Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể nghe bản audio tại đây:


Dân chơi Hà thành những năm Pháp thuộc không ai là không biết đến giai thoại cô Bé Tý (Betty), người không chỉ giàu ngang ngửa cô Tư Hồng mà còn là người cặp với nhiều quan chức người Pháp nhất thời bấy giờ.

Chủ báo Henry de Massias là người thu thập tư liệu để viết về cuộc đời li kì của bà Chúa Tiên với nhan đề: La vie merveilleuse de Betty la Tonkinoise. Độc giả trong và ngoài nước hẳn ai cũng biết Betty là phiên âm tiếng Anh (Anglais) của cô Bé Tý Hàng Bạc.

Phố Hàng Bạc năm 1896

1. Giới thiệu về Cô Bé Tý Hàng Bạc

Bettty là cô gái nhà quê, được bố mẹ nuôi là công sứ Hưng Yên dạy cho tiếng Pháp truyền khẩu, thế nên chỉ 5,6 năm sau đã thông thạo Pháp ngữ. Các quan thầy không chỉ mê mệt Betty vì vẻ đẹp (Massias so sánh nàng thơm tho, ngon lành như múi mít chín mọng) mà còn thông minh, nhiều phen khiến họ phải đau đầu vì những câu hỏi hóc búa. Cái giá trị của Betty nằm ở chỗ đó, vì hầu như ở xứ An Nam ít người thạo tiếng Pháp như cô.

Cuộc đời Betty là cả một huyền thoại đánh đấu bởi những cuộc phiêu lưu đầy kịch tính. Nàng là con út trong một gia đình 3 con, cha làm Đề lạc, bị thất lạc cha từ nhỏ, bé thánh con cưng của vợ chồng viên công sứ Hưng Yên J. Simoney, với tên Tây là Félicie. 

Bà công sứ, nguyên con gái viên Chánh Tổng ở Cầu Ngàng, vì hiếm hoi nên rất quí chiều cô bé, cử một cô khâu đứng tuổi phục dịch, chăm sóc bé và một con hầu nhỏ làm bạn chơi đùa. Viên công sứ còn sai một thầy thông dạy bé học quốc ngữ và tiếng Tây. Thấm thoắt, sau mấy năm, Bé lột xác thành cô bé dậy thì 17 tuổi, đẹp ngoan, biết chữ. 

Năm đó (1905) dịch hạnh đen bỗng hoành hành trong vùng Trung châu. Vợ công sứ Simoney chẳng may mắc dịch chết giữa lúc Bé mơn mởn như trái chín đầu cành. Bà mất chưa đầy tháng, thì một đêm, Bé bị bố nuôi làm nhục, khóc vùi đến sáng, rồi cách một ngày sau bỏ nhà trốn biệt. Simoney sai lính và nhân viên bổ đi kiếm mấy ngày không thấy. Bé Tý đi tàu thuỷ lên HÀ NỘI, đem một vali đồ vật dụng vá tế nhuyễn gồm một số nữ trang, vàng ngọc khá bộn của mẹ nuôi và tư trang riêng, trên 1000 đồng dành dụm 5,6 năm đủ nuôi sống bé vài năm nếu không ăn tiêu rất phung phí quá.

2. Những cuộc tình của Cô Bé Tý

Mấy tháng sau, Betty bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nàng phải bán đôi xuyến cuối cùng để thanh toán tiền nhà hàng. Rồi một cứu tinh đến với nàng. Viên quan ba Bounet là chỉ huy một sư đoàn Bắc Phi đến tiêu diệt quân Đề Thám. Một lần khi Betty đang vận bộ đồ ngủ mỏng mang, Bounet đẩy nhầm cửa phòng vào và sau đó rối rít xin lỗi. Trưa hôm sau, chờ nàng rời phòng, Bounet xáp lại chào và mời nàng ăn trưa. Sau đó, họ trở thành đôi tình nhân gắn bó. Nhưng do nhận được lệnh ở cấp trên, Bounet phải lên vùng rừng núi Yên Thế đánh giặc, bị trúng đạn ở Lưng và chết trên đường đưa về HN. Mất đi nguồn trợ cấp, Betty lại lâm vào cảnh túng quẫn.

Một hôm, có một viên quan tây râu xồm tên Lastelle, tự nhận mình là chỉ huy của Bounet. Betty sai người mang rượu lên đãi khách rồi mời lại ăn trưa. Trong bữa ăn, hai người trò chuyện mỗi lúc một thân và từ đó Betty cặp với Lastelle, Chỉ huy tỉnh đội Bắc Giang. Một hôm, Lastelle gửi cho nàng một chiếc bình vôi bằng vàng nặng khoảng 5 kg và một cái ang men Tàu cổ đoạt được trong một cuộc hành quân. Bẵng đi một thời gian, không thấy tình nhân về HN, Betty dò la tin tức mới hay rằng Lastelle đã chết do dịch tả. Thế là trời cho Betty số vàng vô chủ này, cô dự định chuyển sang buôn bán kinh doanh, đổi nghề sống cuộc đời lương thiện hơn. 

Ai muốn đọc bản dịch bài thơ này comment ở dưới nhé

Tiếc thay, số cô không phải số buôn bán nên cô bập vào một cuộc tình duyên mới, lần này không phải quan quân mà là một doanh nhân giàu có, chủ một chuỗi mỏ vàng lớn nhất Vịnh Bắc Bộ bấy giờ  Jean Broussais. Gặp Betty, y như bị sét đánh, và cô nghiễm nhiên trở thành bà chủ mỏ vàng, được thừa hưởng một trong những dinh cơ to nhất Hà thành thời bấy giờ. THẬT RA TIỀN CỦA BETTY KHÔNG CHỈ MỖI BROUSSAIS CUNG CẤP MÀ CÒN CÓ CẢ ''BẠN'' CỦA BROUSSAIS.Một số bạn Tây cùng ở nhà hàng với Bé trước ngày Bé lấy Tây mỏ vàng, thấy chồng Bé hay vắng nhà bèn đến thăm, họ lại giới thiệu thêm một số bạn thân khác.

Với tất cả 28 chồng liên tiếp, kể từ Broussais đến cả trăm nhân tình lai rai suốt 36 năm vang bóng, Betty đã vận dụng nhiều tiểu xảo gây ảo tưởng cho họ cô là người chung tình chỉ yêu có họ mà thôi. Và nếu họ chợt thấy một đàn ông nào khác trong nhà cô thì đó là ....bạn chồng rất thân đến chơi lúc cô đi vắng.

Cô từng tâm sự với cô Tư Hồng rằng, bận tâm lớn nhất mỗi ngày là việc "canh giờ" như người BẺ GHI cho xe lửa khỏi đụng nhau. Mặc dù chu đáo từng chút nhưng đi đêm có ngày gặp ma. Một hôm Bé tiếp một viên quan Năm vừa ra đến cửa thì Tây mỏ vàng về đến nơi. Lần đầu bắt gặp quan binh Tây trong nhà đi ra, BROUSSAIS NỔI GHEN VÀ CẮT ĐỨT QUAN HỆ.

Về phía Betty , sau ngày bỏ chủ mỏ vàng, trở thành một thiếu phụ xinh đẹp, tương đối tự do tiếp các nhân tình, không còn thấp thỏm nhiều như trước,. Trong khoảng 7, 8 năm đứt với Tây mỏ vàng, Bé đã liên tiếp lấy thêm 3,4 chồng và thường xuyên có vài chục nhân tình lẻ. Hầu hết đều là quan binh, quan chức cao cấp và dân sự bự, mỗi tháng tối thiểu mỗi người bao nàng ....Như thế mỗi tháng cô Bé nếu muốn có thể tậu 2 nhà lớn hoặc trên 20 mẫu ruộng hoặc hơn 300 lượng vàng ( nói vàng dễ hiểu giàu cỡ nào nhất). Đến năm 1919, Tây mỏ vàng chết, bé Tý trở thành triệu phú thực sự ( hơn tỉ phú thời bây giờ - trước 1974) năm nàng tròn 30 tuổi.

3. Gia tài và sự hào phóng của Cô Bé Tý



Cô nổi tiếng là đồng bóng lẫm liệt. Từ Bắc vào Trung, không đền to phủ lớn nào cô không đến hành hương. Các bà đồng quan đàn chị đều quí nể vì cô khéo xử và hào phóng. Cô có 4 rương lớn bằng gỗ bạch đàn mặt ngoài sơn vẽ tứ linh, mặt trong để mộc thơm phức đựng đầy khăn chầu áo ngự thượng hảo hạng mà ít bà bóng đương thời, kể cả các bà đồng quan có nổi 2 chiếc. Đặc biệt, khăn áo đều bằng nhiễu và gấm đoạ Thượng Hải, không mấy bà Bóng thời đó đủ tiền mua sắm. Các nữ trang đều bằng ngọc và vàng trong khi các bà khác chỉ có đồ giả, đồ mạ, một rương đầy đồ hầu mẫu, một đựng đồ hầu các ông lớn ông hoàng, một đựng đồ chúa Thượng Ngàn....Ngoài ra, một giá gương bằng vàng 18k cao hơn 2 gang nguyên của một nữ hầu tước Pháp do một ông chồng Tây mua tặng cô trong một tiệm đồ cũ ở Marseille.


Trong ngôi nhà Tây hai tầng giữa phố Hàng bạc, cô tôn điện thờ Mẫu nguy nga chẳng kém ngôi đền. Một cung văn trẻ hát chầu trong điện có soạn một tập vè lục bát, ví toà nhà Hàng Bạc như là ĐỘNG TIÊN. Không hiểu ĐỘNG TIÊN trên trời đẹp như thế nào chứ ĐÔNG TIÊN HÀNG BẠC thì thập phần lộng lẫy. Toà nhà lớn bên ngoài bày biện đầy đồ cổ quí giá như: ngọc ngà, đồng, sơn, sứ từ đời Chu đến Thanh trị giá thử thời đến bạc triệu. Bên cạnh toà nhà là một sân ngổn ngang lồng, chuồng, nuôi đủ thứ kì cầm dị thú.


....Những ngày có đàn tam tứ phủ, tha thướt các ba 2 bóng, khăn xanh áo đỏ chẳng khác nào động tiên hạ giới trong ánh đèn khói nhang và đàn hát nhã nhạc. Vì thế cô bé Tý được thần thánh hoá là CHÚA TIÊN.

Điều đáng buồn là, nhiều đồ cổ quý giá trong số tài sản khổng lồ của Betty tại Hàng Bạc, trong một lần cô đi vắng, đã bị một số kẻ gian ''giả làm'' chính phủ Việt Minh ép quản gia kí giấy giao nhận, với lí do, trưng bày ở triển lãm quốc tế. Số đồ đó sau đó một đi không trở lại.

Bài viết dựa trên báo An ninh Thế giới Cuối tháng và Google.

Đọc thêm: