30 trang web tìm tài liệu khi làm Tiểu luận
Các trang web giúp sinh viên tìm kiếm tài liệu tiểu luận

1. Google Scholar
Google scholar đã dìu dắt mình qua những năm đại học. Google Scholar là một cơ sở dữ liệu dễ truy cập khi bạn muốn tìm các bài viết chất lượng để trích dẫn trong bài tiểu luận của mình. Nó lọc ra những nguồn không đáng tin cậy và cung cấp các nguồn tài liệu chất lượng.
Link truy cập: https://scholar.google.com/
2. Sci-Hub
Nhắc đến Google scholar thì không thể không nhắc đến Sci-Hub. Bởi vì, một số tài liệu trên Gg scholar không cho phép tải xuống hoặc đọc toàn văn, khi đó Sci-Hub sẽ rất hữu ích cứu nguy cho bạn.
Link truy cập: https://sci-hub.se/
3. Jstor
JSTOR là một kho lưu trữ trực tuyến của rất nhiều journal và sách học thuật khác nhau.
Bạn có thể tìm kiếm JSTOR theo chủ đề, tên tác giả, hoặc tiêu đề.
Link truy cập: https://www.jstor.org/
4. Endnote Basic
Là một trong những công cụ quản lý nguồn trích dẫn (reference) nổi tiếng nhất và bạn có thể sử dụng nó online một cách miễn phí. Bạn có thể tìm kiếm nguồn trích dẫn từ các cơ sở dữ liệu (database) hoặc danh mục thư viện trực tuyến hoặc bạn cũng có thể tạo reference theo cách thủ công bằng cách điền vào form.
Sử dụng các tính năng nâng cao cần phải trả phí.
Link truy cập: https://endnote.com/product-details/basic/
5. Thesis Generator
Thesis Generator sẽ giúp bạn tạo ra một dàn bài (outline) hoàn chỉnh cùng với thesis statement. Bạn chỉ cần viết ra chủ đề (topic), ý kiến (opinion), ý chính về chủ đề đó (main idea), lý do ủng hộ ý kiến của mình (supporting ideas), quan điểm đối lập (opposing viewpoint) và tiêu đề của bài luận (title).
Link truy cập: https://writingcenter.ashford.edu/thesis-generator
6. ScienceDirect
Cơ sở dữ liệu ScienceDirect tập hợp nhiều tài liệu từ các đầu tạp chí (đa phần đều có chỉ số Scopus nên đảm bảo chất lượng học thuật, đáng tin cậy) và hàng ngàn đầu sách điện tử. Ngoài ra, ScienceDirect cũng đăng tải các công trình khoa học, sách và sổ tay do Elsevier xuất bản.
Link truy cập: https://www.sciencedirect.com
7. Check Plagiarism: kiểm tra độ unique của bài luận
Một số trang web và công cụ hỗ trợ bạn kiểm tra đạo văn như:
- Turnitin, DoIT: 2 trang web này kiểm tra rất tốt và chính xác. Tuy nhiên cần có tài khoản và trả một khoản phí để kiểm tra.
Một vài trang web có thể kiểm tra miễn phí một số lượng từ nhất định (để tham khảo), như:
- Smallseotools (có tiếng Việt), có thể kiểm tra miễn phí 1000 từ. https://smallseotools.com/plagiarism-checker/
- Check-plagiarism (trên trang web người ta nói có thể kiểm tra 10.000 - 15.000 từ trên mỗi tìm kiếm miễn phí á, còn mình kiểm tra sao có được 5000 từ à). Mà cái này mình đánh giá nó kiểm tra tốt hơn cho các bài luận tiếng Anh í. https://www.check-plagiarism.com/
- Plagiarismdetector (Kiểm tra miễn phí 1000 từ, trang web này khá là ổn) https://plagiarismdetector.net/
- Duplichecker (Kiểm tra 1000 từ miễn phí) https://www.duplichecker.com/
- Paperrater https://www.paperrater.com/plagiarism_checker
8. Bibliography Generator: hỗ trợ về trích dẫn trong bài luận
Tạo trích dẫn với các kiểu như MLA, APA và Chicago.
9. Công cụ trích dẫn Edubirdie IEEE
Hỗ trợ tạo trích dẫn với hơn 10 kiểu trích dẫn như: APA, IEEE, MLA, Chicago, Harvard, CSE…
10. StudyLib
Studylib là một thư viện trực tuyến gồm một bộ sưu tập rất nhiều các tài nguyên khác nhau sẽ giúp bạn trong học tập. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì và tìm tài liệu chất lượng miễn phí.
11. Managementhelp
Thư viện gồm 1000 nguồn tài nguyên thực tiễn cao, miễn phí để phát triển cá nhân, nghề nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức.
12. Openknowledgemaps
Công cụ tìm tài liệu một cách khoa học và nhanh chóng. Đặc biệt các nguồn ở đây là miễn phí và mở.
Khi bạn nhập từ khóa tìm kiếm, trang web sẽ tạo một bản đồ tổng hợp các tài liệu có liên quan nhất đến chủ đề của bạn, bao gồm tổng quan các nguồn tài liệu, xác định khái niệm có liên quan.
13. QuillBot
QuillBot là một công cụ hỗ trợ bạn diễn giải lại các câu, đoạn văn hoặc bài báo tiếng Anh dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Link: https://quillbot.com/
14. Grammarly
Tương tự QuillBot thì grammarly cũng kiểm tra về ngữ pháp cho các bài luận tiếng anh của bạn.
15. Nhà xuất bản ĐH Cambridge
Kho giáo trình miễn phí của Nhà xuất bản ĐH Cambridge. Hơn 700 giáo trình đã xuất bản thuộc các lĩnh vực Vật lý, Khoa học Trái đất, Toán học, Kỹ thuật, Khoa học xã hội và nhân văn…
Có thể xem online. Sử dụng quyền truy cập của tổ chức để thực hiện các hành động khác.
16. Website tải sách chuyên ngành miễn phí cho sinh viên
Website này cung cấp cho SV các Bản textbook dạng pdf, thuộc lĩnh vực toán học, khoa học, khoa học xã hội…
Link: https://openstax.org
Cổng thông tin khoa học giúp tìm kiếm thông tin đồng thời trên 32 cơ sở dữ liệu khoa học Hoa Kỳ và cổng kết nối đến 52 nước khác, với trên 200 triệu trang thông tin khoa học kỹ thuật, bao gồm tài liệu của DOAJ và Journals Online projects (JOLs)
18. Gutenberg Project
Dự án Gutenberg cung cấp hơn 54.000 ebook miễn phí: Chọn trong số sách điện tử miễn phí, sách kindle miễn phí, tải chúng hoặc đọc chúng trực tuyến. Bạn sẽ tìm thấy văn học vĩ đại của thế giới ở đây, đặc biệt là các tác phẩm cũ hơn mà bản quyền đã hết hạn. Chúng được số hóa và kiểm tra kỹ lưỡng với sự trợ giúp của hàng ngàn tình nguyện viên.
19. IOPscience
Cung cấp các ấn phẩm nghiên cứu khoa học hàng đầu được phân phối trên toàn thế giới.
20. World Science Publisher
Cung cấp cho người dùng tin tạp chí kinh tế, quản lý, khoa học y tế, khoa học đời sống, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội, ngôn ngữ học và giáo dục.
21. Tạp chí Online: Từ nguồn kinh phí của Quỹ Ford Việt Nam và các nguồn tài trợ khác
Dự án Tài trợ Tạp chí (JDP - Journal Donation Project) đã cung cấp hàng trăm tên tạp chí cho 25 thư viện các trường đại học, các viện nghiên cứu và các phòng tư liệu khoa tại Việt Nam. Các bài tạp chí đã được dịch sang tiếng việt.
22. Slideshare
Nguồn dữ liệu giúp bạn tìm kiếm nhiều chủ đề và các tài liệu khác nhau. Chúng được trình bày thông qua nhiều hình thức như slides, đồ họa thông tin, tài liệu hoặc video...
Chúng ta có thể tìm kiếm được nội dung bài giảng, các báo cáo và số liệu cơ bản từ trang web này.
23. SciELO (Scientific Electronic Library Online)
Truy cập miễn phí đến bộ sưu tập các thông tin, tư liệu trong nhiều tạp chí.
Link: https://scielo.org/
24. PLoS (Public Library of Science)
Thư viện các tạp chí toán học trực tuyến, tuyển tập các bài báo, tài liệu chuyên môn và các nguồn tài liệu khác về lĩnh vực toán học. Xem trực tuyến hoặc tải về.
Link: https://www.plos.org/
Trang sách miễn phí của vợ chồng Bill Gates mở ra cho sinh viên trên toàn thế giới.
