường phái quan sát khác nhau. Tuy nhiên, dù là quan sát bằng lăng kính nào thì các thuật ngữ đều tuân theo một số quy tắc/ từ khóa. Chính vì vậy, tôi cố gắng đưa các giải thích về mức cơ bản để bạn có thể hình dung được cụm từ và bối cảnh mà nó thuộc về.
1. Anarchy - Vô chính phủ: trong qhqt, “vô chính phủ” là cụm từ dùng để chỉ môi trường chính trị mà ở đó, không có chủ thể nào có quyền lực cao hơn quốc gia để cai trị/ quản lý quốc gia.
2. Social contract - Khế ước xã hội: định nghĩa được xây dựng bởi Rousseau mô tả hành vi từ bỏ một phần (hoặc toàn bộ) trạng thái tự nhiên của con người để đổi lại lợi ích xã hội (sự tồn tại, an toàn, tài sản) 
3. Nation State - Quốc gia Dân tộc: Là hệ thống tổ chức được xác định bởi nhóm người có sự chia sẻ chung về địa lý, chính trị và văn hóa, tạo thành một dân tộc điều hành nhà nước. 
4. Security Dilemma - Lưỡng nan an ninh: thuật ngữ mô tả tình trạng, hành vi tăng cường an ninh của một quốc gia. Hành vi này đồng thời khiến các quốc gia khác cảm thấy bất an, thúc đẩy các quốc gia khác cũng tăng cường an ninh tương tự.
5. Balance of power - Cân bằng quyền lực: hành vi của các quốc gia trong môi trường vô chính phủ nhằm đảm bảo không có quốc gia nào đủ sức quản lý quốc gia khác, bằng cách tự gia tăng sức mạnh hoặc liên minh với quốc gia khác. 
6. Security - An ninh: thuật ngữ mô tả một trạng thái của quốc gia không gặp nguy hiểm hay bị đe dọa bởi các yếu tố quân sự hoặc phi quân sự. 
7. Liên minh - Alliance: là cam kết của một nhóm quốc gia nhằm đảm bảo an ninh chung của khu vực hoặc của nhóm quốc gia. 
8. Political discourse - Diễn ngôn chính trị: tập hợp hành vi, lời nói của chính trị gia/ người có quyền lực trong các thảo luận chính trị, chính sách với mục tiêu định hình cách suy nghĩ/ nhìn nhận của công chúng.
9. National security - an ninh quốc gia: tập hợp các yêu cầu cần thiết để duy trì sự tồn vong của nhà nước, thông qua việc sử dụng sức mạnh kinh tế, ngoại giao, triển khai sức mạnh và quyền lực chính trị.
10. International Political Economy - Kinh tế chính trị quốc tế: một phân ngành của QHQT, nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố kinh tế và chính trị. 
Mỗi thuật ngữ sẽ có sự phát triển khác nhau, dựa trên góc nhìn trường phái chính trị mà độc giả lựa chọn. 
Trên đây là một số thuật ngữ tôi muốn giới thiệu đến bạn. 
KKC.