#16. Người kỷ luật nhất là người ít phải sử dụng tới nó nhất
Trông nền văn hóa của chúng ta hiện nay nếu một người có một thói hư tật xấu như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ma túy thì chắc hẳn...

Nguồn: Dave Lowe – Unsplash
Trông nền văn hóa của chúng ta hiện nay nếu một người có một thói hư tật xấu như nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ma túy thì chắc hẳn đây là một con người đáng thất vọng, thiếu kỷ luật, thiếu đạo đức. Thậm chí cả những điều nhỏ nhặt hơn như một người hay trì hoãn, hay bị béo phí thì tất cả là do họ thiếu kỷ luật với bản thân. Tất cả những điểm yếu hay thói thư thật xấu như nêu trên đều có thể giải quyết được cho rằng là những điều nhỏ nhặt mà một người với đầy tinh thần kỷ luật sẽ dễ dàng tránh được và không mắc phải hoặc thậm chị bạn mắc phải nhưng bạn sẽ thoát được khỏi nó.
Trong xã hội hiện nay, một con người thường được nhìn nhận và dán chiếc nhãn đó là một con người kỷ luật hay đó là một con người vô kỷ luật. Trong mọi trường hợp người kỷ luật sẽ đi theo những kế hoạch và làm những điều đúng đắn, bất kể các yếu tố môi trường xung quanh như thế nào đi nữa. Còn người vô kỷ luật thì họ sẽ không quan tâm tới kế hoạch, họ cũng không quan tâm tới lẽ phải, những gì họ muốn là tuân theo sự tiện lợi, tuân theo bản năng của họ.
Tuy nhiên liệu điều đó có đúng? Liệu rằng thực sự có những người có mà họ đạo đức hơn hay kỷ luật hon những người khác? Trong các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học khi thực hiện phân tích những người được cho là có khả năng kiểm soát bản thân tốt hơn những người khác thì có một điều thú vị đã được chỉ ra. Những người này không khác gì so với những người đang bị coi là kém kỷ luật hơn, họ cũng phải vật lộn với việc kiểm soát bản thân mình. Điều khác biệt giúp họ có thể có ‘kỷ luật’ hơn những người khác là họ đóng khung cuộc sống của họ trong những chiếc hộp an toàn, nơi mà họ hiếm khi phải sử dụng tới sự ‘kỷ luật’ hay những nỗ lực ý chí của bản thân.
Tờ New York Times đã đăng một nghiên cứu đầy thú vị của các nhà khoa học về hội đồng ân xá của Isarel, theo đó các tù nhân người đã hoàn thành ít nhất 2/3 thời gian thi hành án được trình diện trước hội đồng thẩm phán vào ba khung giờ cụ như sau: ca thứ nhất lúc 8:50 sáng, ca thứ hai lúc 3:10 và ca thứ ba là vào lúc 4:25 chiều. Về lý thuyết thì nếu như tất cả mọi quyết định được đưa ra trên cùng nguyên tắc và dựa trên số lượng mẫu lớn thì tỷ lệ quyết định ân xá cho các ca này nên là tương đương nhau.
Tuy nhiên, dựa trên số liệu của hơn 1100 quyết định được đưa ra trong vòng một năm thì số liệu đưa ra con số thống kê như sau. Những tù nhân xuất hiện vào buổi sáng được nhận ân xá khoảng 70% số lần nhưng những người xuất hiện muộn hơn trong ngày chỉ được ân xá khoảng 60%, ít hơn 10% so với những người xuất hiện trong ca buổi sáng. Lý do của sự khác biệt này là bộ não mỗi lần đưa ra quyết định đều phải sử dụng một phần nỗ lực ý chí và khi nó quá mệt mỏi thì thường nó sẽ đưa ra những quyết định mang tính chất an toàn và dễ dàng hơn. Trong trường hợp này là giữ nguyên trạng thái của những người tù nhân, an toàn trong tù, và các vị thẩm phán này sẽ luôn có cơ hội xem xét lại trường hợp ân xá này trong những lần sau đó.
Trong nghiên cứu này, việc bổ sung lượng glucose sẽ giúp tăng cường sức mạnh ý chí cho các vị thẩm phán và cơ hội cho những người tù nhân được ân xá. Những người tù nhân xuất hiện trước thời gian nghỉ ngơi và nạp một chút năng lượng từ bánh sandwich và hoa qua sẽ chỉ có 20% cơ hội được ân xá nhưng những người xuất hiện sau thời gian nghỉ sẽ có 65% cơ hội. Những người tù nhân xuất hiện ngay trước bữa trưa chỉ có 10% cơ hội. Sau bữa trưa con số này đạt mức 60%. Những trường hợp mà thực sự về bản chất xem xét theo các tiêu chỉ của thẩm phán là giống nhau, nhưng do thời gian xuất hiện khác nhau mà họ sẽ được hay không được chấp thuận giảm án. Một người tù nhân xuất hiện lúc 3:10, anh ta đã gặp vận xui vì là ca cuối cùng trước giờ nghỉ buổi chiều của hội đồng thẩm phán, anh đã bị từ chối ân xá. Nhưng với một người tù nhân khác đang thi hành bản án tương tự nhưng anh ta may mắn xuất hiện vào lúc 1:27 và là ca đầu tiên sau bữa trưa của hội đồng thẩm phán, anh ta đã được trao tặng ân xá.