26. Taylor & Francis Online
Là cơ sở dữ liệu miễm phí của hơn 30 lĩnh vực khoa học.
Hơn 4 triệu bài báo truy cập mở (xem và tải).
Đối với các bài truy cập đóng thì bạn có thể sử dụng số DOI được cung cấp rồi chuyển qua Scihub để tìm bản toàn văn.
27.SpringerOpen
Là một nguồn tài nguyên truy cập mở của các bài báo khoa học miễn phí.
28. PQDT Open – ProQuest
Mơi cung cấp toàn bộ những bài luận văn, luận án có chất lượng cao.
(Nếu trường bạn có liên kết với cơ sở dữ liệu này thì bạn có thể đăng nhập và sử dụng các tài liệu mở xịn nhé)
29. Open Access Theses and Dissertations
Có thể để tìm kiếm các luận văn và luận án tốt nghiệp truy cập mở được xuất bản trên khắp thế giới (từ hơn 1100 trường cao đẳng, đại học và tổ chức nghiên cứu. OATD hiện đang lập chỉ mục cho 6,331,490 luận án và luận văn.)
30. Directory of Open Access Journal (DOAJ)
Cung cấp các bài khoa học và tạp chí có nguồn truy cập mở
31. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang thư viện trực tuyến cung cấp các tài liệu khoa học, luận văn của trường.
32. Tạp chí khoa học trực tuyến Việt Nam (VJOL)
Một nguồn tài liệu hay, với các bài tạp chí khoa học hỗ trợ bạn củng cố nội dung bài tiểu luận.
33. Academia
Với nguồn thông tin lớn có thể tải về miễn phí, có các tài nguyên về lĩnh vực lịch sử, kỹ thuật, kinh tế học, tâm lý... Có thể sử dụng để tham khảo thêm.
Đây là bài viết tổng hợp những trang web cung cấp nguồn tài liệu làm bài. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng và viết bài bạn cũng cần chọn lựa và cân nhắc các tài liệu phù hợp với bài viết và mục tiêu bài làm của bạn.
Mục lưu ý: Làm sao bạn biết thông tin trực tuyến nào đáng tin cậy?
Chúng ta nên căn cứ vào tính đúng đắn, độ tin cậy, tính nguyên bản, tính cập nhật… của một thông tin, nguồn thông tin. Có thể kiểm tra một vài khía cạnh sau:
- Tên miền: tên miền kết thúc bằng .edu, .gov hoặc .org, tại các trang web có tên miền này bạn có thể tin rằng thông tin bạn tìm được ở đó là nguyên gốc.
- Các tài liệu bài giảng, giáo trình, bài nghiên cứu khoa học, luận văn, sách (xem xét nhà xuất bản và tác giả), tài liệu, báo cáo… tại các thư viện trực tuyến quốc gia, thư viện các trường đại học.
- Xem số lượng người truy cập và đánh giá. Điều này thường đúng với các blog. Đối với blog, càng nhiều người đặt đường link hoặc đăng ký trên trang đó, thì trang đó càng đáng tin hơn các trang khác.
- Tùy theo từng lĩnh vực mà có các trang web mạnh về chuyên môn đó. Ví dụ đối với các thông tin về sức khỏe chúng ta thường tìm thông tin ở bộ y tế, các bệnh viện lớn, bệnh viện trung ương, các bác sĩ có chuyên môn cao… chúng ta cần biết lựa chọn trang web tham khảo cho từng chủ đề khác nhau.
- Nguồn tham khảo. Kéo xuống phần cuối của một bài viết thường có mục tài liệu tham khảo. Càng nhiều tham khảo (lý tưởng là bài nghiên cứu khoa học, sách, bài báo, nguồn tham khảo các trang chính thống…) thì bài viết càng đáng tin.
Chú ý nguồn Wikipedia nhé, nhiều bạn mình thấy làm luận hay lấy nguồn này á. Bản thân trang Wikipedia không phải bài viết nào cũng đáng tin vì bất kỳ ai, không nhất thiết là một chuyên gia, đều có thể viết nó. Nên việc lấy nguồn ở trang này cần hết sức chú ý. Bạn nên kéo xuống cuối bài để tham khảo nguồn tài liệu của bài viết trên Wikipedia sẽ ổn hơn.
- Chất lượng đường link và nguồn được liệt kê trong bài viết.- Thông tin là nguyên bản không? có được cập nhật theo thời gian không?
- …v…vv…
Ghé thăm Mèo đi học

Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất