10 năm xã hội Hà Nội thay đổi thế nào
Dạo này mình thấy nhiều điều thay đổi. ...
Dạo này mình thấy nhiều điều thay đổi.
10 năm trước là 2012
- Hồi đó mặc bikini và váy ngắn dưới gối, áo croptop là hơi chơi bây giờ thì dân bình thường teen mặc nhiều.
- Hồi đó ở quán bar dancer nhảy sexy là cũng hơi hơi không bị hạn chế. Giờ dancer nhảy uốn éo khắp nơi. Nhảy khiêu gợi giờ không còn là của riêng dancer. Khoảng 3 năm gần đây khi có tiktok, học sinh cấp 2, cấp 3, sinh viên đều nhảy cả.
- Người đồng tính. Có thay đổi nhưng vẫn hạn chế không nhiều và phổ biến như HCM
- Ô tô vẫn là tài sản lớn. Nhưng ngày xưa đa số là xe sang từ cấp lãnh đạo, doanh nghiệp. Bây giờ có vẻ phần lớn ô tô - tầm 5-700tr là xe của tầng nhân viên chung chung. Nói chung đi ô tô không còn chỉ là người giàu như trước.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Phan Sào Nam
"Thái độ, văn hóa tôn sùng sự giàu có nói chung và người giàu nói riêng, từ đó dẫn đến thái độ coi thường hay thậm chí là bỏ mặc người nghèo khó, là nguyên nhân lớn nhất và phổ biến nhất dẫn đến sự băng hoại đạo đức xã hội." - Adam Smith
"Không nên nhầm lẫn giữa Trí Tuệ - Đức Hạnh (thứ cần được tôn vinh) và sự giàu có." - Adam Smith
Tôi sống lâu hơn bạn tí, nên có thể so sánh tận 20 năm. Và thấy những điều Adam Smith nói là vô cùng chính xác (ông là nhà kinh tế học của chủ nghĩa thị trường tự do). Ông đã nêu được hệ quả xấu của một nền kinh tế phát triển nhưng không đi kèm nền giáo dục phát triển.
Tại sao? Nếu văn hóa của một quốc gia tôn vinh người giàu, thay vì người có tri thức, đạo đức tốt, ý thức tốt thì người ta sẽ bất chấp đạo đức vì cái giàu. Đây là sự thất bại của giáo dục ở VN hiện nay.
Bao nhiêu tội phạm tham nhũng, bao nhiêu gia đình tan nát vì tranh chấp tài sản, bao nhiêu con người chạy theo đồng tiền bất chấp làm hại người khác, v.v... Điều này sẽ không bao giờ chấm dứt nếu thái độ của chúng ta với sự giàu có vẫn ở mức "tôn sùng" như hiện nay.
Theo Adam Smith, chúng ta chỉ nên quan tâm tới tài sản của mình nếu như nó ở dưới mức đủ sống, còn khi nó đã qua mức đó, thì cái chúng ta cần quan tâm là đạo đức, tri thức của mình.
- Báo cáo

vanminhcongso
Adam Smith nói trong môi trường XH tư bản. kinh tế tự do. chính quyền phục vụ kinh tế tự do. còn chúng ta 1 phần do kinh tế tư bản, 1 phần do trách nhiệm của nhà nước. tôi luôn băn khoăn tại sao XH cứ tôn trọng người giàu 1 cách đáng kinh ngạc. nhiều người không giàu nhưng những lời nói đúng thường bị bỏ qua không được tôn trọng trong khi những người giàu có nổi tiếng nói luyên thuyên thì lại được tung hô. tôi vẫn tin lý do XH VN thiếu nền tảng đạo đức là do giáo dục và gốc rễ là do sự lãnh đạo của đảng và nhà nước. thượng bất chính hạ tắc loạn.
- Báo cáo

vanminhcongso
Adam Smith nói trong môi trường XH tư bản. kinh tế tự do. chính quyền phục vụ kinh tế tự do. còn chúng ta 1 phần do kinh tế tư bản, 1 phần do trách nhiệm của nhà nước. tôi luôn băn khoăn tại sao XH cứ tôn trọng người giàu 1 cách đáng kinh ngạc. nhiều người không giàu nhưng những lời nói đúng thường bị bỏ qua không được tôn trọng trong khi những người giàu có nổi tiếng nói luyên thuyên thì lại được tung hô. tôi vẫn tin lý do XH VN thiếu nền tảng đạo đức là do giáo dục và gốc rễ là do sự lãnh đạo của đảng và nhà nước. thượng bất chính hạ tắc loạn.
- Báo cáo

Tôi đang vui VL
xã hội thì ko có gì thay đổi nhiều lắm nhưng tôi là một người yêu thích công nghệ thì về mãng này nó thay đổi kinh khủng khiếp, những thứ lúc đó xem như là không thể nào thì bây giờ nó lại hiển nhiên như vân tay trên đt chẳn hạn
hay hình dáng chiếc đt ngày xưa với bây giờ thì cũng 1 trời 1 vực
- Báo cáo