Nghiên cứu này cũng như nhiều cứu khác thêm về sức mạnh của nỗ lực ý chí, chứ không chỉ về việc phải sử dụng bộ não để đưa ra kết luận đã đưa ra những sự kiện và có lẽ cũng là những sự thật trái ngược hẳn với niềm tin vốn có trong xã hội hiện nay. Về cơ bản thì sức mạnh ý chí, sự nỗ lực của chúng ta đều rất có giới hạn và kể cả bạn có bổ sung thêm glucose thì nó cũng chỉ phụ hồi được một phần nào đó mà thôi bạn sẽ cần sự ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ để nó tăng cao và đặt ngưỡng tối đa vào đầu giờ sáng ngày hôm sau.
Như vậy thực sự thì một người kỷ luật cũng chỉ có một khoảng sức mạnh ý chí tương tự như một người kém kỷ luật. Sự khác biệt đáng chú ý của hai người này là khả năng đóng khung các lịch trình sinh hoạt cũng như việc họ thiết kế môi trường xung quanh để giảm thiểu các yếu tố kích thích, lôi kéo họ vào những thói quen, hành vi không mong muốn. Hoặc họ sẽ hạn chế các lựa chọn của mình để dành năng lượng ý chí cho các hoạt động khác mà cần tới nguồn năng lượng này hơn. Ví dụ điển hình cho trường hợp này chính là Steve Job với chiếc áo đen cổ lọ cùng với chiếc quần jeans Levi’s hay chiếc áo phông màu xám của Mark Zuckerberg. Họ gần như luôn hiện diện với những trang phục cố định này.
Những thói quen không lành mạnh thường có khả năng tự nuôi dưỡng chính nó, nó thường nuôi dưỡng những khả năng mà bạn muốn làm tê liệt như:
- Bạn cảm thấy tệ, vì vậy bạn ăn đồ ăn nhanh. Bởi vì bạn ăn đồ ăn nhanh, bạn cảm thấy tệ.
- Ngồi xem ti vi làm bạn cảm thấy kém linh hoạt, ù lì, do vậy bạn lại càng xem ti vi nhiều hơn bởi vì bạn không có năng lượng để làm việc gì khác.
- Bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình, chính điều này khiến bạn hút thuốc để làm giảm căng thẳng, việc hút thuốc lại khiến cho sức khỏe của bạn xấu hơn và bạn sẽ lại nhanh chóng cảm thấy lo lắng hơn.
Về cơ bản thì bộ não của bạn sẽ chỉ cần nhìn thấy ‘dấu hiệu’ của một thói quen hay của một ham muốn nào đó thì lập tức ham muốn thực hiện hành động hay thói quen đó sẽ bùng phát. Việc một người nghiện được xem một bức tranh về ma túy trong 0.033 giây cũng đủ để bộ não nhận ra dấu hiếu và khiến cho não bộ bùng lên ham muốn cho dù bộ não không thể nhận ra điều đó một cách có ý thức. Như vậy để kỷ luật hơn thì bạn hãy sống trong môi trường không có các dấu hiệu này.
Như vậy để thực sự trở nên kỷ luật, thứ bạn cần thực hiện không phải là ao ước mình sẽ kỷ luật hơn, có nhiều năng lượng ý chí hơn mà bạn sẽ cần chú ý tới việc bổ sung nguồn năng lương cho ý chí của mình. Thiết kế lại môi trường xung quanh để giúp bạn có thể cách ly được với tác nhân kích thích khiến bạn phải đưa ra các quyết định không cần thiết hay phải sử dụng tới ý chí để giữ kỷ luật. Giải pháp như vậy sẽ là thực tế hơn cả.
Kiểm soát bản thân chỉ là một chiến lược ngắn hạn, không thích hợp cho dài hạn. Bạn có thể kháng cự lại sự cám dỗ tốt trong những lần đầu tiên, nhưng một khi bạn đã xài cạn năng lượng ý chí của mình thì việc đó không còn khả thi nữa và bạn sẽ bị cuốn theo các mong muốn nhất thời của bản năng và bạn sẽ trở thành sản phẩm của môi trường mà bạn sống trong đó.
Source:
- Link gốc của bài báo trên NYT: https://www.nytimes.com/2011/08/21/magazine/do-you-suffer-from-decision-fatigue.html
- Bản dịch tiếng Việt khá dễ hiểu và thêm một số note, phân tích thêm tại trạm Đọc: https://tramdoc.vn/tin-tuc/dung-bao-gio-ra-quyet-dinh-vao-luc-4-gio-chieu-lua-chon-bao-mon-y-chi-cua-chung-ta-nhu-the-nao-nlyQwW.html

Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất